Page 37
Theo IDC quý vừa qua, lượng điện thoại thông minh xuất xưởng đạt con số kỷ lục 301,3 triệu chiếc, nhưng hệ điều hành di động đứng thứ 3 hiện nay là Windows Phone của Microsoft lại bị rớt xuống dưới 3% thị phần.
Theo IDC, thiết bị nền Windows Phone xuất hiện trên thị trường từ 4 năm nay, nhưng chúng chỉ chiếm chưa đến 2,5% thị phần điện thoại thông minh trong quý 2 năm 2014, rớt xuống từ 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng lượng Windows Phone xuất xưởng trong quý 2 vừa rồi đạt tổng cộng 7,4 triệu chiếc, rớt từ 9,4% (tương đương 8,2 triệu chiếc) cùng kỳ năm ngoái.
Dù vậy, Windows Phone cũng có dấu hiệu khả quan hơn trong quý 2 vừa rồi so với quý 1 đầu năm, nhưng không nhiều cải thiện. Vấn đề mà Microsoft vấp phải là họ không có nhiều đối tác và nhà phát triển. Các nhà phát triển thường có xu hướng làm việc trong những cửa hàng nhỏ và có thể giảm tải công việc của họ bằng cách chỉ làm việc với hai nền tảng di động lớn là Android và iOS.
Nhưng Microsoft có thể bắt tay với nhiều đối tác hơn để đẩy mạnh Windows Phone hơn trong nửa cuối 2014. Ngoài Nokia thuộc sở hữu chính thì Microsoft còn làm việc với một số đối tác như Foxconn, Gionee, JSR, Karbonn, Lava, Lenovo, LG, Longcheer và ZTE.
Hồi cuối tháng 5 vừa qua, IDC ước tính Windows Phone chiếm đến 3,5% cho toàn năm 2014, tương đương 43,3 triệu chiếc. Tuy nhiên, quý 2 chỉ đạt 7,4 triệu chiếc nên rất có khả năng chỉ tiêu này Microsoft sẽ không đạt được.
Theo IDC dự đoán, thị phần Windows Phone tuỳ thuộc rất nhiều vào Microsoft vận hành như thế nào, bắt tay với đối tác như thế nào và cả cái cách bộ phận Nokia làm việc.
Từ khi kết thúc quý 2 vào ngày 31/6/2014, tương lai của Windows Phone có vẻ mờ mịt hơn bao giờ hết kể từ khi xuất hiện hồi năm 2010. Hồi tháng 7 vừa qua, Microsoft tuyên bố sa thải 18.000 nhân viên, trong đó có 12,500 nhận sự từ bộ phận Nokia. Họ cũng cho biết sẽ bỏ dòng điện thoại Nokia X Android. Những động thái ấy rõ ràng đặt ra cho các nhà phân tích nhiều câu hỏi về tương lai của nền tảng Windows Phone.
Page 38
Một báo cáo mới đây của Good Technology cho thấy Windows Phone chỉ được sử dụng 1% trong 5.000 doanh nghiệp được khảo sát hồi quý 2. So với iPhone và iPad, mức sử dụng đến 67% trong doanh nghiệp, và thiết bị Android chiếm 32%.
Thị phần Q2 2,5% của Windows Phone mà IDC công bố thậm chí còn thấp hơn mức 2,7% của Strategy Analytics thống kê. Số lượng của IDC là 7,4 triệu thiết bị Windows Phone còn số liệu của Strategy Analytics là 8 triệu.
VIII. Độ bảo mật:
Sau phiên bản Windows Phone 7, Microsoft cũng tiếp tục đẩy mạnh tính năng bảo mật trong phiên bản Windows Phone 8 của hãng với mong muốn biến sản phẩm của mình trở thành một trong những nền tảng hệ điều hành phổ biến nhất dành cho thiết bị di dộng thông minh. Tóm lại, vấn đề bảo mật di động hiện nay tập trung vào hai hình thức cơ bản: quản lý các chính sách EAS của Microsoft và các hàm API.
Khả năng hỗ trợ Exchange ActiveSync (EAS):
Microsoft Exchange, Microsoft System Center 2012, Google Docs for Business và nhiều công vụ quản lý của các bên thứ ba khác đều hỗ trợ các chính sách EAS. Các chuyên gia trong ngành cho rằng các chính sách EAS cốt lõi đã bao trùm hầu hết các nhu cầu của khối doanh nghiệp.
Đối với hệ điều hành Windows Phone, người ta có thể thấy Microsoft không thay đổi gì nhiều giữa hai phiên bản Windows Phone 7.5 và Windows Phone 8. Một thay đổi quan trọng cần chú ý là khả năng hỗ trợ mã hóa ngay trên thiết bị (vốn chỉ áp dụng với các dữ liệu thuộc bộ nhớ trong của máy chứ không áp dụng với thẻ nhớ). Khả năng hỗ trợ mã hóa kém cỏi chính là rào cản lớn nhất để Windows Phone tiến vào thị trường doanh nghiệp. Microsoft cũng hỗ trợ chính sách quản lý EAS mới về quản lý bản quyền thông tin IRM, tính năng này sẽ cho phép các doanh nghiệp quyền quản lý cụ thể đối với dữ liệu mà thiết bị cá nhân của người dùng truy nhập. Mặc dù Microsoft cũng có các công cụ chuyên biệt dành cho IRM song Windows Phone 8 đã làm khá tốt khi so với các hệ điều hành khác.
Khả năng quản lý và bảo mật API cơ bản:
Microsoft cung cấp nhiều tính năng mới trong Windows Phone 8 như thu hồi ứng dụng, hạn chế chuyển tiếp e-mail, đăng ký và hủy đăng ký thiết bị từ xa. Quan trọng hơn là khả năng cập nhật các ứng dụng doanh nghiệp. Một trong những tính năng chỉ có trên Windows Phone mà chưa xuất hiện trên các hệ điều hành di động khác là sự hợp nhất giữa nó với Active Directory. Tính năng này sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian cho bộ phận quản trị mạng, giảm bớt rủi ro từ việc sắp xếp các nhóm nhân viên vào các
nhóm có chính sách khác biệt.
Microsoft sử dụng một trung tâm quản lý trong Windows Phone 8 với tên gọi DM Client có chứa dữ liệu về hồ sơ của người dùng có liên quan trong doanh nghiệp (có hiệu quả tương tự như Windows Registry). Điều
Page 39
này có phần khác việc dựa vào bộ công cụ thiết lập hồ sơ người dùng cài đặt sẵn theo kiểu System Folder của hệ điều hành OS X. Ngày 17 tháng 9 năm ngoái, Microsoft đã đạt được chứng nhận FIPS 140-2, qua đó hệ điều hành Windows Phone sẽ đạt chuẩn bảo mật quan trọng ngang với các đối thủ BlackBerry 10, iOS 6/7 và các thiết bị Android có cài SAFE của Samsung.