BỆNH VÀNG LÁ GÂN XANH:

Một phần của tài liệu Tác hại của vi sinh vật (Trang 39 - 42)

D. Thành phần cấu trúc DNA

BỆNH VÀNG LÁ GÂN XANH:

2.4/SIÊU VI SINH VẬT GÂY BỆNH CÂY TRỒNG: VIRUS GÂY BỆNH CÂY TRỒNG VIRUS GÂY BỆNH CÂY TRỒNG

2.4.1/ SỰ PHÁT HIỆN RA VIRUS HẠI THỰC VẬT

Được phát hiện ra vào cuối thế kỉ thứ 19 do công lao của nhiều nhà bác học như A. Mayer (1886), D. Ivanopski(1982), M. Beijerinck(1998)…Đến đầu thế kỉ 20, các virus gây bệnh cho thực vật lần lượt được phát hiện ra như virus gây bệnh khảm trên cây thuốc lá, virus gây bệnh thoái hoá trên cây khoai tây….Những thành tựu to lớn mãi đến năm 1939 mới đạt được sau khi kính hiển vi điện tử ra đời. Ngày nay virus học là môn khoa học hiện đại ứng dụng rất nhiều những thành tựu của sinh học phân tử.

2.4.2/ THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA VIRUS:

Bình thường, mỗi virus được cấu tạo từ protêin và acid nucleic, một số virus đặc biệt còn chứa cả polyamin, lipit hoặc men đặc hiệu (như virus diệt vikhuẩn, bacteriophage).

2.4.3/ TRIỆU CHỨNG BỆNH CÂY BỊ NHIỄM VIRUS:

Khảm lá, lùn cây: là hiện tượng khảm lá kèm theo lùn như Maize moisaic drarf virus hay khảm sọc lá ở cây ngô, và các cây đơn tử diệp.

•Xoăn lá, cuốn lá: biến dạng lá ở các cây như cà chua, cuốn lá khoai tây, xoăn lá cây ớt, hồ tiêu….

•Biến màu và biến vàng: là những triệu chứng thường xuất hiện ở luá (biến vàng); cam chanh (hoá xanh)….

•Lùn bụi, tàn lụi •Biến dạng củ quả

Các triệu chứng trên phụ thuộc vào giống cây kí chủ, điều kiện môi trường và chủng loại virus mà có sự biến đổi. Cùng loại virus mà ở 3 nhóm chủng khác nhau có thể hiện bệnh thành nhiều nhóm triệu chứng khác nhau.

2.4.4/ SỰ LAN TRUYỀN CỦA VIRUS:

Virus có cơ chế truyền bệnh rất thụ động và là sinh vât kí sinh tuyệt đối ở mức độ tế bào do đó sự lan truyền của bệnh có những đặc điểm riâng khác với các nhóm vi sinh vật khác.

◙. Virus lan truyền qua phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật như: Ghép cây, ghép chồi, ghép mắt, chiết cành, gốc ghép, cành ghép cành giâm……

◙.Truyền qua hạt giống cây: Có khoàng 100 virus có khả năng truyền qua hạt giống thực vật. Phần lớn nhóm này là các virus ở những cây họ đậu và bầu bí. Một số còn có khả năng lan truyền qua phấn hoa .

◙. Truyền bệnh bằng đường cơ học, tiếp xúc: các nguyên nhân như: mật độ cây, mật độ tán, độ dày cuả tán và giao tán có thể là nguyên nhân lây lan nguồn bệnh. Mặt khác, công tác chăm bón và thu hái tạo ra các vết thương ở cây là điều kiện để cho virus dạng giọt dịch lây nhiễm từ cây bệng sang.

◙.Lây truyền bằng con đường côn trùng mô giới

◙. Truyền bệnh bằng tuyến trùng: tuyến trùng thường truyền bệnh từ rễ cây này sang rễ cây khác, khi đã truyền bệnh rồi tuyến trùng lại phải tiếp tục hút virus gây bệnh một làn nữa mới truyền qua cây khác.Virus không truyền qua trứng của tuyến trùng.

◙. Truyền bệnh nhờ nấm.

◙. Truyền bệnh bằng cây tơ hồng: là loài thực vật dại rất phổ biến ở nước ta. Kí sinh bằng cách tạo rễ ăn sâu vào thân kí chủ để hút nhựa.Vì vậy virus có thể di chuyển theo thân dây tơ hồng từ cây này qua cây khác.

Một phần của tài liệu Tác hại của vi sinh vật (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w