Liên doanh liên kết của các doanh nghiệp kinh doanh ở hai ngành có đối tượng khác nhau hoặc liền kề nhau, ngoài nguyên tắc có tính khách quan là do chuyên môn hóa và bổ sung ưu thế cho nhau quy định, còn phải tạo điều kiện cho cả hai loại hình kinh doanh cùng phát triển, do đó việc phân chia và thụ hưởng công bằng các lợi ích do ưu thế của liên kết mang lại, trở thành nguyên tắc có tính quyết định đối với việc duy trì ổn định, phát triển của quan hệ liên kết, bởi lẽ:
Thứ nhất, tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường,
theo đuổi nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội khác nhau, song mục tiêu tối cao là lợi nhuận. Vì lợi nhuận không chỉ giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển và có điều kiện vật chất để cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho không chỉ cán bộ, công nhân của mình, mà còn cho xã hội, đóng góp vào các sự nghiệp phúc lợi xã hội thông qua nộp thuế, đóng bảo hiểm, ủng hộ những thành viên yếu thế trong xã hội…Nếu không thu được lợi nhuận hoặc thu được ít thì tất cả các mục đích trên không có cơ sở vật chất để thực hiện, thậm chí đứng trước nguy cơ suy thoái và phá sản.
Thứ hai, việc phân chia lợi ích không công bằng do trạng thái độc quyền hoặc xuất phát từ một lợi thế nào đó của một thành viên trong liên doanh, liên kết thường dẫn đến các hệ quả sau: Trong liên doanh một doanh nghiệp thì phát triển mạnh mẽ, có khả năng cải thiện các điều kiện vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: đầu tư trang thiết bị hiện đại; đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao; nâng cao lương thưởng cho đội ngũ lao động…Trong khi đó doanh nghiệp khác tham gia liên kết khác sẽ phát triển chậm hơn. Nếu trạng thái này kéo dài thì doanh nghiệp bị đối xử thiếu công bằng về lợi ích sẽ suy thoái và bị loại bỏ khỏi các quan hệ liên kết do trình độ kỹ thuật và trình độ lao động không tương xứng, do đó không đáp ứng với đối tác liên kết của mình. Tức là do đòi hỏi của chính sức sản xuất phát triển sẽ loại bỏ những quan hệ liên kết dựa trên
phân chia lợi ích thiếu bình đẳng.
Thứ ba, về mặt tâm lý, xã hội thì sự phân chia không công bằng lợi ích sớm
hay muộn đều gây ra phản ứng tiêu cực như: 1) Trong giới lãnh đạo doanh nghiệp, do vị thế lợi ích của doanh nghiệp trong liên doanh bị suy yếu, không kích thích được sự năng động, sáng tạo trong quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến việc liên doanh liên kết. Họ tập trung sức lực vào các hoạt động khác của doanh nghiệp "bỏ bê" khâu liên doanh, liên kết dẫn đến quan hệ liên kết trở nên lỏng lẻo không đạt được hiệu quả mong muốn; 2) Sự phản ứng của hệ thống nhân viên trực tiếp tham gia khâu liên doanh, liên kết hoạt động theo hướng tiêu cực, lãn công, thậm chí bỏ bê các quan hệ tác nghiệp phát sinh dẫn đến phá vỡ các quan hệ liên doanh, liên kết; và 3) Tác động của toàn bộ những tiêu cực đó lên quan hệ liên kết đẩy quan hệ này tới bế tắc và bị hủy bỏ. Kết quả là cả hai đối tác tham gia liên kết đều không thu được lợi ích dẫn tới vô hiệu các quan hệ này trong thực tiễn.
Thứ tư, mối quan hệ liên kết giữa Tourism - LCA ngoài đặc điểm chung của
quan hệ liên kết kinh doanh qui định còn những đặc thù sau: 1) Liên kết giữa Tourism - LCA là liên kết của các khâu cấu thành một sản phẩm lữ hành du lịch hoàn chỉnh, nếu ở một khâu nào đó hoạt động không hiệu quả thì toàn bộ sản phẩm bị hủy bỏ; 2) Sự liên kết giữa Tourism - LCA ở đây là liên kết giữa doanh nghiệp chủ đạo tạo thành sản phẩm du lịch hoàn chỉnh là lữ hành du lịch và hãng LCA chỉ giải quyết khâu đầu và khâu cuối trong sản phẩm đó, tức là hãng đảm nhận khâu vận chuyển du khách về các điểm đến du lịch và khứ hồi về điểm xuất phát. Do đó mối liên kết trên nếu không được củng cố bằng các lợi ích kinh tế và tinh thần thỏa đáng sẽ lập tức bị phá hủy toàn bộ sản phẩm hoặc gây thiệt hại lớn cho đối tác. Vì hãng LCA không chuyên chở cho du khách họ vẫn có thể chuyên chở cho hành khách thông thường, còn doanh nghiệp lữ hành du lịch không chuyên chở bằng LCA thì có thể chuyên chở bằng hãng hàng không truyền thống hoặc các phương tiện khác. Tuy nhiên, những chi phí đó sẽ cao hơn và du khách là người phải gánh chịu. Để có thể tạo ra được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc phân phối công bằng các lợi ích thu được từ liên kết trên phải được phân phối công bằng, thỏa đáng dựa trên sự đóng góp của hai phía. Đây là một khách quan
kinh tế giúp doanh nghiệp hoạt động ở hai ngành cùng phát triển bền vững.
3.2. Những chính sách và giải pháp cơ bản thúc đẩy liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay
Ta biết rằng, liên kết kinh doanh là một khách quan kinh tế xuất phát từ sự phát triển của sức sản xuất, mở rộng phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất khiến cho nhiều doanh nghiệp, thậm chí một phân ngành chỉ sản xuất ra một số chi tiết nhất định của một số sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó, liên kết kinh doanh là đặc trưng của nền kinh tế thị trường hiện đại trong điều kiện bùng nổ cách mạng khoa học, công nghệ. Du lịch là một ngành dịch vụ đặc thù, sản phẩm của nó tạo ra là sự phối hợp của nhiều sản phẩm hoàn chỉnh được sản xuất ra ở nhiều ngành khác nhau như giao thông vận tải, y tế, thương mại, thông tin liên lạc, văn hóa, thể thao, hàng hải, ẩm thực,... Do đó, liên kết, kinh doanh là một chức năng quan trọng của quá trình tạo ra một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh. Với đặc thù đó, để xây dựng những giải pháp thúc đẩy tiến trình liên kết Tourism - LCA cần phải xuất phát từ những căn cứ cơ bản sau:
Thứ nhất, từ thực trạng phát triển của hai ngành hàng không và du lịch, nếu
chưa phát triển hoặc phát triển ở mức còn có những nhân tố cản trở tiến trình liên kết thì cần phải có giải pháp thúc đẩy sự phát triển và nâng cao trình độ phát triển của từng ngành để tiến trình liên kết giữa chúng là một quá trình tự nhiên, thuận lợi và đem lại lợi ích cho các đối tác tham gia liên kết.
Thứ hai, sự liên kết trong quá trình hình thành một sản phẩm du lịch là sự
liên kết đa ngành, đòi hỏi phải có một thực thể kinh tế chu đáo và có người “trọng trách” năng lực và công minh với một hệ thống chặt chẽ và thể chế đặc thù khả thi, có hiệu quả cao bảo đảm cho các quan hệ liên kết hình thành đối tác bền vững và phát triển.
Với hai căn cứ có tính đặc thù đó thì nhóm các giải pháp tác động thúc đẩy các quan hệ liên kết này phải là nhóm giải pháp mang tính vi mô và vĩ mô cùng tác động vào các chủ thể tham gia liên kết.
3.2.1. Nhóm chính sách, giải pháp vĩ mô cơ bản thúc đẩy liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế
cấu các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân của đất nước. Tuy nhiên, du lịch là ngành đặc thù, sản phẩm của các doanh nghiệp du lịch liên quan đến hoạt động của nhiều ngành trong nền kinh tế. Để cho các quan hệ liên doanh, liên kết trở nên thuận lợi, có hiệu quả và khả thi tất yếu cần có sự phối hợp liên ngành, trong đó phải có các cơ quan chuyên ngành của Nhà nước làm người “trọng tài” có uy tín với hệ thống các nguyên tắc có tính pháp lý điều chỉnh, tức là cần một hệ thống thể chế và thiết kế phối hợp ở tầng vĩ mô thích hợp, khả thi. Chính vì vậy, các giải pháp kinh tế vĩ mô trở thành các giải pháp tiên quyết đảm bảo cho tính hiệu quả và bền vững của các quan hệ liên kết Tourism - LCA. Hơn nữa, việc liên kết giữa Tourism - LCA trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực ASEAN và quốc tế thì vai trò của các thiết chế nhà nước chuyên ngành cùng với nó là hệ thống thể chế kinh tế thông thoáng phù hợp với các thông lệ quốc tế trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu bảo đảm cho các quan hệ liên kết trở nên ổn định, thực thi và hiệu quả hơn.
3.2.1.1. Các chính sách, giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về liên kết giữa Du lịch – Hàng không giá rẻ
Khung pháp lý đầy đủ, hoàn chỉnh, rõ ràng, ổn định, khả thi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành, phát triển của các quan hệ liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp hoạt động ở các ngành khác nhau.
Đối với nước ta, qua nhiều lần hoàn thiện, bổ sung các đạo luật về thương mại, đầu tư và kinh doanh, đặc biệt là sự hợp nhất giữa luật đầu tư trong nước và luật đầu tư nước ngoài, cũng như điều chỉnh các đạo luật liên quan đến đầu tư thương mại trong yêu cầu của WTO khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức toàn cầu này đã tạo được bước chuyển biến lớn về khung khổ pháp lý bảo đảm cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động thuận lợi hơn. Tuy nhiên, về các khung khổ pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp hoạt động, các ngành khác nhau trong hệ thống ngành của nền kinh tế quốc dân và quốc tế còn mỏng, chưa đầy đủ rõ ràng, chưa phù hợp với các thông lệ quốc tế. Do đó, Nhà nước cần phải bổ sung, hoàn thiện để thúc đẩy các quan hệ liên doanh, liên kết có cơ sở pháp lý rõ ràng, minh bạch để tất cả các thực thể kinh tế tham gia liên doanh có được căn cứ về nghĩa vụ và quyền lợi bảo đảm để yên tâm duy trì mối quan hệ liên kết ổn định và phát triển
bền vững.
Đặc biệt là việc hình thành đồng bộ hệ thống trọng tài và tòa án hoạt động thường xuyên và có hiệu quả trong các phân xử theo luật định để ngăn ngừa những hiện tượng vi phạm các cam kết trong liên doanh, liên kết bảo đảm lợi ích chính đáng của các bên tham gia để củng cố và tạo điều kiện cho các liên kết kinh tế được duy trì ổn định và phát triển theo luật định. Đối với quan hệ liên kết Tourism - LCA cần có hai hệ thống giải pháp về khung khổ pháp luật phải bổ sung và hoàn thiện tác động cùng chiều vào việc tăng cường và củng cố các quan hệ liên doanh và liên kết: Đó là hệ thống pháp lý giúp tăng cường sức mạnh bản thân được các thực thể kinh tế này và thúc đẩy các quan hệ liên kết kinh tế giữa chúng.
-Về khung khổ pháp lý giúp tăng cường sức mạnh của hai chủ thể liên kết:
Thứ nhất, đối với các hãng LCA: 1) Xây dựng và hoàn thiện các chính sách theo hướng thuận lợi hóa theo thông lệ quốc tế các thủ tục đầu tư trong và ngoài nước về thuế, mua, bảo dưỡng sửa chữa máy bay; Áp dụng hệ thống pháp lý về khai thác, bảo dưỡng máy bay của JAA (Châu Âu) và FAA (Mỹ) để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động hàng không, tạo ra sự tin tưởng, yên tâm cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng chủ đầu tư và người cho thuê các phương tiện vận tải, đặc biệt là các phương tiện vận tải có giá trị lớn như máy bay; 2) Hoàn thiện khung pháp lý chuẩn theo thông lệ quốc tế việc kiểm soát và điều tiết thị trường dịch vụ hàng không, trong đó có LCAS, bằng điều tiết cung - cầu, giá cước khối lượng vận chuyển, số lượng hành khách vừa bảo đảm được lợi ích của khách hàng (hành khách) vừa tạo điều kiện để các hãng hàng không, trong đó có các hãng LCA, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và phát triển ổn định, bền vững; 3) Chú trọng điểm các chính sách ưu đãi và khuyến khích để các hãng LCA tập trung vào nâng cao chất lượng LCAS và xây dựng văn hóa công ty theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, lịch sự; văn minh; 4) Xây dựng một hệ thống chính sách tạo môi trường để các hãng LCA và các hãng hàng không truyền thống cạnh tranh công bằng và những chính sách thủ tiêu các hiện tượng độc quyền về cung cấp các dịch vụ mặt đất và lưu không, đặc biệt là các dịch vụ cung cấp xăng dầu và các điều kiện mặt đất và lưu không thiết yếu để các hãng LCA hoạt động thuận lợi; 5) Chuyển phương thức giám sát an toàn từ phương
thức định kỳ sang phương thức giám sát liên tục đối với cả máy bay nội địa và nước ngoài, cả trong tổ chức bảo dưỡng máy bay và cả trong tổ chức huấn luyện bay và khai thác thương mại để bảo đảm an toàn cao nhất cho các hãng hoạt động hàng không; 6) Xây dựng chính sách kiểm tra, giám sát năng lực hoạt động và khả năng khai thác kinh doanh của các hãng LCA tư nhân để kịp thời hỗ trợ giúp các hãng có thể trụ vững trong những điều kiện khó khăn của thị trường; 7) Hoàn thiện các chính sách và công tác triển khai thực thi việc kiểm soát chất lượng an ninh hàng không đến mọi hoạt động hàng không và trong các đơn vị kinh doanh và dịch vụ phục vụ cho hoạt động hàng không như cảng vụ, các đơn vị mặt đất và kinh doanh, hoàn thiện công tác báo cáo, điều tra, xử lý, phòng ngừa sự cố và tai nạn hàng không; và 8) Đơn giản hóa các thủ tục cấp giấy phép kinh doanh và vận chuyển các thủ tục phê duyệt lịch bay, đường bay theo mùa cho các hãng LCA trong và ngoài nước.
Thứ hai, cùng với tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, Nhà nước cần điều chỉnh bổ sung các hiệp định với các quốc gia ASEAN và quốc tế, hoàn thiện các chính sách mở cửa bầu trời theo hướng thuận lợi hóa và thông lệ hóa các quan hệ hàng không quốc gia trên cơ sở: 1) Chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế các nguyên tắc phê duyệt, cho phép mở các đường bay từ quốc gia ASEAN và quốc tế đến khai thác thị trường dịch vụ hàng không Việt Nam và mở các đường bay từ Việt Nam đến các cảng hàng không quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng hàng không, đặc biệt ưu đãi các hãng LCA thực hiện các chuyến bay thương mại; 2) Chuẩn hóa các bước và các quy tắc điều hành bay, lưu không, các hoạt động mặt đất theo thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng LCA nước ngoài khai thác thương mại tại thị trường Việt Nam; 3) Xây dựng và hoàn thiện luật cạnh tranh hàng không phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện cho các hãng LCA quốc tế cạnh tranh bình đẳng trên thị trường LCAS nước ta. Đặc biệt phải có biện pháp ngăn chặn có hiệu quả các hãng hàng không dùng sức mạnh kinh tế, kỹ thuật để chiếm lĩnh phần lớn thị phần LCAS bóp chẹt các hãng LCA yếu hơn, đẩy chúng lâm vào trạng thái thua lỗ, phá sản; và 4) Xây dựng và hoàn thiện các chính sách hấp dẫn thu hút FDI vào phát triển lĩnh vực LCA, tạo điều kiện cho loại hình LCA