Điều kiện địa chất công trình Phương án

Một phần của tài liệu Thuyết minh báo cáo khảo sát địa chất công trình thủy điện bảo lâm 3a (Trang 30)

4. Thành phần trạng thái và tính chất cơ lý 1 Đặc trưng cơ lý của mẫu đá thí nghiệm

1.1.Điều kiện địa chất công trình Phương án

Địa hình địa mạo: Vùng phương án 1 nằm trên sông Nho Quế vùng tuyến 1 nằm trên sông Nho Quế. Tại vị trí gần tuyến nghiên cứu dòng sông đổi hướng từ á kinh tuyến sang Tây Bắc – Đông Nam, lòng sông rộng khoảng 75m, không lộ đá và có sản phẩm tích tụ. Hai bên bờ sông khá thoải, độ dốc 25-350.

Địa tầng thạch học: nằm toàn bộ trong hệ tầng Mia Lé (D1ml) thành phần là cát, bột kết xen kẹp đá phiến, có các thấu kính đá vôi, vôi sét, đá cứng chắc, nứt nẻ mạnh.

Điều kiện địa chất công trình:

- Lớp lũ bồi tích apQ: Lớp này chỉ phân bố tại khu vực lòng sông. Thành phần là cát, dăm sạn, cuội sỏi và tảng với kích thước từ vài dm đến hàng m. Chiều dày dự kiến từ 2-10m.

- Lớp sườn tàn tích edQ + IA1: nằm ngay trên mặt, chiều dày của lớp xác định theo tài liệu đo vẽ địa chất tỷ lệ 2.000 và các tại hố đào khảo sát. Thành phần là sét pha màu xám vàng lẫn dăm sạn đá cát bột kết màu nâu đỏ, nâu vàng, kích thước vài mm, chiếm từ 10-25%, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng một phần là sản phẩm phong hóa hoàn toàn của đá cát bột kết. Chiều dày đới này dao động từ 1.0-14m, trung bình 7.0m.

- Đới đá phong hóa mạnh IA2: Nằm tiếp theo đới IA1 và một vài chỗ xuất lộ bờ phải phương án tuyến 1. Chiều sâu xuất hiện đới này 2-8m. Chiều dày đới này 0.5-4.5m. Thành phần là đá cát bột kết phong hóa mạnh thành dăm cục màu xám, xám phớt lục, kích thước từ 5-7cm chứa dưới 50% sét pha màu xám vàng, trạng thái cứng.

- Đới đá phong hóa IB: nằm dưới lớp apQ tại lòng sông, dưới đới IA1 tại bờ phải, lộ dọc bờ sông bên vai phải khu vực phương án tuyến. Chiều sâu gặp đới này 3-13m. Chiều dày khoảng 3.5-10m. Thành phần là đá cát bột kết

hạt vừa, cấu tạo dạng dải, nứt nẻ trung bình đến mạnh, bề mặt khe nứt thẳng đến ghồ ghề có bám oxyt sắt màu nâu đỏ, nâu vàng.

- Đới đá nứt nẻ IIA: nằm dưới đới IB, do chưa có công trình khoan khảo sát nên vẫn chưa xác định chính xác được chiều sâu và chiều dày của đới này, tuy nhiên có thể dự đoán được chiều sâu bắt gặp đới này là rất sâu do địa hình tương đối thoải.

1.2. Điều kiện địa chất công trình Phương án 2

Địa hình địa mạo: Tại phương án 2 có địa hình địa mạo tương đối dốc 30- 450. Dòng sông Nho Quế tương đối thẳng chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, tại vị trí phương án tuyến lòng sông rộng khoảng 58m, dòng chảy ổn định. Ở lòng sông có một số vị trí lộ đá gốc, lòng sông có các sản phẩm tích tụ aluvi, proluvi, vai trái lộ đá gốc IB không liên tục.

Địa tầng thạch học: Ở khu vực phương án 2 phân bố đá cát bột sét kết xen kẹp thấu kính đá vôi khu vực thượng lưu vai trái phương án tuyến đập của hệ tầng Mia Lé (D1ml). Đá cứng chắc, nứt nẻ mạnh.

Điều kiện địa chất công trình:

- Lớp lũ bồi tích apQ: Lớp này chỉ phân bố tại khu vực lòng sông và nhánh suối chính. Thành phần là cát, dăm sạn, cuội sỏi và tảng với kích thước từ vài dm đến hàng m. Chiều dày dự kiến từ 1.5-6.5m.

- Lớp sườn tàn tích edQ + IA1: Nằm ngay trên mặt, chiều dày của lớp xác định theo tài liệu đo vẽ địa chất tỷ lệ 2.000 và các tại hố đào khảo sát. Thành phần là sét pha màu xám vàng lẫn dăm sạn đá cát bột kết màu nâu đỏ, nâu vàng, kích thước vài mm, chiếm từ 20-45%, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng một phần là sản phẩm phong hóa hoàn toàn của đá cát bột kết. Chiều dày đới này dao động từ 1.5-4.5m, trung bình 3.0m.

- Đới đá phong hóa mạnh IA2: Nằm tiếp theo đới edQ + IA1 và một vài chỗ xuất lộ bờ phải phương án tuyến 1. Chiều sâu xuất hiện đới này 0.5-4.5m. Chiều dày đới này 0.5-3.0m. Thành phần là đá cát bột kết phong hóa mạnh thành dăm cục màu xám, xám phớt lục, kích thước từ 5-10cm chứa dưới 50% sét pha màu xám vàng, trạng thái cứng.

- Đới đá phong hóa IB: nằm dưới lớp apQ tại lòng sông, dưới đới edQ + IA1 tại bờ phải, lộ không liên tục dọc bờ sông bên vai trái khu vực phương án tuyến. Chiều sâu gặp đới này 2.5-15.0m. Chiều dày khoảng 3.0-10.0m. Thành phần là đá cát bột kết hạt vừa, cấu tạo dạng dải, nứt nẻ trung bình đến mạnh, bề mặt khe nứt thẳng đến ghồ ghề có bám oxyt sắt màu nâu đỏ, nâu vàng.

- Đới đá nứt nẻ IIA: nằm dưới đới IB, do chưa có công trình khoan khảo sát nên vẫn chưa xác định chính xác được chiều sâu và chiều dày của đới này, tuy nhiên có thể dự đoán được chiều sâu bắt gặp đới này là rất nông do địa hình khu vực tuyến nghiên cứu khá dốc.

Nhận xét:

Sau khi xem xét Phương án tuyến 1 và Phương án tuyến 2, chúng tôi nhận thấy:

Địa hình địa mạo: Cùng được lựa chọn phương án tuyến thung lũng sông Nho Quế, tuy nhiên tại vị trí Phương án tuyến 2 có mặt cắt địa hình hẹp hơn, hai vai sườn dốc hơn.

Địa tầng thạch học: Phân bố đá cát bột sét kết xen kẹp thấu kính đá vôi khu vực thượng lưu vai trái phương án tuyến đập của hệ tầng Mia Lé (D1ml). Đá cứng chắc, nứt nẻ mạnh.

Điều kiện địa chất công trình:

- Đới lũ bồi tích apQ: Đều bắt gặp tại tim tuyến khu vực lòng sông. Chiều dày đới apQ tại PA1 là 2-10m dày hơn tại PA2 là 1.5-6.5m.

- Đới edQ + IA1: Là đới trên cùng đều bắt gặp ở hai bên vai các phương án tuyến. Chiều dày PA1 là 7.0m dày hơn PA2 là 3.0m.

- Đới IA2: Đều bắt gặp tiếp theo của đới edQ + IA1. chiều dày của đới này tại 2 phương án tuyến là như nhau.

- Đới IB: Đới đá phong hóa bắt gặp tiếp theo của đới apQ, IA2, tại một số điểm dọc sông có lộ đá đới IB. Chiều dày đới này của hai phương án là như nhau.

- Đới IIA: Đới phong hóa nhẹ bắt gặp tiếp theo của đới IB, tuy nhiên tại thời điểm này mới triển khai công tác đo vẽ địa chất công trình tỷ lệ 2.000 và đào hố khảo sát nên chưa đánh giá chính xác được đới này.

Trên cơ sở tài liệu khảo sát so sánh các điều kiện địa chất công trình, luận chứng đã lựa chọn phương án tuyến 2 làm phương án chọn và triển khai các công tác khoan, lấy mẫu đất đá, thí nghiệm hiện trường tại phương án tuyến này.

2. Bước 2.

Sau khi triển khai các công tác khoan, lấy mẫu đất đá thí nghiệm trong phòng, thí nghiệm ép nước ngoài hiện trường đã làm rõ điều kiện địa chất công trình phương án tuyến 2 như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Địa hình địa mạo: Phương án tuyến 2 nằm trên sông Nho Quế, tại đây dòng sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam tương đối thẳng, lòng sông rộng khoảng 55m. Hai bên vai khá dốc khoảng 30-450, Ở lòng sông vào mùa cạn và vai trái đôi chỗ lộ đá gốc đới IB, lòng sông có các sản phẩm tích tụ apQ.

Địa tầng thạch học: Toàn bộ phương án 2 nằm trong hệ tầng Mia Lé (D1ml) thành phần là cát, bột kết xen kẹp đá phiến, có các thấu kính đá vôi, vôi sét, đá cứng chắc, nứt nẻ mạnh. Tại vai trái thượng lưu tuyến lộ các khối đá vôi dạng thấu kính, tim tuyến và hạ lưu tuyến đập 1 phân bố đá là cát kết hạt nhỏ, đá cứng chắc và nứt nẻ mạnh.

Các hoạt động địa chất kiến tạo: Trong khu vực nghiên cứu có 03 đứt gãy bậc IV. Trong đó đứt gãy IV-1 có phương á vĩ tuyến có hướng cắm 500, đứt gãy IV-2 có phương Đông Bắc – Tây Nam có hướng cắm về Tây Nam với góc cắm 750, đứt

gãy IV-3 có phương Tây Tây Bắc – Đông Đông Nam đi qua các hố khoan K2, K3, K10 có hướng cắm về phía Tây Nam với góc cắm 600.. Nhìn chung các đứt gãy không lớn ảnh hưởng ít, tuy nhiên cần chú ý đứt gãy IV-3 cắt ngang tuyến đập và dọc theo tuyến hầm dẫn nước có thể ảnh hưởng đến quá trình thi công sau này.

Một phần của tài liệu Thuyết minh báo cáo khảo sát địa chất công trình thủy điện bảo lâm 3a (Trang 30)