1.Thực trạng tổ chức và quản lý
Đa dạng sinh học giảm nhanh chóng ở vùng đệm và các
vườn quốc gia do bị con người khai thác qua
mức.Việc thi hành pháp luật chưa có hiệu quả trong việc làm giảm khai thác rừng ở các vườn quốc gia
Khai thác vàng gây ô nhiễm khu bảo tồn
• Chuyển đổi đất rừng thành đất canh tác một cách bất hợp lý.
Ví dụ: Từ những năm 1990 trở về trước xung quanh Tràm Chim có đến 20.000ha đất vùng đệm, đa số là những bãi năn kim xanh tốt (nguồn thức ăn chính của sếu).
Thời điểm này mỗi năm có trên 1.000 con sếu về đây sinh sống. Dần dần sau này, số lượng người di cư theo diện kinh tế mới đến càng đông và họ khai thác toàn bộ diện tích đất vùng đệm đưa vào sản xuất nông nghiệp. Từ đó, sếu mất đi nguồn thức ăn cộng với môi trường sống bị tác động nên sếu đành rời bỏ Tràm Chim bay đi tìm nơi ở khác
• Công tác lập kế hoạch của các dự án còn mang nặng tính áp đặt chưa có sự thống nhất của người dân những người trực tiếp khai thác rừng.
• Chưa có sự đoàn kết thống nhất hợp tác bảo vệ rừng giữa người dân và cơ quan quản lý
44
2. Các biện pháp bảo vệ và phát triển
• Ban quản lý các khu bảo tồn vừa phải có trình độ chuyên môn, vừa phải có tinh thần trách nhiệm cao và yên tâm bám địa bàn lâu dài để xây dựng và quản lý ngày càng hoàn thiện các khu bảo tồn này
• Các khu bảo tồn phải phân thành các phân khu rõ rệt ( phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính…).
• Tổ chức và cá nhân tham gia quản lý các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được hưởng các quyền lợi chính đáng phù hợp với luật này, như lợi ích từ khai thác du lịch, chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen theo đúng quy chế .