5. Phương pháp nghiên cứu
2.1.3. Dung môi chiết rửa
Dung môi nước có phụ gia QH4
2.1.4.Chất hoạt động bề mặt
2.1.4.1.Khái niệm
Chất hoạt động bề mặt là các chất có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của chất lỏng. Phân tử chất hoạt động bề mặt gồm hai phần: Đầu kỵ nước (Hydrophop) và đầu ưa nước (Hydrophyl).Và tính chất hoạt động bề mặt phụ thuộc vào hai phần này.
Đầu kỵ nước phải đủ dài, mạch carbon từ 8 – 21,ankyl thuộc mạch ankan, amken mạch thẳng hay có gắn vòng cyclo hoặc vòng benzen…
Đầu ưa nước phải là một nhóm phân cực mạnh như cacboxyl (- COOH), Hydroxyl (-OH), amin(- NH2), sulfat (-OSO3)…
2.1.4.2. Các tính chất cơ bản Tính thấm ướt
Khả năng tạo bọt Khả năng hòa tan Khả năng nhũ hóa Điểm Kraft – điểm đục
2.1.4.3. Phân loại
Có nhiều cách phân loại chất hoạt động bề mặt nhưng cách phân loại hợp lý nhất là theo cấu tạo hóa học. Phân loại theo cấu tạo hóa học chia chất hoạt động bề mặt ra lan hai loại:
- Chất hoạt động bề mặt sinh ra ion
- Chất hoạt động bề mặt không sinh ra ion
Trong chất hoạt động bề mặt sinh ra ion được chia làm ba loại sau: - Chất hoạt động bề mặt cation
- Chất hoạt động bề mặt anion - Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính
Chú ý :
Chất HĐBM nghiên cứu đều có gốc là alcol (không có mạch vòng, có 1 đến nhiều nhóm –OH)
Có chất tạo bọt – Lưu ý không khuấy lắc để TRÁNH tạo bọt trong khi pha chế và sử dụng, gây khó khăn cho chiết tách. Pha thành dung dịch phải khuấy nhẹ, khuấy ‘ngầm’, Sau khi pha trộn và khuấy trộn phải để tối thiểu 30 phút cho ‘hòa tan hết’