Những loài sâu hại chính

Một phần của tài liệu Điều tra nghiên cứu về sâu hại và thiên địch của sâu hại lúa ở xã xuân an nghi xuân hà tĩnh (Trang 26 - 33)

4. Họ Jassidae Họ bọ rầy

3.1.2.2. Những loài sâu hại chính

Điều tra khảo sát thu thập sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalin) trên đồng lúa xã Xuân An trong thời gian 9 - 12/2005 thu đợc một số dẫn liệu sau

Bảng 3. Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ ở xã Xuân An Giai đoạn phát triển Số ngày Ghi chú Trứng 6 - 7 Sâu non 14 - 18 * Nhộng 6 - 7 Bớm 3 - 5 Tổng số 29 - 37

Ghi chú: * Kết quả khác với số liệu trớc đó

Số liệu thu đợc của chúng tôi gần giống với kết quả nghiên cứu của Đỗ Xuân Bành và ctv trong vụ Đông xuân 1990 [1]. Tuy nhiên giai đoạn sâu non mà tác giả nghiên cứu kéo dài từ 13 - 26 ngày, trong khi đó ở Xuân An giai đoạn này chỉ 14 - 18 ngày là toàn bộ sâu cuốn lá nhỏ đã hoá nhộng. Có thể sự sai khác này do điều kiện thời tiết ở Xuân An trong thời gian này ấm hơn (nhiệt độ khoảng 220C) nên giai đoạn này đợc rút gắn lại.

- Tình hình biến động sâu cuốn lá nhỏ

Bảng 4: Biến động sâu cuốn lá nhỏ trên sinh quần ruộng lúa vụ thu đông 2005

Giai đoạn sinh trởng Ngày thu mẫu Sâu cuốn lá nhỏ

Đẻ nhánh 15/9 0.00 22/9 1.50 30/9 1.87 5/10 1.93 12/10 0.33 19/10 0.33 26/10 0.47 Làm đòng, trổ bông 3/11 0.27 10/11 0.27 16/11 0.60

Chắc xanh 21/11 0.67 26/11 0.67 1/12 0.60 Chín 6/12 0.40 10/12 0.13 15/12 0.00 0 0.5 1 1.5 2 2.5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Thời gian M ật đ Sâu cuốn lá nhỏ

Hình 1: Biến động số lợng sâu lá nhỏ bộ cánh vảy ở vụ lúa thu đông 2005

Trong vụ Thu đông sâu cuốn lá nhỏ có mặt từ 22/9 - 15/12. Mật độ giao động từ 0,2 - 2,4 con/m2 và đạt đỉnh cao khi lúa ở thời kỳ đứng cái (2,4 con/m2)

Kết quả thu đợc trên ruộng lúa ở xã Xuân An về sâu cuốn lá nhỏ phù hợp với sinh cảnh và điều kiện thức ăn của chúng khi cây lúa ở thời kỳ đẻ nhánh, đứng cái, làm đòng. Tuy nhiên khi xét về mật độ sâu cuốn lá nhỏ (trên diện tích 1m2) thì kết quả thu đợc của chúng tôi thấp hơn so với số liệu các tác giả khác nh kết quả của Trần Huy Thọ, 1993[17] sâu cuốn lá nhỏ đạt đỉnh cao là 20 con /m2 vào giai đoạn làm đòng đến trổ bông. Kết quả của Đỗ Xuân Bành 1990 [1] là 27 con /m2, điều này chứng tỏ khả năng gây hại của sâu cuốn lá nhỏ ở khu vực nghiên cứu ở mức độ thấp

Với kết quả thu đợc ở Xuân An cho thấy thời gian sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện gần nh cả vụ lúa, về cuối vụ lúc cây lúa ở thời kỳ chắc xanh tỷ lệ sâu cuốn lá nhỏ vẫn đạt 1,6 con/m2 (ngày 1/12 ruộng III). Hơn nữa khi sâu cuốn lá

phát triển cao ở giai đoạn làm đòng trổ bông ngậm sữa, chắc xanh (3/11 - 1/12) thì ảnh hởng của sâu cuốn lá đến năng suất lại càng cao hơn (theo Đỗ Xuân Bành, 1993).

+ Sâu đục thân lúa

Sâu đục thân lúa là một loại sâu hại nguy hiểm cho cây lúa chúng gây hại nghiêm trọng ở nhiều vùng trong cả nớc, vào những năm có dịch tỷ lệ bông bạc không nhỏ hơn 20% (Phạm Bình Quyền và ctv, 1991)[15]. Thậm trí ở lúa nếp tỷ lệ bông bạc tới 70 - 80% (Nguyễn Văn Viên, 1992)[19].

Nhóm sâu đục thân lúa ở Việt Nam có 4 loài: Sâu đục thân bớm 2 chấm

Scirpophaga incertulas, sâu đục thân 5 vạch đầu nâu Chilo polychrysus, sâu đục thân 5 vạch đầu đen Chilo auricilius, sâu đục thân cú mèo Semamia infrence Walker. Từ lâu chúng là đối tợng gây hại nghiêm trọng cho cây lúa ở nớc ta (Viện BVTV,1976; Phạm Bình Quyền và ctv1991)[20,15].

Kết quả điều tra cho thấy trên đồng lúa ở xã Xuân An có 2 loại bớm sâu đục thân chủ yếu. Sâu đục thân bớm 2 chấm và sâu đục thân 5 vạch đầu nâu với tỷ lệ trung bình là

Bảng 5. Thành phần các loài sâu đục thân lúa ở Xuân An Giai đoạn

phát triển

Sâu đục thân bớm 2 chấm

Scirpophaga incertulas (%)

Sâu đục thân 5 vạch đầu

nâu Chilo polychrysus

(%)

Sâu non 90 10

Nhộng 88,4 11.6

Trung bình 89,2 10,8

Kết quả này khác với một số dẫn liệu về nhóm sâu đục thân lúa ở đồng bằng Bắc Bộ. Theo nghiên cứu của Trần Huy Thọ và ctv,1991[18] trên đồng lúa ở đồng bằng Bắc Bộ gây hại phổ biến hiện nay là sâu đục thân bớm 2 chấm chiếm 98- 99% trong tổng số các loài sâu đục thân xuất hiện trên đồng lúa. Loài sâu đục thân 5 vạch đầu nâu trớc đây gây hại đáng kể hiện nay gần nh bị

loại trừ ở đồng bằng Bắc Bộ. Trên đồng lúa Xuân An - Nghi Xuân Hà Tĩnh loài sâu đục thân 5 vạch đầu nâu vẫn còn tồn tại và phát triển (chiếm 10,8%). Cũng nh ở đồng bằng Bắc Bộ, trên đồng lúa Xuân An hầu nh không còn sâu đục thân 5 vạch đầu đen và sâu đục thân cú mèo.

Cuộc cách mạng về KHKT ở nớc ta trong vài thập kỷ qua đã làm cho hệ sinh thái nông nghiệp bị thay đổi sâu sắc, dẫn đến những thay đổi cơ bản về cấu trúc khu hệ sâu hại lúa nh ở nhóm sâu đục thân lúa (Phạm Bình Quyền và ctv, 1991)[15].

Bảng 6: Biến động sâu đục thân lúa trên sinh quần ruộng lúa vụ thu đông 2005

Giai đoạn sinh trởng Ngày thu mẫu Sâu đục thân lúa

Đẻ nhánh 15/9 0.00 22/9 0.00 30/9 0.00 5/10 0.00 12/10 0.00 19/10 0.00 26/10 0.00 Làm đòng, trổ bông 3/11 0.00 10/11 0.00 16/11 0.27 Chắc xanh 21/11 0.60 26/11 0.80 1/12 6.20 Chín 6/12 7.90 10/12 5.20 15/12 0.00

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Thời gian M ật đ sâu đục thân

Hình 2: Biến động số lợng sâu đục thân ở vụ lúa thu đông 2005

Trong vụ lúa Thu đông năm 2005 dẫn liệu cho thấy sâu đục thân lúa xuất hiện rộ vào thời kỳ cây lúa ở giai đoạn chắc xanh với đỉnh cao là 6,2 con/m2 và ở giai đoạn chín với đỉnh cao là 7,9 con/m2 tức là về cuối vụ (từ 26/11 - 15/12) gây nên hiện tợng các cây lúa bị héo dảnh và trắng bông. Thời kỳ phát triển này phù hợp với sự trú đông và chuyển vụ của sâu đục thân trong gốc rạ.

Mức độ gây hại của sâu đục thân đợc đánh giá bằng một số chỉ tiêu (mật độ sâu, trứng, số lợng trởng thành, tỷ lệ dảnh lúa bị hại dảnh héo bông bạc ) (Cục BVT,1986)[2]. Điều tra số dảnh lúa bị hại (dảnh héo và bông bạc) trong vụ lúa thu đông tại Xuân An cho thấy số dảnh lúa bị hại giao động 7 - 10 dảnh / 1m2. Dẫn liệu này thấp hơn nhiều so với dẫn liệu điều tra vụ mùa 1990 ở Xuân Đỉnh (Từ Liêm Hà Nội của Lê Xuân Huệ, Hoàng Vũ Trụ, 1995 )[6] là 23 dảnh /1m2. Tuy nhiên so với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Hạ (1990)[4] sâu đục thân ở miền trung phát sinh 8 lứa và tỷ lệ gây hại 7,5- 13,5 dảnh /1m2. Nh vậy kết quả thu đợc của chúng tôi cũng gần nh giống với số liệu của tác giả đã nghiên cứu. Mặt khác tác giả còn khẳng định vùng trồng lúa 2 vụ có mật độ sâu cao hơn vùng trồng lúa 3 vụ bình quân từ 1,3 con /1m2

đến 3,3 - 5 con /1m2.Nh vậy có thể trên thực tế tỷ lệ sâu đục thân có xu hớng giảm dần từ phía Bắc vào miền Trung bởi lý do trên.

Phạm Bình Quyền (1972)[13] nghiên cứu cho thấy trong điều kiện tự nhiên độ hữu thụ của sâu đục thân lúa 2 chấm chỉ đạt khoảng 1% nếu tỷ lệ tăng lên 6 - 10 %thì sẽ trở thành mối đe doạ lớn và mùa màng bị mất trắng. Nh vậy tỷ lệ gây hại của sâu đục thân lúa ở Hà Tĩnh chác chắn có tỷ lệ hữu thụ nhỏ hơn 1% và mức độ gây hại cha cao.

+ Bọ xít dài (Leptocorisa acuta)

Bọ xít dài là sâu hại nguy hiểm và đang phổ biến ở vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh. Trong những năm 1985 - 1990 bọ xít dài hại lúa đã gây thành dịch hại nghiên trọng ở cả 3 tỉnh này gây thất thu hàng chục ngàn tấn thóc (Trần Huy Thọ và ctv,1991)[18].

Kết quả điều tra cho thấy ở Hà Tĩnh bọ xít dài vẫn đang là một đối tợng nguy hiển nhất trong các loài sâu hại. Trong vụ lúa Thu đông 2005 bọ xít dài xuất hiện từ 3/11 - 15/12 tức là thời kỳ lúa ở giai đoạn làm đòng, trổ bông cho đến chín đặc biệt vào thời kỳ chắc xanh tỷ lệ bọ xít dài đạt đỉnh cao 6,2 con / 1m2 (ngày 6/12 ruộng II lúa giai đoạn chắc xanh). Kết quả này tuy có thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Trần Huy Thọ và ctv là 8 - 12,5 con /1m2

(1991) nhng so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hạ (1990)[4] thì gần nh tơng đơng 3,5 - 6con/1m2.

Nghiên cứu bọ xít dài Trần Huy Thọ (1991)[18] đã ớc tính nếu có trung bình 10con /1m2 thì tỷ lệ từ lúc lúa trổ bông đến thu hoạch sẽ gây thiệt hại giảm năng suất từ 7 - 11 % và ngỡng kinh tế dùng thuốc hoá học là 5 con /1m2. Nh vậy theo kết quả của chúng tôi thì ở Hà Tĩnh mật độ bọ xít dài đã vợt quá mức gây hại kinh tế và nh vậy cần phun thuốc ở thời kỳ bọ xít dài đạt đỉnh cao trong vụ Thu đông là 6,2 con /1m2.

Biện pháp phòng trừ bọ xít dài hiện nay đợc đề cập nhiều nhất là biện pháp cơ học có thể tiêu diệt bọ xít dài vào cuối vụ lúa trên các trà lúa gặt muộn, lúc này bọ xít dài tập trung thành từng nhóm đây là thời kỳ tiêu diệt chúng tốt

nhất bởi vì chúng sống qua đông ở dạng trởng thành (Trần Huy Thọ và ctv,1991)[18], (Phạm Bình Quyền ,1979)[13]. Mặt khác có thể dùng chế phẩm sinh học tiêu diệt chúng nh Vũ Quang Côn [3] đã sử dụng chế phẩm trừ sâu thảo mộc ST3 phòng trừ bọ xít dài, kết quả sau 72 giờ có thể tiêu diệt tới 66,72%. Trớc khi phun một ngày mật độ bọ xít dài có thể lên tới 40con/1m2. Nhng sau khi phun thuốc một ngày tỷ lệ giảm xuống còn 4,3con/1m2. Một số tác giả khác đa ra phơng pháp dùng chất dẫn dụ tiêu diệt bọ xít.

Nhìn chung bọ xít còn là đối tợng gây hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp, làm ảnh hởng đến năng suất. Đặc biệt là những năm gần đây hiện tợng bọ xít dài phát triển trên các đồng lúa với mật độ có thể sẽ gây thành dịch lớn.

3.1.3. Côn trùng ký sinh sâu hại lúa bộ cánh vảy ở xã Xuân An - huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Điều tra nghiên cứu về sâu hại và thiên địch của sâu hại lúa ở xã xuân an nghi xuân hà tĩnh (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w