•Dưới sự lãnh đạo của Đảng , công cuộc đổi mới tiếp tục được thực hiện toàn diện và sâu sắc .Kinh tế tăng trưởng nhanh, 5 năm qua GDP tăng trưỏng ở mức bình quân 7.5-8%/năm , kế hoạch 5 năm tới về kinh tế xã hội đã được thông qua , phấn đấu sớm đưa nước ta sớm thoát khỏi tình trạng kém phat triển .Dân tộc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ trọng đại đó trong bối cảnh mới – đất nước hội nhập toàn diện và sâu sắc hơn vào nền kinh tế thế giới và khu vực .Nước ta nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động .Từ mấy thập kỉ qua , thế giới đã chứng kiến sự dịch chuyển trung tâm tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ Đại Tây Dương sang Châu Á – Thái Bình Dương , trong đó có Đông Nam Á . Quá trình này vẫn đang tiếp tục diễn ra , tạo ra cơ hội lớn để phát triển kinh tế xã hội đất nước .Nằm trong khu vực kinh tế phat triển năng động nhất thế giới , Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao , chính trị xã hội ổn định , môi trường kinh doanh hấp dẫn và ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư trên thế giới .
•Từ khi gia nhập WTO , Việt Nam có nhiều cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm của các nước trong quản lí về kinh tế và có cơ hội mở rộng hợp tác kinh tế với các nước , sức cầu cũng theo đó mà tăng nhanh . Dù chịu sóng gió, Việt Nam
vẫn là mảnh đất hấp dẫn đầu tư thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Tỷ lệ lớn số doanh nghiệp FDI cho biết có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Đây là những tín hiệu lạc quan để hy vọng năm 2013, sức cầu đầu tư của nước ta vẫn lớn, nhờ đó góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế 2013 và tạo thêm năng lực sản xuất mới cho các năm tiếp theo.
•Hệ thống luật pháp ngày càng được hoàn thiện để xóa bỏ những rào cản với nhà đầu tư , đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng . Từ đó mà hoạt động ngân hàng thực hiện linh hoạt hơn , các thủ tục bớt rườm rà đối với khách hàng .
•Lạm phát ở nước ta bắt đầu giảm từ tháng 7/2008 làm giảm đáng kể sức ép lạm phát trong điều hành kinh tế vĩ mô. Tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện, thậm chí đã có dấu hiệu dư thừa vốn khả dụng, lãi suất huy động và cho vay đã giảm xuống mức thấp, tăng trưởng tín dụng dưới mức kiểm soát, nhập siêu liên tục giảm là những yếu tố thuận lợi giúp cho việc tăng cung ứng tín dụng cho sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
•Năm 2013 được dự báo sẽ là một năm khó khăn nữa đối với kinh tế toàn cầu cũng như nước ta. Tuy nhiên, khó khăn đó có thể “vơi” đi và chúng ta có thể vượt “bão” nếu chính sách đưa ra luôn kịp thời và mạnh mẽ. Có như thế sẽ gây dựng được lòng tin nơi cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng.
•Chính phủ đã giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống còn 25% và đây sẽ là thuận lơi cho các doanh nghiệp khi thưch hiện các dự án đầu tư .
•Đối với ngành ngân hàng Việt Nam càng có nhiều triển vọng phát triển . Quá trình tiền tệ hoá nền kinh tế ngày càng diễn ra sâu rộnghơn. Theo dự báo của các nhà phân tích kinh tế thì tổng mức huy động vốn của ngân hàng sẽ tăng 68% GDP lên 90% GDP trong những năm tới .Như vậy nhu cầu về tài chính ngân hàng của dân cư và doanh nghiệp sẽ tăng mạnh. Có thể kì vọng ngành ngân hàng sẽ có tốc độ phát triển 22% như hiện nay hoặc còn tăng hơn nữa. Lượng cho vay mới cũng được dự báo là tăng trưởng ở mức cao, tăng trưởng ròng tín dụng hàng năm từ năm 2009 là 17% GDP sẽtăng lên 26%vào năm 2013.
•Trong giai đoạn sẽ có sự tiếp tục dịch chuyển về thị phần giữa các nhóm ngân hàng, trong đó thị phần của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần sẽ tăng mạnh. Cùng với việc cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh, xu hướng này tiếp tục
diễn ra với nhịp độ nhanh hơn vào năm 2013 và các năm tiếp theo .