Prebiotic chỉ tác động tích cực khi cơ thể đã có sẵn các vi sinh vật hữu ích, bản thân prebiotic không sản sinh ra các vi sinh vật này. Các mặt hạn chế của prebiotic như sau :[3]
Tiêu thụ một lượng lớn (> 20g) inulin mỗi ngày có thể gây tình trạng nhuận tràng. Những người tham gia thử nghiệm sử dụng prebiotic đi vệ sinh thường xuyên hơn và phân nhiều hơn.
Các loại đường có nguồn gốc từ FOS có thể kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn Klebsiella là một vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột.
Tiêu thụ prebiotic làm tăng vi khuẩn tạo khí gas trong hệ tiêu hóa, do đó các sản phẩm mới phát triển gần đây thường hướng tới việc đẩy mạnh sự phát triển của vi khuẩn không tạo khí.
Prebiotic có tác dụng khác nhau lên các đối tượng khác nhau. Ví dụ FOS không ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi ở thanh niên nhưng lại kích thích sự hấp thu này ở thiếu niên.
Đa số sản phẩm có chứa prebiotic trên thị trường là sản phẩm sữa bao gồm sữa bột, sữa nước, sữa chua uống. Prebiotic còn hiện diện trong bánh kẹo, nước chấm, thức ăn dặm, súp... Ngoài ra, một số loại dược phẩm trên thị trường cũng có chứa prebiotic như Smecphap của Công ty CP dược phẩm Viễn Đông, Lacclean Gold Lab của Công ty CP dược phẩm Đông Phương, men vi sinh Supbikiz của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà …
Prebiotic có ích cho sức khỏe nhưng không phải là chất thiết yếu nên không có khái niệm “thiếu prebiotic” trong cơ thể. Nếu dùng quá nhiều prebiotic có thể gây ra tiêu chảy. Chế độ ăn bình thường với đầy đủ chất dinh dưỡng đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ prebiotic.[3]
Các hiểu biết về những tác động trên phương diện y học của prebiotic oligosaccharide đối với người trưởng thành hiện vẫn rất hạn chế. Việc tiêu thụ fructo oligosaccharide (FOS) trong các đối tượng này, cũng như ở trẻ sơ sinh, có liên hệ tới sự gia tăng về số lượng của hệ vi khuẩn bifidobacteria trong phân và các tác động nhuận tràng, rất hữu dụng trong công tác điều trị bệnh táo bón. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên người trưởng thành cũng chỉ ra rằng, do hiệu ứng thẩm thấu của quá trình lên men trong lòng ruột, FOS trong thực phẩm có thể dẫn tới những tác dụng phụ như đầy hơi, ợ chua, đau bụng, tiêu chảy (đặc biệt là sau khi tiêu thụ một liều lượng lớn mỗi ngày), và trào ngược thực quản.[2]
Prebiotic có ích cho sức khỏe nhưng không phải là chất thiết yếu nên không có khái niệm “thiếu prebiotic” trong cơ thể. Tuy nhiên ở một số người quá nhạy cảm, một chế độ ăn nhiều chất xơ (prebiotic) có thể gây ra tình trạng đầy hơi và đi tiêu nhiều hơn 2 lần trong ngày (không phải là tiêu chảy). Chế độ ăn bình thường với đầy đủ chất dinh dưỡng đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ prebiotic.[5]
Về tính an toàn cho sức khỏe của GOS và FOS đối với trẻ nhỏ: Mặc dù tính an toàn ngắn hạn và các tác động lên tổng số vi khuẩn bifidobacteria trong phân đã được công bố với tần suất cao, hiện vẫn chưa có thông tin đưa ra về lợi ích cũng như tính an toàn về lâu dài. Tác động giúp phân được mềm hơn có thể có lợi ở đối tượng trẻ bị táo bón, nhưng không ai dám chắc rằng, hiện tượng này không vô tình làm gia tăng sự mất nước ở trẻ. Nguy cơ này có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh do chúng có cơ quan thận chưa hoàn thiện và khả năng cô đặc nước tiểu kém, cụ thể như nếu sự cân bằng nước trong những tháng đầu tiên của trẻ bị phá vỡ bởi sốt, các vấn đề về đường hô hấp, tiêu chảy do nhiễm khuẩn, nồng độ các chất hòa tan tải qua thận lớn, hay việc cơ thể trẻ sơ sinh không hấp thu lượng chất lỏng thích hợp. Những quan ngại này dường như đang đánh giá quá mức những thông tin thu được qua các thí nghiệm ở động vật trong môi trường phi sinh lý. Rất nhiều trẻ em trên toàn Châu Âu đã và đang được sử dụng các sản phẩm có bổ sung GOS và FOS và hiện vẫn chưa thấy có bất kỳ khiếu nại nào của khách hàng về các tác dụng phụ.[2]
Liều lượng khuyên sử dụng: Cho đến nay vẫn chưa có một thông báo chính thức về liều lượng prebiotic chính xác cần bổ sung hằng ngày. Tuy nhiên, liều dùng từ 4 20g/ngày đã cho thấy tính hiệu quả ở đối tượng người trưởng thành. Liều dùng tối thiểu
tốt nhất khuyên dùng là 4g/ngày với inulin hoặc FOS là cần thiết để có thể đẩy mạnh sự phát triển của hệ vi khuẩn bifidobacteria; tuy nhiên ở những liều dùng cao hơn (> 20g/ngày) có thể gây ra một số tác dụng phụ, như hiện tượng đầy hơi hay chướng bụng. Những tác dụng phụ này xuất hiện chủ yếu là do tác động của các chuỗi ngắn fructo oligosaccharides (FOS). Bởi vậy, inulin ở cùng hàm lượng với FOS sẽ gây ra ít những tác dụng phụ hơn.
KẾT LUẬN
Các loại prebiotic tự nhiên hay tổng hợp đều có thể thúc đẩy sự phát triển và hoạt động của các chủng probiotic và vi sinh vật đường ruột mà có lợi cho sức khỏe của con người hay động vật sử dụng nó. Chúng là những polysaccharide có khả năng kháng axit và sự phân giải của enzyme tiêu hóa trong ruột non. Và có thể được lên men bởi các chủng probiotic trong ruột già để tạo nên các axit béo chuỗi ngắn, các vitamin và các hợp chất khác, từ đó giúp cải thiển nhu động của ruột, gia tăng đáp ứng miễn dịch chống lại bệnh, ngăn ngừa ung thư, cải thiện sự hấp thu khoáng và hạ cholesterol…..
Từ những lợi ích không thể phủ nhận từ prebiotic đem lại cho người sử dụng đã và đang góp vai trò quan trọng trong các tiêu chí và xu hướng tiêu dùng hiện nay: sản phẩm thực phẩm tốt cho sức khỏe.