Khai thác sang lĩnh vực phim thần tượng:

Một phần của tài liệu Xu Hướng Của Ngành Dịch Vụ Giải Trí Điện Ảnh Việt Nam (Trang 25 - 26)

Dòng phim thần tượng của Đài Loan, Hàn Quốc đã quen thuộc với khán giả Việt Nam.Tuy nhiên, các nhà làm phim Việt gần đây mới quan tâm đến trào lưu này.Một vài phim như Dốc tình, 39 độ yêu, Hoa dã quỳ, Tuyết nhiệt đới… với diễn viên đẹp, bối cảnh lãng mạn và những chuyện tình yêu thơ mộng ít nhiều xây dựng được hình ảnh cho diễn viên Việt, nhưng chỉ như những mảnh ghép rời rạc, chưa thành trào lưu, nội dung cũng chưa thật sự chinh phục người xem. Bỗng dưng muốn khóc của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng có thể nói là bộ phim thần tượng thành công hiếm hoi của Việt Nam, và cặp diễn viên Tăng Thanh Hà - Lương Mạnh Hải bỗng dưng… thành sao.Gọi giấc mơ về (đạo diễn Xuân Cường) cũng xây dựng hình ảnh cho Minh Hằng và Huỳnh Đông; Tường Vy cánh mỏng của đạo diễn Trần Quang Đại làm nên thành công của Ngân Khánh.Từ những thành quả ban đầu, phim thần tượng bắt đầu thu hút các nhà sản xuất và đạo diễn phim Việt. Chưa có kịch bản nội ưng ý, họ khai thác những kịch bản ngoại đã ăn khách. Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng đang bắt tay thực hiện phim Ngôi nhà hạnh phúc phiên bản Việt (kịch bản gốc Hàn Quốc). Thách thức là dàn diễn viên Minh Hằng - Lương Mạnh Hải, Thủy Tiên - Lam Trường phải vượt qua cái bóng của các ngôi sao Hàn xuất sắc, Bi Rain và Song Hyu Kyo. Trong năm 2010 thì bộ phim Giấc Mơ Biển - bộ phim truyền hình mới về đề tài mùa hè trong đó có những thần tương tuổi “teen” như Huỳnh Minh Nhựt, Xuân Nghi cũng đang được các bạn trẻ mong đợi

Qua tìm hiểu về tình hình thực tê thị trường điện ảnh tại Việt Nam cũng như các hạn chế đối với việc sản xuất và giới thiệu các sản phẩm điệna nhr Việt nam đối với thế giới, ta có thể thấy nền điện ảnh Việt Nam còn chưa đủ sức cạnh tranh với các đối thủ quốc tế. Tuy gần đây một số bộ phim do Việt Nam sản xuất đã gây được tiếng vang nhất định tại các liên hoan phim quốc tế cũg như thu được phản hồi tốt từ khán giả trong nước, nhìn chung điên ảnh Việt Nam vẫn chưa phát triển đúng mức, và phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt của phim nước ngoài ngay tại thị trường nội địa. Thương hiệu phim Việt nam, do đó cũng không có sức hấp dẫn lớn đối với khách hàng nước ngoài.

Như vậy dễ thấy hướng đi cho điện ảnh Việt Nam trong thới gian tới vẫn sẽ là tập trung phục vụ thị trường trong nước, chiếm lĩnh thị trường nội địa trước khi đề ra những kế hoạch xâm nhập thị trường thế giới. Để làm được điều này, các nhà sản xuất phim Việt nam cần có những thay đổi nhằm điều chỉnh phù hợp với thị hiếu của người xem cũng như các cải tiến trong phuwong thức sản xuất. Việc cập nhật với các xu hướng mới trong việc thưởng thức phim của khán giả đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thu hút người xem đến với các bộ phim trong nước sản xuất thay vì các bộ phim nước ngoài. Tuy nhiên, ngoài mục tiêu quảng bá, tăng doanh thu cho phim nội địa, cũng cần chú trọng các bộ phim mang tính nghệ thuật cao, như vậy mới có thể nâng cao chất lượng điện ảnh Việt Nam một cách vững chắc. Bằng việc tân dụng các lợi thế sẵn có của điện ảnh Việt Nam, cũng như các nguồn đầu tư trong và ngoài nước, điện ảnh Việt Nam có thể đạt được những bước tiến lớn, đưa dịch vụ giải trí Việt Nam sánh ngang với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Sau đây là dàn ý của bài tiểu luận :

Một phần của tài liệu Xu Hướng Của Ngành Dịch Vụ Giải Trí Điện Ảnh Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w