Theo hình thức chứng từ ghi sổ

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty sản xuất và thương mại trường sơn (Trang 42)

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng, định kỳ : Quan hệ đối chiếu

• Trình tự ghi sổ:

- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ ghi chi tiết có liên quan.

- Đối với các nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào bảng kê, sổ ghi chi tiết thì cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào nhật ký chứng từ.

- Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liêu tổng cộng của các nhật ký chứng từ để ghi trực tiếp vào sổ cái.

- Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.

• Đặc điểm:

Tổ chức sổ sách theo nguyên tắc tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo một vế của tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng (Thực tế tổ chức sổ nhật ký -

chứng từ theo bên Có và tổ chức phân tích chi tiết theo vế nợ của tài khoản đối ứng).

Hình thức này kết hợp việc ghi sổ theo thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản trên nhật ký chứng từ.

• Nhật ký chứng từ có tác dụng:

- Định khoản kế toán làm căn cứ ghi vào sổ cái. Phần lớn kết hợp hạch tóan tổng hợp và hạch tóan chi tiết trên nhật ký chứng từ.

- Không cần lập bảng cân đối số phát sinh trước khi lập báo cáo kế toán vì có thể kiểm tra số liệu ở dòng cộng cuối kỳ của các nhật ký chứng từ.

- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính.

• Các sổ sách chủ yếu của hình thức ghi sổ này là:

- Nhật ký chứng từ số 1, 2, 5, 7

- Bảng kê số 4, 5, 6

- Sổ cái TK 621, 622, 627, 254

- Các sổ, thẻ kế tóan chi tiết

• Ưu điểm:

- Vận dụng được cho các loại hình doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp lớn, số luợng nghiệp vụ nhiều, yêu cầu về chế độ quản lý tương đối ổn định, trình độ nhân viên kế toán cao đồng đều trong điều kiện kế tóan thủ công.

- Rất thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán.

Chứng từ kế toán

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại - Báo cáo tài chính - Báo cáo quản tri

SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết MÁY VI TÍNH PHẦN MỀM KẾ TOÁN 1.5.5. Hình thức kế toán máy

Sơ đồ 1.10: Trình tự hạch toán kế toán theo hình thức Kế toán máy

Ghi ch ú :

Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra

• Đặc trưng cơ bản:

Công việc kế tóan được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế tóan trên máy vi tính. Phần mềm kế tóan được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hinh thức kế tóan hoặc kết hợp các hình thức kế tóan quy định trên. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế tóan, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Các loại sổ của hình thức kế tóan trên máy vi tính:

Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế tóan nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế tóan đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán bằng tay.

• Trình tự ghi sổ theo hình thức kế tóan trên máy vi tính:

- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi nợ, tài khoàn ghi có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế tóan, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (sổ cái hoặc nhật ký – sổ cái… ) và các sổ, thẻ kế tóan chi tiết liên quan.

- Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu luân chuyển giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đó được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đó in ra giấy.

- Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế tóan tổng hợp và sổ kế tóan chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX &TM

TRƯỜNG SƠN 2.1 Tổng quan về công ty Trường Sơn

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trường sơn thành lập theo Nghị định 185/2003 NĐ-CP về việc thành lập công ty của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hưng Yên.

Khi mới thành lập mục đích chính của Công ty là chế biến gỗ, sản xuất các loại đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, phân phối cho các đại lý trong khu vực tình Hưng Yên. Nhưng do sản phẩm của Công ty làm ra có chất lượng tốt và giá cả phải chăng nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng, vì vậy thị trường của Công ty đã ngày càng được mở rộng.

Tên công ty: Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trường Sơn Công ty có trụ sở đặt tại: Xã Phan Đình Phùng - Mỹ Hào - Hưng Yên. Số ĐT: (0321)3943978

MST: 0900514093 Ngày cấp: 16/11/2009 Ngành nghề kinh doanh:

- Buôn bán chế biến đồ gỗ

- Kinh doanh gỗ công nghiệp

- Thiết kế, sản xuất lắp đặt đồ gỗ nội, ngoại thất

- Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ

- Chế biến thành khí gỗ tự nhiên

- Mua bán thảm đệm, chăn màn, rèm ga trải giường , gối và hàng dệt may

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến và sản xuất, là lĩnh vực kinh doanh thiếu ổn định. Do vậy việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ đối với công ty là rất khó khăn. Hơn nữa, do mới thành

lập vốn đầu tư còn thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật đều được đầu tư nguồn vốn vay trung hạn với lãi suất cao làm cho giá thành sản xuất cao dẫn đến năng lực cạnh tranh thấp. Tuy nhiên cùng với thời gian Công ty ngày càng vững mạnh và phát triển.

Cùng với sự phát triển về quy mô, thì tổng tài sản, nguồn vốn, tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế của công ty cũng tăng lên. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2012/2011 2011/2010 ± % ± % Số CNV 90 117 135 18 15,38 27 30 Tổng tài sản 7.143.204.309 8.412.742.023 9.122.230.230 709.488.207 8,43 1.269.537.714 17,77 Nguồn vốn CSH 5.321.452.564 6.223.204.450 7.133.993.033 910.788.583 14,64 901.751.886 16,95 Doanh thu thuần 14.200.630.996 18.209.618.778 20.422.143.254 2.212.524.480 12,15 4.008.987.780 28,23 Giá vốn hàng bán 11.412.993.256 15.110.564.971 17.227.230.202 2.116.665.230 14,01 3.697.571.720 32,4 Lợi nhuận gộp 2.787.637.740 3.099.053.807 3.194.913.152 95.859.345 3,09 311.416.067 11,17 Doanh thu tài chính 54.242.020 45.273.000 44.231.422 -1.041.578 -2,3 -8.969.020 -16,54 Chi phí tài chính 55.326.493 53.443.318 50.242.320 -3.200.998 -5,77 -1.883.175 -3,4 Chi phí lãi vay 37.324.900 41.402.042 44.219.870 2.817.828 6,81 4.077.142 10,92 Chi phí bán hàng 432.340.240 475.205.103 512.923.023 37.717.920 7,94 51.864.863 12 Chi phí quản lý DN 609.242.219 641.244.566 679.234.222 37.989.656 5,92 32.002.347 5,25

Lợi nhuận trước thuế 1.744.970.808 1.974.433.820 1.908.272.165 -66.161.655 -3,35 229.463.012 13,15 Thuế TNDN 436.242.702 493.608.455 477.068.041 -16.540.414 -3,35 57.365.753 13,15 Lợi nhuận sau thuế 1.308.728.106 1.480.825.365 1.431.204.124 -49.621.241 -3,35 172.097.259 13,15 Thu nhập bình

quân/người/tháng 3.550.000 3.850.000 4.115.000 265.000 6,88 300.000 8,45

2.1.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty

2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

2.1.2.2. Chức năng, nhiêm vụ của từng phòng ban, bộ phận và mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận trong Công ty

- Giám đốc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là người đại diện theo pháp luật của Công ty, điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

- Phó Giám đốc: Là người trực tiếp lãnh đạo các bộ phận, chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực tài chính kế toán, kinh doanh, nhân sự… Thay mặt Giám đốc giải quyết các vấn đề cần thiết khi Giám đốc vắng mặt.

- Phòng nhân sự-hành chính: Phó giám đốc Giám đốc Phòng kinh doanh Bộ phận bán hàng Phòng kế toán, tài chính Phòng nhân sự, hành chính Bộ phận sản xuất

Tham mưu cho Giám đốc về hình thức tổ chức lao động theo quy mô sản xuất, có nhiệm vụ tuyển dụng lao động theo yêu cầu của Công ty, phụ trách việc tổ chức công tác quản lý, bảo vệ tài sản, mua sắm phương tiện, giúp Giám đốc thực hiện những công việc hành chính như: bảo quản con dấu, công văn đi, công văn đến…

- Phòng kế toán tài chính:

Có trách nhiệm thu chi trong văn phòng và các bộ phận khác. Đánh giá hiệu quả hoạt động tình hình tài chính của Công ty. Phòng kế toán còn có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý tài chính của Công ty, thực hiện chế độ hạch toán theo quy định của Nhà nước. Đề xuất các biện pháp sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế theo quy định hiện hành. Lập bảng thu, chi, cân đối kế toán, báo cáo tài chính, thực hiện các thủ tục quyết toán thuế, và nộp thuế theo quy định của Nhà nước.

- Phòng kinh doanh:

Trực tiếp quản lý và triển khai mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, lập hợp đồng kinh tế. Đề ra các kế hoạch kinh doanh, các chiến lược marketing để tiêu thụ sản phẩm, nắm bắt thị trường, thị hiếu của khách hàng, giá cả trên thị trường.

- Bộ phận bán hàng:

Đây là bộ phận rất quan trọng của Công ty bởi nó tác động trực tiếp đến khối lượng hàng tiêu thụ. Bộ phận này có nhiệm vụ là nhận đơn đặt hàng, tiếp thị các đơn đặt hàng mới, giao dịch trực tiếp với khách hàng và tiến hành giao hàng, đối chiếu thanh toán công nợ theo đúng quy định của Công ty.

Theo sự chỉ đạo của Giám đốc và phó Giám đốc, bộ phận sản xuất lập ra kế hoạch, chuẩn bị sản xuất và là nơi trực tiếp thực hiện công việc sản xuất ra sản phẩm.

2.1.3. Đặc điểm về sản phẩm, tổ chức sản xuất sản phẩm của công ty

2.1.3.1. Cơ cấu sản phẩm của công ty

 Hiện nay với những thuận trong trong điều kiện hoạt động cũng như địa vị của mình và nguồn tài nguyên. Công ty Trường Sơn đã tiếp tục đi vào thực hiện sản xuất kinh doanh ở lĩnh vực chế biến sản phẩm đồ gỗ gia dụng như: bàn, ghế, tủ, giường....

 Sản phẩm của công ty có nhiều loại khác nhau với nhiều tính năng, công dụng hữu ích để khách hàng lựa chọn. Sản phẩm có thể xếp,, mở gọn gàng dễ sử dụng, tiện lợi cho việc di chuyển.

+ Bàn có nhiều dạng: mặt tròn, mặt vuông, mặt hình chữ nhật, đa giác,..với độ cao thấp khác nhau tùy theo đơn đặt hàng của khách hàng. + Ghế gồm có: Ghế xếp, ghế ngồi, ghế nệm, ghế tựa không nệm, ghế Deck...

 Do loại hình sản phẩm như trên nên những sản phẩm được sản xuất ra đều là những sản phẩm đơn nhất.

 Đơn vị tính của sản phẩm là cái, bộ.

 Thời gian sản xuất thường ngắn để phù hợp với đặc điểm sản xuất sản phẩm cũng như là nhu cầu của thị trường và khách hàng.

Do đặc điểm sản phẩm được sản xuất trong thời gian khá ngắn nên coi như không có sản phẩm làm dở dang. Vì vậy, toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ cũng đồng thời là tổng giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

2.1.3.2. Đặc điểm quy trình công nghệ

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty thuộc loại quy trình sản xuất liên tục, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khâu gia công chế biến các loại sản phẩm đảm bảo quan hệ chặt chẽ với nhau theo trình tự liên tục.

Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuât

Bài gỗ tròn Phân xưởng xẻ Kho nguyên liệu sau sấy

Phân xưởng sấy Kho nguyên liệu sau

sấy

Phân xưởng pha phôi Phân xưởng mộc máy

Kho chi tiết Phân xưởng lắp ráp Phân xưởng hoàn thiện

Kho tKếKế toán Xuất hàng

Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phân xưởng xẻ: có nhiệm vụ đưa gỗ vào máy xẻ theo đúng quy định

về số lượng

+ Phân xưởng sấy: làm nhiệm vụ đưa gỗ từ kho nguyên liệu sau xẻ vào

lò sấy cho đúng tiêu chuẩn

+ Phân xưởng pha phôi: làm nhiệm vụ lẫy gỗ đã được sấy đưa vào máy

để ra phôi

+ Phân xưởng mộc máy: làm nhiệm vụ lấy các chân ghế, tay vịn… đem

vào máy để uốn cong lại theo đúng quy cách, mẫu mã quy định

+ Phân xưởng lắp ráp: làm nhiệm vụ lắp ráp các bộ phận chi tiết để

hình thành nên sản phẩm bàn hay ghế

+ Phân xưởng hoàn thiện: làm nhiệm vụ chà nhám, đánh bóng để hoàn

thành một sản phẩm và đóng thùng nhập kho thành phẩm.

2.1.4. Đặc điêm tổ chức công tác kế toán tại công ty

2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, Công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung để phù hợp với đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh của mình. Hình thức này giúp cho việc chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo tính chặt chẽ. Sự chỉ đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác kế toán trong Công ty.

Kế toán vật tư, TSCĐ Kế toán CPSX giá thành Tiêu thụ

Kế toán thanh toán và công nợKế toán tiền

lương Thủ quỹ Kế toán trưởng

( kiêm trưởng phòng)

Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán và phần hành kế toán

Chức năng, quyền hạn nhiệm vụ của từng vị trí kế toán

Bộ máy kế toán của Công ty đóng góp một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của Công ty, giúp cho các nhà quản lý nắm rõ tình hình về nguồn tài sản, tài chính và công tác thông tin kế toán một cách kịp thời, chính xác để các nhà quản lý có cơ sở đánh giá và có hướng giải quyết kịp thời đối với những lợi ích của Công ty.

- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp : là người lãnh đạo toàn bộ công

tác kế toán của công ty ,kế toán trưởng chịu sự kiểm tra tổng hợp số liệu trên các chứng từ gốc đưa vào sổ sách tổng hợp , lập kế hoạch tài chính hàng tháng ,quý, năm cân đối giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và tổ chúc báo cáo kế toán cho cấp trên và các ngành chức năng theo quy

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty sản xuất và thương mại trường sơn (Trang 42)