CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀNƯỚC

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp vấn đề bội chi ngân sách ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 32)

- Thiên tai, tình hình chính trị bất ổn

CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀNƯỚC

Xuất phát từ những hạn chế nêu trên xin đưa ra một số biện pháp để khắc phục như sau:

Thứ nhất, rà soát lại các hoạt động thu chi NSNN để tăng thu giảm chi. Đây là biện

pháp thường được các chuyên gia cho là có hiệu quả và ít ảnh hưởng tới nền kinh tế nhưng cũng là khó thực hiện do có độ trễ về thời gian và đòi hỏi các giải pháp phải mang tính đồng bộ:

- Tăng cường quản lý để các công trình đầu tư của Nhà nước thực sự có hiệu quả. Thứ nhất, cần có đội ngũ các chuyên gia thẩm định để đánh giá chi tiết cẩn tthận hiệu quả kinh tế của các dự án xin đầu tư. Các dự án được đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư công phải là những dự án tập trung vào những ngành kinh tế trọng điểm của đất nước và phải có kế hoạch hợp lý. Thứ hai, cần có sự rà soát để chuyển vốn từ các công trình chưa khởi công, khởi công chậm, hoặc thủ tục không đầy đủ sang cho các công trình chuyển tiếp, công trình cấp bách, công trình có hiệu quả kinh tế cao.

- Huy động nguồn vốn của cá nhân để giảm chi tiêu của chính phủ. Muốn vậy cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật cũng như phát triển môi trường kinh doanh để thu hút vốn đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực theo mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ.

- Nâng cao hiệu quả của công tác thu thuế, nhằm kiểm soát nghiêm ngặt tình trạng thuế, nợ thuế, buôn lậu, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đồng thời cũng cần nhanh chóng hoàn thiện các luật thuế, tiếp tục rà soát để giảm, bãi bỏ những khoản phí, lệ phí không còn phù hợp, kịp thời ngăn chặn tình trạng lạm dụng, tạo ra các khoản đóng góp bất hợp lý dưới mọi hình thức

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn của nhà nước để tăng nguồn thu cho ngân sách đồng thời cũng giảm tình trạng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, chính phủ phải chi ngân sách để duy trì, bù lỗ.

Thứ hai, nên thay đổi cách cân đối ngân sách nhà nước theo thông lệ quốc tế. Điều

đó sẽ tạo thuận lợi để so sánh mức bội chi của nước ta với các nước, cũng như để xác định mức độ an toàn về nợ Chính phủ khi xem xét cân đối kinh tế vĩ mô. Việc áp dụng chuẩn mực quốc tế sẽ tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức tài

chính quốc tế về tính minh bạch trong quản lý kinh tế của Việt Nam. Nhưng có lẽ rằng, quan trọng hơn là sẽ làm rõ được bản chất của thâm hụt ngân sách. Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với QH, giúp các ĐBQH nắm bắt thông tin và có căn cứ để thảo luận trước khi thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm do Chính phủ trình.

Thứ ba, cần cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng ưu tiên cho phát triển an

sinh xã hội, đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, đầu tư vào các ngành kinh trọng điểm của quốc gia; hạn chế và kiểm soát chặt chẽ các nguồn chi vượt dự toán ngân sách

Thứ tư, đẩy mạnh thực hiện xã hội công tác giáo dục, y tế, văn hóa thông tin… đi

liền với sự quản lý chặt chẽ của nhà nước vì đây là những lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân và trực tiếp tác động đến sức cạnh tranh trong dài hạn của quốc gia.

KẾT LUẬN

Bội chi ngân sách là vấn đề quan tâm hàng đầu của đất nước, xử lý bội chi ngân sách Nhà nước lại càng là một vấn đề nhạy cảm, bởi nó không chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Có nhiều cách để chính phủ bù đắp bội chi ngân sách nhànước ,nhưng phải sử dụng cách nào, nguồn nào thì còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế ,chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia, bởi mỗi giải pháp đều có những ưu nhược điểm làm ảnh hưởngđến cân đối kinh tế vĩ mô.Nếu Nhà nước áp dụng các biện pháp không phù hợp để lại những hậu quả nghiêm trọng thì vấn đề lại càng thêm phức tạp, ảnh hưởng nặng nền đến kinh tế- chính trị- xã hội của đất nước.

Vì vậy,chính phủ cần phải xem xét tính toán kỹ lưỡng trước đưa ra các giải pháp phù hợp với thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Do có một số giới hạn về thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức chung, đề tài sẽ không tránh khỏi nhiều sai sót, kính mong thầy và các bạn góp ý thêm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp vấn đề bội chi ngân sách ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 32)