Một số kiến nghị trong quá trình xây dựng Luật An tử

Một phần của tài liệu BÁO cáo tình hình thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo trong 5 năm (Trang 41 - 46)

III. Kiến nghị một số biện pháp để thực hiện việc tiếp cận vớ

2.Một số kiến nghị trong quá trình xây dựng Luật An tử

 Tham khảo ý kiến của nhân dân. Nếu thực sự nhu cầu của xã hội chưa cao và còn nhiều quan điểm phản đối thì không nên ban hành Luật An tử

 Chuẩn bị kỹ những điều kiện cần thiết để có thể xây dựng luật an tử (nâng cao kỹ thuật lập pháp, mời các chuyên gia nước ngoài giúp đỡ...)

 Học hỏi kinh nghiệm nước ngoài, đặc biệt là ở các nước đã hợp pháp hóa an tử để tìm ra những quy định phù hợp với quốc gia của mình

 Có thể ban đầu chỉ chấp nhận hành vi tự tử dưới sự hỗ trợ của bác sỹ để mọi người có thời gian quen dần, tìm hiểu. Sau đó mới đặt vấn đề hợp pháp hóa thành Luật An tử (Hà Lan là một ví dụ)

 Luật An tử chỉ nên được cho phép ở bệnh viện, được thực hiện bởi các bác sỹ có chứng chỉ hành nghề

 Thay đổi các luật khác cho phù hợp với quy định của an tử, đặc biệt là Luật Hình sự cần quy định thêm các tội danh vi phạm Luật An tử.

 Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An tử nên ban hành song song với thời điểm Luật An tử có hiệu lực để tránh những hiểu lầm, áp dụng sai không đáng có.

Tóm lại, hiện nay, Việt Nam chưa chấp nhận quyền được chết cũng

như chưa xây dựng Luật An tử nên những phần trên, đặc biệt là phần những nội dung cơ bản của Luật An tử người viết chỉ nhấn vào những vấn đề quan trọng. Việc quy định cụ thể như thế nào xin dành cho những nhà làm luật trong tương lai khi xây dựng Luật An tử. Người viết là sinh viên luật năm thứ 2 và cũng nhận thấy nếu đi sâu quá vào những quy định của Luật An tử hiện tại là thực sự chưa phù hợp. Chỉ mong muốn được đóng góp ý kiến của mình chứ không có tham vọng được thực hiện và thực tế người viết cũng chưa có cơ hội để tham gia làm luật, ban hành luật. Mục đích của công trình khi đề cập đến những nội dung cơ bản của Luật An tử là để cho mọi người hiểu thêm về quyền được chết, góp phần thay đổi những quan niệm lo sợ luật sẽ bị lợi dụng. Nếu như một vấn đề mà biết chắc sẽ không được chấp nhận ở thời điểm hiện tại thì nên tìm hiểu thêm về nó, tiếp cận dần dần thì hơn. “Quen” bao giờ cũng dễ chấp nhận hơn là “mới, lạ, bất ngờ”. Truyền thống phương Đông sẽ chấp nhận an tử, chắc chắn là như thế. Hãy hy vọng và chờ câu trả lời ở phía trước.

KẾT LUẬN

1. Nhìn chung, khi đề cập đến vấn đề quyền được chết chúng ta cần thận trọng xem xét và đánh giá từ nhiều góc cạnh. Cuộc sống bao giờ cũng có những bề sâu, chìm lấp trong mớ hỗn độn mà ta không thể ngờ tới. An tử tuy không phải là vấn đề thời đại hiện nay nhưng là một vấn đề khó. Khó lý giải, khó thuyết phục và khó được chấp nhận.

2. Công trình đã xây dựng được khái niệm quyền được chết và thu được những kết quả nhất định cho mục đích tìm hiểu về quyền được chết. Chúng ta đã biết được tình hình quy định an tử hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam được đánh giá là còn chưa phù hợp, còn quá sớm. Bên cạnh đó, công trình cũng đưa ra được xu hướng đối với truyền thống phương Đông là chỉ nên tiếp cận dần quyền được chết để chấp nhận chứ không để thay đổi quan niệm. Đến thời điểm người ta vẫn tôn trọng sự sống đồng thời chấp nhận an tử thì quyền được chết mới hòa hợp với thực tại, phát huy được bản chất của mình. Trong tương lai, nếu xây dựng Luật An tử, người viết tin chắc rằng công trình này sẽ có giá trị về mặt thực tế hơn nữa bởi nó cũng chứa đựng những vấn đề cơ bản của Luật An tử. Đó là triển vọng của công trình.

3. Dưới góc nhìn và khả năng của một sinh viên Luật năm thứ 2, tác giả quan niệm: tìm hiểu một vấn đề không chỉ đơn giản là nêu thực trạng của vấn đề đó mà còn phải thể hiện được quan điểm của mình trên cơ sở các luận điểm khác nhau để đánh giá một cách đúng đắn. Nghiên cứu Quyền được chết nên như thế và phải như thế./.

PHỤ LỤC

Mẫu Chúc Thư Y tế của bang Florida, Mỹ năm 20061

Lời tuyên bố này vào ngày...tháng...năm...; tôi..( tên)..., với tất cả ý chí và sự tự nguyện thể hiện mong muốn của tôi về cái chết nếu tại thời điểm nào tôi mất khả năng và trong các hoàn cảnh :

__(chọn X)_______Tôi ở thời kỳ cuối của bệnh

Hoặc__(chọn X)___Tôi ở trong tình trạng vô phương cứu chữa Hoặc__(chọn X)___Tôi ở trong tình trạng sống thực vật

Và nếu bác sỹ điều trị hay chăm sóc của tôi và bác sỹ thứ hai được hỏi ý kiến có quyết định rằng không có loại thuốc nào có thể phục hồi sức khỏe cho những trường hợp như trên; tôi muốn rằng những biện pháp kéo dài sự sống được từ chối hay hủy bỏ khi đơn yêu cầu những thủ tục chỉ phục vụ để kéo dài sự sống nhân tạo trong quá trình của cái chết, và tôi được phép chết tự nhiên chỉ với sự quản lý của việc chữa bệnh bằng thuốc hay việc thực hiện bất kỳ loại thuốc nào cho rằng để làm cho tôi có sự chăm sóc nhẹ nhàng hay làm dịu đi sự đau đớn.

Đây là quyết định của tôi, rằng lời tuyên bố được tôn trọng bởi gia đình và bác sỹ như sự thể hiện cuối cùng quyền cơ bản của tôi từ chối thuốc hay sự điều trị bằng phẫu thuật và chấp nhận hậu quả từ sự từ chối đó.

Trong trường hợp tôi không thể biểu lộ ý chí và không được tôn trọng quyết định từ chối, từ bỏ hay tiếp tục những biện pháp kéo dài sự sống, tôi mong muốn được chỉ định người được ủy nhiệm của tôi để thực hiện những điều khoản của bản tuyên bố này:

Tên:__________________________________________________________ Địa chỉ:_______________________________________________________ Điện thoại:_________________________

Tôi hiểu đầy đủ tầm quan trọng của bản tuyên bố này và tôi có đủ năng lực tinh thần và ý chí để lập bản tuyên bố này.

Những hướng dẫn thêm (không bắt buộc phải điền):

______________________________________________________________ ______________________________________________________________ ______________________________________________________________ _______(Ký tên)_______ ______Người làm chứng thứ nhất______ ____Địa chỉ____ ____Điện thoại____ ______Người làm chứng thứ hai______ ___Địa chỉ ___ ___Điện thoại___ ---&---

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005, NXB. Chính trị quốc gia năm 2006. 2. Bộ Luật Hình sự Việt Nam 1999, NXB. Chính trị quốc gia năm 2006. 3. Công ước nhân quyền Châu Âu.

4. Đại Học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật Hình sự, NXB.CAND, năm 2000. 5. Luật Phòng, chống nhiễm virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch

mắc phải ở người (HIV/AIDS) của Việt Nam năm 2006.

6. Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác của Việt Nam ban hành ngày 29/11/2006. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Website Tuoitre.com.vn ngày 24/11/2004.

8. Website Vnexpress.net các ngày: 11/04/2001, 01/09/2001, 16/05/2002, 24/12/2002, 22/03/2005.

9. Văn bản pháp luật: vbqppl.moj.gov.vn

II. Tài liệu tiếng nước ngoài

10. Britton A, AKveld H, Euthanasia: Comparasion between the UK& the Nertherlands.

11. Dutch Civil Code .

12. In re karen Ann Quinlan, 355 A.2d, N.JSup 1976. 13. The 2006 Florida statutes, Civil rights, chapter XLIV.

14. The Oregon death with dignity act Oregon revised statutes, 2006

15. Stephen Hicks: A Comparative case study euthanasia, Workshop “How to teach Comparative Law”, Ha Noi, 21-23/04/2006.

16. Các trang web: bbc.co.uk; euthanasia.com; westlaw.com.

Một phần của tài liệu BÁO cáo tình hình thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo trong 5 năm (Trang 41 - 46)