2.1. Chủ trương chiến lược của ta Phương hướng chiến lược:
Giữ vững thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính.
Tập trung lực lượng, mở những cuộc tấn công vào các hướng địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một phần sinh lực, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với ta.
Phương châm chiến lược: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh ăn chắc và tiến ăn chắc”.
Với phương hướng và phương châm chiến lược đó, ta đã từng bước đánh bại kế hoạch Nava.
2.2. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 của ta đã bước đầu làmphá sản kế hoạch Nava phá sản kế hoạch Nava
Giữa tháng 11/1953, ta tiến quân theo hướng Tây Bắc và Trung Lào. Thực dân Pháp phát hiện; Ngày 20/11/1953, Nava đã cho 6 tiểu đoàn cơ động nhảy dù xuống Điện Biên Phủ nhằm bảo vệ Tây Bắc và Thượng Lào.
Ngày 10/12/1953, quân ta tấn công và giải phóng thị xã Lai Châu, bao vây Điện Biên Phủ. Nava buộc phải điều thêm 6 tiểu đoàn ở đồng bằng Bắc bộ lên tăng cường cho Điện
Đầu tháng 12/1953, quân ta phối hợp với bộ đội Pha-thét Lào mở chiến dịch Trung Lào, uy hiếp mạnh Sênô, buộc Nava phải điều thêm lực lượng lên Sê-nô, biến đây thành nơi
tập trung quân lớn thứ ba của Pháp.
Cuối tháng 01/1954, ta tiến quân sang thượng Lào, phối hợp với Pha-thét Lào tấn công và uy hiếp Luông-pha-băng, Na-va phải tăng quân cho Luông -pha-băng, biến căn cứ này trở
thành nơi tập trung quân lớn thứ tư của Pháp.
Đầu tháng 02/1954, ta mở chiến dịch Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum và uy hiếp Plây cu. Na-va phải điều lực lượng ở Nam bộ và Bình Trị Thiên lên tăng cường cho Tây
Nguyên, biến An Khê và Plây-cu thành nơi tập trung quân lớn thứ năm của Pháp.
Ở vùng sau lưng địch, phong trào chiến tranh du kích cũng phát triển mạnh hỗ trợ cho mặt trận chính.
Như vậy, đến đầu năm 1954, lực lượng của Pháp bị phân tán trên khắp chiến trường Đông Dương để đối phó với ta làm cho kế họach Na-va bước đầu bị phá sản.