Điều kiện không rơi vào các trường hợp cấm

Một phần của tài liệu vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 30)

5. Bố cục đề tài

2.1.1.1.3 Điều kiện không rơi vào các trường hợp cấm

Các trường hợp bị cấm kết hôn được quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, người đang có vợ hoặc có chồng

Theo quy định tại điểm c mục 1 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP và Điều 3 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP thì người đang có vợ hoặc có chồng là:

+ Người đã kết hôn với người khác theo đúng pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn.

+ Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Cũng theo quy

định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 77/2001/NĐ-CP là chỉ áp dụng đối với các trường hợp giữa một bên là công dân Việt Nam và một bên là công dân nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam đẫ sinh sống ổn định lâu dày tại Việt Nam; các trường hợp giữa một bên là công dân Việt Nam và một bên là người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam hoặc cả hai bên là người không quốc tịch nhưng thường trú tại Việt Nam.

Theo Điều 3 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP đã bỏ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 1 và Điều 7 Nghị Định số 77/2001/NĐ-CP tức là đã bỏ trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà chưa đăng ký kết hôn và trường hợp này chỉ áp dụng đến ngày 01/01/2003.

Để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, xây dựng môi trường giáo dục và nhân cách con người tốt, phát huy vai trò gia đình tốt thì xã hội tốt nên pháp luật đã cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ, có chồng một cách thường xuyên, công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình.

Như vậy, không chỉ những người đã kết hôn (đang có vợ hoặc có chồng) mới bị cấm kết hôn với người khác mà pháp luật còn cấm những người đó chung sống như

vợ chồng với người khác. Những quan hệ như vậy sẽ không được pháp luật công nhận, bảo vệ.

Thứ hai, người mất năng lực hành vi dân sự.

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Theo đó, người mất năng lực hành vi dân sự là người không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình khi xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Còn theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2005 người mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần; người mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Như vậy Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã không công nhận và bảo vệ việc kết hôn mà trong đó có ít nhất một bên bị mất năng lực hành vi dân sự. Bởi lẻ, kết hôn không chỉ đơn giản là hai bên nam nữ đủ độ tuổi, tự nguyện quyết định là có thể trở thành vợ chồng. Kết hôn là nhằm mục đích duy trì nòi giống, vợ chồng cùng nhau chăm sóc, giúp đỡ, chia sẽ trách nhiệm, nghĩa vụ đối với nhau. Nếu một người bị mất năng lực hành vi dân sự họ không thể nhận thức, không làm chủ được hành vi của mình khi đó họ cũng không có điều kiện để thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của người chồng, người vợ, người cha, người mẹ đặc biệt hơn là họ không thể lo cho chính bản thân của mình. Vì vậy, Luật cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn.

Mặt khác, người bị bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nhưng chưa bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự thì họ sẽ không thuộc trường hợp cấm kết hôn vì họ chưa được xem là người mất năng lực hành vi dân sự. Khi đó, họ vẫn chưa đủ điều kiện kết hôn vì họ không đáp ứng điều kiện về sự tự nguyện (do không ý thức, điều khiển được hành vi nên không bài tỏa được ý chí của mình trong việc kết hôn). Hơn thế, trong hồ sơ đăng ký kết hôn yêu cầu giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Khi đó, không cần phải được Tòa án tuyên là người mất năng lực hành vi dân sự.

Việc áp dụng pháp luật để xác định người mất năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài (bao gồm: người có một quốc tịch nước ngoài, người không quốc tịch, người có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài) cư trú tại Việt Nam thì tuân

theo quy định tại điều 22 của Bộ luật dân sự. Trong trường hợp người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam thì việc xác định người mất năng lực hành vi dân sự nếu người nước ngoài là:

+ Người có một quốc tịch nước ngoài thì sẽ tuân theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. (Khoản 1 Điều 8 Nghị định 138/2006/NĐ-CP)

+ Người không quốc tịch thì sẽ tuân theo pháp luật của nước nơi người đó cư trú, nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Việt Nam. ( Khoản 1 Điều 760 Bộ luật dân sự năm 2005)

+ Người có hai hay nhiều quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự, nếu người đó không cư trú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ của công dân (đương sự phải chứng minh). Trường hợp đương sự không chứng minh được thì áp dụng pháp luật Việt Nam. ( Khoản 2 Điều 760 Bộ luật dân sự năm 2005 và Điều 5 Nghị định 138/2006/NĐ-CP )

Thứ ba, giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ

trong phạm vi ba đời.11

Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại “hay là người có quan hệ huyết thống, trong đó người này

sinh ra người kia kế tiếp nhau”. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là giữa

những người cùng một gốc sinh ra: “cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ,

cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba”.

Nếu họ kết hôn với nhau sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nòi giống, chất lượng dân số. Khoa học đã chứng minh kết hôn trong phạm vi ba đời, đặc biệt giữa những người cùng dòng máu trực hệ (thường gọi là kết hôn cận “huyết thống”) sẽ để lại hậu quả khôn lường, làm suy giảm sức khỏe, suy giảm chất lượng nòi giống, con cái sinh ra bị mắc bệnh dị tặt, bệnh di truyền. Vì vậy, những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời bị cấm kết hôn.

11 Tại Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ngoài việc cấm kết hôn mà còn cấm việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

Thứ tư, giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với

con nuôi; giữa bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.12

Tuy những người này không có quan hệ huyết thống với nhau nhưng giữa họ có mối quan hệ gia đình nên có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đối với nhau. Trong quan hệ nuôi con nuôi, việc nuôi con nhằm mục đích xác lập quan hệ cha mẹ và con lâu dày, bền vững vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, đảm bảo cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trong môi trường gia đình. Mặc khác, để phù hợp với truyền thống đạo đức, pháp luật về hôn nhân và gia đình của Việt Nam, đảm bảo xây dựng, duy trì gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc, bền vững cho nên dù còn hay không còn quan hệ nuôi dưỡng chăm sóc, những người đang hay đã từng có mối quan hệ cha, mẹ và con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng cũng không được kết hôn với nhau.

Thứ năm, giữa những người cùng giới tính.

Để đảm bảo cho quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, phù hợp với truyền thống, văn hóa, đạo đức của người Việt Nam và đạt được mục đích tốt đẹp nên việc kết hôn giữa những người cùng giới tính sẽ bị cấm kết hôn. Kết hôn cùng giới tính tuy không gây ra hậu quả nặng nề về chất lượng nòi giống nhưng lại có ảnh hưởng tới truyền thống đạo đức của gia đình Việt Nam. Vì vậy, pháp luật không thừa nhận việc kết hôn giữa hai bên là những người cùng giới tính với nhau.

Trên thực tế có những trường hợp người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã chuyển giới muốn kết hôn với người Việt Nam ở trong nước. Ta có thể hiểu người chuyển giới là người có giới tính sinh học không trùng với bản dạng giới của họ (chẳng hạn, một người có cơ thể là nam nhưng lại nghỉ mình là nữ hoặc ngược lại, nên họ đã phẩu thuật chuyển sang giới tính mình muốn). Hiện nay pháp luật Việt Nam cho phép xác định lại giới tính nhưng vẫn chưa chấp nhận việc chuyển giới. Do đó, những người đã phẩu thuật để được chuyển giới tính sẽ không được thay

12 Tại Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ngoài việc cấm kết hôn mà còn cấm việc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

đổi giấy tờ về hộ tịch liên quan đến giới tính cho nên ta cần xác định giới tính của họ dựa vào giấy tờ tùy thân của họ. Mặc dù pháp luật Việt Nam cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, nhưng việc chung sống như vợ chồng giữa những người này vẫn diển ra. Bởi lẽ, đây là vấn đề mang tính xã hội cao nên giải quyết vấn đề này cần phải có lộ trình nhất định nhằm để giúp họ giải quyết một cách ổn thỏa các hậu quả pháp lý từ việc chung sống này. Như vậy, để đảm bảo các quyền, lợi ích chính đáng của người cùng giới tính thì pháp luật Việt Nam cần phải thừa nhận việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính rồi mới thừa nhận hôn nhân giữa những người này. Cụ thể là trong Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “nhà nước

không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.

Một phần của tài liệu vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)