Thời Chiến Quốc Thời Xuân Thu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tác phẩm đông chu liệt quốc (Trang 27)

kéo dài từ khoảng thế kỷ 5 TCN tới khi Trung Quốc thống nhất dưới thời Tần năm 221 TCN. Thông thường nó được coi là giai đoạn thứ hai của nhà Đông Chu, tiếp sau giai đoạn Xuân Thu, dù chính nhà Chu đã kết thúc vào năm 256 TCN, 35 năm trước khi kết thúc giai đoạn Chiến Quốc. Tương tự như giai đoạn Xuân Thu, vị vua nhà Chu chỉ đơn giản là một vuabù nhìn. Tên gọi Chiến Quốc xuất phát từ cuốn Chiến Quốc sách được biên soạn đầu thời nhà Hán. Điểm khởi đầu thời Chiến Quốc hiện vẫn còn tranh cãi. Trong khi thông thường mọi người sử dụng năm 475 TCN (tiếp sau thời Xuân Thu) thì năm 403 TCN – năm mà nước Tấn bị chia thành ba – cũng thỉnh thoảng được coi là năm bắt đầu của thời kỳ này.

Thời Chiến Quốc, trái với thời Xuân Thu, là một giai đoạn mà các lãnh chúa địa phương sáp nhập các tiểu quốc nhỏ hơn xung quanh để củng cố quyền lực. Quá trình này đã bắt đầu ở thời Xuân Thu, và tới thế kỷ 3 TCN, bảy nước lớn nổi lên chiếm vị trí áp đảo. Bảy nước lớn thời Chiến Quốc (Chiến Quốc thất hùng), gồm có Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Nguỵ và Tần . Một dấu hiệu khác của sự tăng cường quyền lực là sự thay đổi danh hiệu: trước kia các lãnh chúa vẫn xếp mình vào bậc công hay hầu, chư hầu của vua nhà Chu; nhưng trong giai đoạn này họ đã lần lượt tự xưng vương, có nghĩa là họ ngang hàng với vua nhà Chu.

là tên gọi một giai đoạn lịch sử từ 722 đến 481 TCN trong lịch sử Trung Quốc. Tên của nó bắt nguồn từ cuốn Kinh Xuân Thu (Biên niên sử Xuân Thu), một cuốn sử mà theo truyền thống thường được coi là của Khổng Tử. Ở giai đoạn Xuân Thu, quyền lực được tập trung hoá. Giai đoạn này xảy ra rất nhiều các trận chiến và sự sáp nhập khoảng 170 nước nhỏ. Sự sụp đổ dần dần của giới thượng lưu dẫn tới sự mở rộng học hành; trí thức gia tăng lại thúc đẩy tự do tư tưởng và tiến bộ kỹ thuật. Tiếp sau giai đoạn này là thời Chiến Quốc.

Ở thời điểm đó Trung Quốc vẫn chưa được coi là một đế quốc. Và tới tận khi vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tần, và cũng là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc lên ngôi thì nước này mới bắt đầu giai đoạn phong kiến. Dưới thời nhà Chu, trung tâm của quyền lực nằm trong tay (hay được cho là như vậy) vị vua nhà Chu.

Tư tưởng toát ra trong suốt bộ tiểu thuyết này là tư tưởng "dân bản" của nhà nho : dân là gốc của nước , là sức mạnh của nước ; không phải vũ lực quyết định sự thành công hay sự thất bại mà chính là lòng dân . Trong truyện , những

bậc anh hùng cứu nước (Huyền Cao , Tín Lăng quân , Lạn Tương Như , v.v...) những nhà trí

thức chính trực (Ðổng Hồ , Lỗ Trọng Liên , v.v...); những người chấp chính có nhiệt tình với dân với nước (Quản Trọng , Tử Văn , Tôn Thúc Ngao,v.v...) đều được tác giả nhiệt liệt ca ngợi và đề cao .

Mặt khác, tác giả miêu tả không dè dặt,không nể nang,cái bản chất xấu xa,bỉ ổi của giai cấp thống trị . Những mâu thuẫn sâu sắc giữa các tập đoàn thống trị,sự tranh giành quyền lợi giữa các cá

nhâ,gây nên vô số những cuộc chính biến và những cuộc tàn sát trong hơn bốn thế

Cũng không sao nói hết được sự dâm loạn vô sỉ ở

chốn cung đình : quan hệ nam nữ bậy bạ giữa anh em ruột , giữa bố chồng và nàng dâu , con chồng và thứ mẫu ,v.v... (Tề Khương công và nàng Văn Khương , Vệ Tuyên công và nàng Tuyên Khương , Tấn Hiền công và nàng Tề Khương , v.v...) đều được tác giả kể lại và có thái độ phê phán.

Sự ngu xuẩn của bọn thống trị thì được biểu hiện trong những nhân vật điển hình là Tống Tương công (dựng cờ nhân nghĩa , không chịu đánh giặc trong lúc giặc đang qua sông) , Vệ công (cho hạc làm quan) , Yên Khoái (bắt chước Nghiêu , Thuấn nhường ngôi) v.v... Tuẫn táng là một tập tục vô nhân đạo do sự ngu xuẩn của bọn đế vương sinh ra : Tề Hiều công chôn sống hơn hai trăm nội thị và cung nhân , để cho cha mình (chết rồi) có người hầu hạ ở dưới đất ; 177 người dân , trong đó có những người ưu tú (Tam Lương) cũng

chịu một số phận như vậy ở đất Ung , táng địa của Tần Mục công ; Ngô vương Hạp Lư đánh bẫy hơn một vạn nam nữ để tuẫn táng cho con gái chết yểu của mình là Thắng Ngọc .

Bên cạnh những tư tưởng tiến bộ , thì do sự hạn chế của thời đại , Phùng Mộng Long cũng không tránh khỏi những quan điểm tiêu cực , lạc hậu .

Ở "Ðông chu liệt quốc" , tư tưởng chính thống và định

mệnh rất phổ biến . Vua nhà Chu làm thiên tử là do mệnh trời , cho nên những nước chư hầu nào xưng vương đều bị coi là "tiếm" . Ðó là tư tưởng chính thống , xây dựng trên quan điểm định mệnh .

"Ðông Chu liệt quốc" cũng đề cao "trung hiếu tiết nghĩa" phong kiến . Chữ "trung" ở đây là sự trung thành tuyệt đối của kẻ làm tôi , làm dân đối với cá nhân thiên tử là người được coi như chịu mệnh trời để cai trị thiên hạ .

Trong "Ðông Chu liệt quốc" không thiếu gì chuyện vua bắt kẻ làm tôi phải chết , kẻ bề tôi phải vui lòng chết theo để được tiếng là "trung" . Chữ "hiếu" cũng cùng bản chất với chữ trung vì thiên tử được coi như là cha mẹ dân

Công tử Thọ và Cấp Tử nước Vệ vui lòng chết để khỏi trái đạo "hiếu" đối với một người cha tàn ác , bất công

Chữ "trinh" chữ "tiết" cũng được quan niệm một cách hẹp hòi , biểu hiện một quan hệ phụ quyền rất chặt chẽ . Người con gái nước Sở giặt vải ở bờ sông Lại Thủy đã nhảy xuống sông chết chỉ vì đã "trót" nói chuyện và cầm nắm cơm đưa tận tay cho Ngũ Tử Tư là một

Chữ "nghĩa" thì thường thường được xây dựng trên cơ sở ân oán cá nhân . "Sĩ vị tri kỷ giả tử" kẻ sĩ phải lấy cái chết đạ đền ơn người biết mình , nếu không thì không đáng gọi là kẻ trượng phu . Dự Nhượng huỷ hoại cả thân thể mình để đi báo thù cho Tri Bá ; Yêu Ly không những để cho

người ta chặt tay mình đi , lại còn bằng lòng để cho người ta giắt cả vợ con mình để đền đáp ơn người tri kỷ . Những truyện như thế rất nhiều trong Ðông Chu liệt quốc . Do đó , nếu chữ

"nghĩa" có thể đem lại đoàn kết để phục vụ chính nghĩa , thì nó lại hay bị giai cấp thống trị quí tộc lợi dụng mà mưu đồ lợi riêng .

Trong Đông chu liệt quốc sự mê tín , ma quỷ bói toán , nhân quả , báo ứng cũng được tác giả chú ý đến.

Ngay trong hồi thứ nhất đã có đến bốn năm

chuyện huyền hoặc : đứa trẻ mặc áo đỏ dạy bài

hát chẳng lành , những cung phi có thai bốn mươi năm , người con gái hiện hình ở trai cung , oan

hồn của Ðậu Bá và Tả Nho đòi mạng , v.v... Về sau lại còn vô số những chuyện điềm tốt , điềm xấu , quỉ thần , đồng cốt , yêu quái , v.v... Những chuyện hoang đường như thế thường thấy chép trong nhiều truyện cổ nói chung .

Trước cái chết của vua cha là Ngô Hạp

Lư, Ngô Phù Sai quyết tâm đánh vào kinh đô nước Việt sau mấy năm rèn luyện binh mã dưới sự tư vấn của nghĩa phụ Tướng quốc Ngũ Tử Tư, buộc Việt Vương Câu Tiễn phải đầu hàng.

Nhằm giúp cho hoàng tộc mình thoát khỏi sự truy cùng giết tận của Phù Sai, Câu

Tiễn chịu để bị bắt đến Ngô quốc làm nô lệ. Đây cũng là giai đoạn ông chịu nhiều khổ nhục nhất.

Sự xuất hiện của nàng Tây Thi với vẻ đẹp nghiêng nước khuynh thành lúc bấy giờ chính là cứu cánh duy nhất giúp Việt Vương khôi phục đất nước.

Trớ trêu thay, Tây Thi lại là người yêu của Phạm Lãi Đại phu, vị dũng tướng tài giỏi, trung thành nhất dưới trướng Việt Vương Câu Tiễn.

tác phẩm nghệ thuật khắc họa đầy đủ tài - trí - dũng của các bậc anh hùng thời Xuân Thu chiến quốc mà tên tuổi của họ đã được lưu truyền qua biết bao trang sử.

Tây Thi là một người con gái rất đẹp thời Xuân Thu, đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhânTrung Quốc. Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước (trầm ngư), người con gái đó đã có công lớn trong việc giúpPhạm Lãi, Văn Chủng và Việt Vương Câu Tiễn diệt vua Ngô Phù Sai.

Vẻ đẹp của nàng rất phổ biến rộng rãi trong thi ca cũng như dân gian, người ta thường dùng sắc đẹp của nàng để nói lên những người con gái tuyệt đẹp trong văn hóa Trung Hoa và một số nước chịu ảnh hưởng. Câu chuyện của nàng là một ví dụ điển hình cho hình tượng hồng nhan họa thủy trong thời phong kiến xưa.

Khi lựa chọn Tây Thị và Trịnh Đán đưa sang Ngô, lúc ấy Phạm Lãi và Câu Tiễn chưa hề biết mặt nàng. Nhưng khi qua đến xứ người, Tây Thi bí mật liên lạc với hai người này, đồng thời lo lót cho Bá Hi vốn là nịnh thần của Ngô vương Phù Sai để y nói giúp Phù Sai nhằm giảm bớt cực nhọc cho Câu Tiễn. Công lao của Tây Thi ở nước Ngô rất lớn, mặc dù nàng và Phạm Lãi lúc ấy đã phải lòng nhau, nhưng không hề bộc lộ ra mặt mà âm thầm giúp sức cho Câu Tiễn vốn đang nhịn nhục tìm cách trả thù.

Ngô Phù Sai bắt vợ chồng Câu Tiễn phải làm cỏ mộ, mặc áo vải xấu, mỗi ngày chỉ ăn một chén cơm hẩm. Tây Thi và Phạm Lãi cũng âm thầm cấu kết với Bá Hi trợ cấp thêm một số lương thực cho vợ chồng Câu Tiễn khỏi chết đói.

Có giả thuyết cho rằng, sau khi diệt được Ngô vương Phù Sai, vợ của Việt vương Câu Tiễn sợ rằng sắc đẹp của Tây Thi sẽ lôi cuốn Câu Tiễn

nên tìm kế giết. Phạm Lãi biết chuyện đã dắt Tây Thi bỏ đi trốn vào Ngũ Hồ. Theo như cuốn Tây Thi do Lợi Bảo viết thì Tây Thi đã tự sát trong Ngũ Hồ và sau đó Phạm Lãi hối hận vì đã giúp Câu Tiễn, ông đã khóc tới chảy máu mắt.

Phù Sai là một vị vua anh hùng, nhưng từ khi Tây Thi xuất hiện thì lại lơi lỏng việc nước, bỏ bê chính sự. Tây Thi theo kế của Văn Chủng ra sức mê hoặc khiến vua Ngô ngày đêm cùng nàng chìm đắm trong xa hoa, hưởng lạc, dần dần mất hết ý chí. Bởi chỉ khi nước Ngô suy yếu thì Việt mới có cơ hội phục thù. Tuy nhiên, việc Phù Sai cho Câu Tiễn về nước phần lớn đều do Tây Thi tác động. Trong một đêm trà dư tửu hậu, Tây Thi sau khi hết lời ca ngợi Phù Sai rồi chuyển qua phỉ báng vua của mình. Nàng khuyên Phù Sai nên tha cho Câu Tiễn vì nhìn vợ chồng ông vua này đã ở dưới đáy bùn của sự sỉ nhục, không còn khí thế của vua

chúa nữa. "Ngài đối xử tệ bạc với họ chẳng khác nào để

cho quần hùng trong thiên hạ chê cười". Sau nhiều lần suy

nghĩ, bỏ mặc ngoài tai lời can ngăn của Ngũ Tử Tư, Phù Sai thả vợ chồng Câu Tiễn và Phạm Lãi và nước Việt.

Vì vậy trong mắt người nước Ngô, Tây Thi đích thực là một yêu cơ khuynh đảo cả triều chính, còn đối với dân nước Việt thì nàng là một nữ nhi yêu nước, đem thân mình ra cứu nguy xã tắc nước Việt. Tuy vậy nhưng sau khi sống với Phù Sai lâu năm, từ từ đã dần dần yêu Phù Sai thật sự. Tây Thi đã cùng Ngũ Từ Tư, người chống đối Tây Thi khi Tây Thi mới vào cung nhưng sau này đã nể nàng vì văn chương uy bác và có lòng thành thật sự với nhà vua, khuyên nhà vua không nên đánh Tề. [4] Nhưng lúc này Phù Sai đã tín nhiệm Câu Tiễn cộng với lòng mơ tưởng làm bá chủ thiên hạ nên đã ra quân đánh Tề, làm hao tổn nhân lực, thực phẩm, người người chết... Trong khi đó Câu Tiễn thừa cơ hội đánh úp và đã chiến thắng chiếm được Ngô

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tác phẩm đông chu liệt quốc (Trang 27)