của DNNVV
Xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại cấp quốc gia, chương trình trợ giúp xúc tiến xuất khẩu, trợ giúp một phần chi phí cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khảo sát, học tập, trao đổi hợp tác và tham dự hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu thị trường ở nước ngoài nhằm quảng bá hình ảnh và sản phẩm của các doanh nghiệp, làm vững chắc chỗ đứng cho các doanh nghiệp trên thị trường.
3.5. Xây dựng hệ thống kế toán quản trị cho các DN và khuyến khích các DN áp dụng:
Hệ thống kế toán quản trị có thể giúp cho DN đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình, giúp cho các chủ DN đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn một cách khoa học. Đồng thời có thể chỉ ra các nguyên nhân yếu kém trong khâu sản xuất, đánh giá được trách nhiệm quản lý của các bộ phận quản lý. Nó cho phép doanh nghiệp lập các dự toán sản xuất và kinh doanh, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản trị nhanh chóng.
Khi DNVVN phát triển mở rộng phạm vi hoạt động thì việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị giúp các DN này dể dàng thích nghi. Và việc quản lý theo
kiểu gia đình sẽ không còn phù hợp nữa, việc phát triển này là một tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển của các DN.
KẾT LUẬN
Ta có thể khẳng định rằng muốn kinh tế phát triển thì cần phải có sự đầu tư của một loạt thành phần kinh tế trong xã hội. Sự đầu tư như thế đã là những nhân tố tạo nên sự tăng trưởng thần kỳ của Tây Âu sau năm 1950 và trong "Thời hoàng kim trở lại", đó là thời kỳ mà rất nhiều nước nghèo đã trở nên giàu có hơn và giữ vững được sự thịnh vượng đó suốt thời kỳ sau này .
Trong điều kiện kinh tế thị trường của nước ta và bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị áp lực từ rất nhiều phía vì vậy các doanh nghiệp buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh để đủ sức đứng vững trên thị trường. Năng lực cạnh tranh của các DNNVV càng cao thì năng lực cạnh tranh của quốc gia cũng được nâng cao, tăng thêm uy tín trên thị trường quốc tế, từ đó quốc gia sẽ trở nên vững mạnh. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mục tiêu của kế hoạch phát triển DNVVN 2006-2010 là đến năm 2010, các DNVVN tạo thêm được 2, 5 triệu chỗ làm việc mới, xuất khẩu trực tiếp 3-6%. Cùng với sự tăng
trưởng mạnh mẽ của các DNVVN, cơ chế chính sách của Nhà nước cần được tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và thực sự tạo điều kiện hỗ trợ sức cạnh tranh cho các DNVVN trên thương trường trong và ngoài nước.
Trong thời gian gần đây, cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước đối với các DN, trong đó có DNVVN đã từng bước được hoàn thiện. Động lực kinh doanh đã được phát huy, nhiều rào cản đã được loại bỏ, tạo điều kiện cho mọi DN hoạt động trong và ngoài nước. Cục phát triển DNVVN đã được thành lập và có một số hoạt động bước đầu. Một số công cụ chính sách vĩ mô đã phát huy tác dụng như: Luật DN, Nghị định 90, Quỹ hỗ trợ DNVVN, cơ chế tín dụng... Tuy nhiên, còn nhiều việc phải làm trên con đường hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô nhằm tăng cường sức cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển năng động và có hiệu quả của DNVVN.
Chính phủ và các cơ quan nhà nước cần góp phần mạnh mẽ hơn nữa trong việc xây dựng và hỗ trợ phát triển các DNVVN. Các công cụ chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ trên các mặt khác nhau là rất cần thiết. Môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý và các nhân tố xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nhân và nền kinh tế của đất nước. Do đó, thông qua chủ trương chính sách cụ thể, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh phát triển, qua đó hình thành một khu vực DNVVN hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững. Sự phát triển của khu vực này sẽ góp phần đắc lực trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển phồn thịnh của nước nhà.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP, ban hành ngày23/11/2001của thủ tướng chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV
2. Thông tư số: 86 /2002/TT - BTC ngày 27 tháng 09 năm 2002 của Bộ Tài chính, Hướng dẫn chi hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu
3. Quyết định của Bộ trưởng thương mại về Quy định thành lập và Quản lý chương trình xúc tiến thương mại trong điểm quốc gia ngày 24/1/2003 4. Quyết định số 290/2003/QĐ-BKH ngày 12/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, về việc thành lập các Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh
5. Hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về triển khai Chương trình Phát triển nguồn nhân lực, ngày 24 tháng 11 năm 2004
6. Quyết định số: 143/2004/Q Đ-TTg ngày 10/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ, về việc Phê duyệt Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp
7. Quyết định số: 236/2006/QĐ-TTg ngày 23/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Kế hoạch phát triển DNNVV 2005-2010
8. Chỉ thị của thủ tướng chính phủ số 22/2007/CT-TTg ngày 26/10/2007 về phát triển doanh nghiệp dân doanh
9. Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael Porter - Tác giả : TS. Dương Ngọc Dũng - Nhà xuất bản: Nxb Tổng hợp TP.HCM
10. Doanh Nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện hội nhập kinh tế - Tác giả: TS. Lê Xuân Bá, TS. Trần Kim Hoà, TS. Nguyễn Hữu Thắng - NXB Chính trị quốc gia.
11. Một số tài liệu về luật và kinh tế học chính sách công của chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
12. Thời báo kinh tế Việt Nam 13. Vietnam Economy
14. Báo đầu tư
15. Thời báo kinh tế Sài Gòn 16. Báo Lao động
17. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế
18. Từ điển thuật ngữ kinh tế, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội, 2001, tr349 19. Dictionary of Trade Policy, Center for International Economics Studies, University of Adelaide, 1997