IV. Nguyên nhân:
5. Điều kiện để thực thi chính sách tiền tệ có hiệu quả:
a. Hoàn thiện môi trường pháp lý:
-Luật NHNN và Luật các TCTD: cần được cải cách phù hợp với tình hình mới khi thị trường tài chính VN đã phát triển, hội nhập sâu rộng hơn
- Các văn bản Luật khác có liên quan trực tiếp: Luật đất đai, Luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật đầu tư nước ngoài... xem xét chỉnh sửa những bất hợp lý, bảo đảm phù hợp với thực tiễn và hiệu lực pháp lý của luật. - Thể lệ, chế độ cụ thể của các TCTD cần được chỉnh sưa cho phù hợp với Luật các TCTD, đảm bảo đồng bộ các luật khác có liên quan: Luật dân sự, Luật thương mại, Luật NSNN, Luật doanh nghiệp...
- Cần hoàn thiện hành lang pháp lý về hệ thống ngân hàng để cơ chế thực thi CSTT được nghiêm minh và hiệu quả hơn.
b. Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ
- Nguyên tắc chung: không chỉ hiểu và có chuyên môn nghiệp vụ về mặt tài
chính - ngân hàng mà còn am hiểu về thương mại, kinh doanh, pháp lý, ngoại ngữ, tin học... nói chung. Kết hợp đào tạo trong nước và hợp tác quốc tế, đào tạo và đào tạo lại.
- Có chiến lược đào tạo cán bộ cụ thể của cả hệ thống NHNN, hệ thống các TCTD..
c. Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ:
Đẩy mạnh việc đổi mới điều hành công cụ nghiệp vụ thị trường mở xem thị trường mở là công cụ được sử dụng rộng rãi nhằm duy trì lãi suất chủ đạo “lãi suất liên ngân hàng định hướng”; mở rộng việc kết nạp thành viên tham gia trên thị trường mở; đa dạng hoá hàng hoá giao dịch trên thị trường mở nhằm đáp ứng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng. Tạo điều kiện và thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc và thị trường mua bán lại giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng với nhau và giữa tổ chức tín dụng với khách hàng.
Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp áp dụng các công cụ phòng ngừa, bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
d. Nâng cao tính độc lập, trách nhiệm của NHNN.
Đây là một trong các điều kiện tiên quyết nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Việc nâng cao tính độc lập, trách nhiệm cho NHNN phải thích ứng với mức độ hội nhập tài chính thế giới và phù hợp thể chế chính trị ở nước ta. Theo đó, cần sửa đổi, bổ sung Luật NHNN theo hướng trao thêm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho NHNN trong xây dựng dự án chính sách tiền tệ;
chủ động trong việc sắp xếp cơ cấu tổ chức và nhân sự; tự chủ về tài chính trong bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ NHNN. Năng lực kỹ thuật của NHNN cần được nâng cao đặc biệt là trong việc thu thập, xử lý thông tin và ra quyết định điều hành CSTT.
e. Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tiền tệ.
Tiếp tục tạo hàng hoá và phát triển nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ; mở rộng thành viên tham gia thị trường; nâng cao vai trò điều tiết, hướng dẫn của NHNN trên thị trường tiền tệ; hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ phát triển. Sự phát triển của thị trường tiền tệ sẽ là kênh dẫn có hiệu quả trong cơ chế truyền tải các tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế.
Thị trường tiền tệ và thị trường liên ngân hàng cần tiếp tục được củng cố và phát triển để một mặt tạo ra tín hiệu cho việc hoạch định CSTT mặt khác là cơ chế lan truyền tốt nhất để phát huy có hiệu quả các công cụ của CSTT.
f. Sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài chính và một số chính sách kinh tế vĩ mô khác:
Để nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác (chính sách tài chính, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài..). Trong điều kiện dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam nhiều như một số năm trước đây (trong đó có dòng vốn ngắn hạn), nếu không kiểm soát tốt dòng vốn này, sẽ ảnh hưởng đến việc chống lạm phát. Do đó, cần có sự phối hợp chặt giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài chính và chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài : đánh thuế hoặc yêu cầu ký quỹ đối với dòng vốn ngắn hạn vào Việt Nam. Hiện nay trong bối cảnh kinh tế thế giới sụt giảm, thì việc điều hành chính sách tiền tệ trong quan hệ phối hợp chính sách tài chính nhằm mục tiêu góp phần ngăn chặn nguy cơ sụt giảm nền kinh tế trong nước, nhưng đồng thời kiểm soát được lạm phát.
MỤC LỤC