Làm gì để tai nạn giao thông không còn là nỗi nhức nhối?

Một phần của tài liệu Bộ câu hỏi Tuyên truyền viên giỏi về ATGT năm 2011 (Trang 39 - 41)

ảnh minh họa

Thế rối tháng này cũng là tháng tai nạn giao thông giảm hẳn, nhưng sau đó lại đâu vào đấy. Có lẽ, đây vẫn là bài toán khó, đòi hỏi phải có thời gian, lộ trình và sự vào cuộc quyết liệt, liên tục mới hạ nhiệt được.Nguyên nhân là do chạy quá tốc độ, lấn đường lấn vạch, say rượu, thiếu quan sát, chạy xe ẩu... Người tham gia giao thông chưa tự giác chấp hành các quy định của pháp luật. Người điều khiển môtô, ôtô phóng nhanh vượt ẩu. Người đi bộ chủ quan, không quan sát. Qua thống kê 98 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng cho thấy, nguyên nhân xảy ra tai nạn tập trung vào các lỗi đi không đúng phần đường; vi phạm tốc độ; tránh vượt không đúng quy định; vượt sai quy định,...

Theo UB An toàn giao thông quốc gia, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đã chuyển biến tích cực, thể hiện rõ nhất là việc chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm; sự chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ, quyết liệt của Chính phủ, bộ ngành và các địa phương với những biện pháp đồng bộ, cụ thể trong chỉnh trang đô thị, lắp đặt biển báo, quy hoạch khu dân cư điểm đấu nối, cải tạo đường bộ, phát hiện và loại bỏ điểm đen, tăng cường tuyên truyền

việc chấp hành luật lệ giao thông, xử lý xử phạt....Tuy vậy, theo tôi tình hình vi phạm và tai nạn còn cao, công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của cảnh sát giao thông nặng về xử phạt. Tựu trung các nguyên nhân lại chính là sự thiếu ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông như chạy quá tốc độ, chở quá tải...

Phải mãi là “Tháng an toàn giao thông”

Để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, trước hết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông, làm sao để công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trật tự an toàn giao thông thực sự là biện pháp quan trọng hàng đầu. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật cần tập trung vào đối tượng là thanh niên, người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, lực lượng lái xe chuyên nghiệp. Công tác tuyên truyền cần tránh hình thức và cần được đổi mới về nội dung, phù hợp với từng vùng, miền, đối tượng.

Một điểm nữa là thực trạng hiện nay trên 70% số vụ TNGT do lái xe mô tô gây nên, trong khi đó qua một cuộc khảo sát mới đây của cơ quan chức năng cho thấy, có hàng ngàn người điều khiển mô tô không biết về làn đường, ký hiệu biển báo và chỉ đi theo thói quen. Bởi vậy, các cơ quan chức năng cần tăng thêm thời lượng dạy luật cho lái xe mô tô, khi sát hạch nên bổ sung thêm những tình huống thực tế phải xử lý… Trong quá trình đào tạo, sát hạch cấp bằng lái xe ôtô và môtô cần chú trọng đến cả nội dung về đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của người lái xe. Bộ GTVT và Bộ Công an phối hợp tăng cường việc quản lý lái xe, nhất là đội ngũ lái xe khách, xe container sau khi được cấp bằng.

Tháng “An toàn giao thông" tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn giao thông theo chiều sâu và phù hợp với tình hình cụ thể ở địa phương. Hạ tầng giao thông cần được bảo trì, chỉnh trang kịp thời và đúng quy định, rà soát để bổ sung đầy đủ cọc tiêu, báo hiệu đường bộ, thực hiện đúng các quy định về bảo đảm an toàn trên các công trình vừa thi công, vừa khai thác, khắc phục kịp thời các "điểm đen". Tổ chức thực hiện giai đoạn 2 Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt trên địa bàn, kiểm tra các điều kiện an toàn bến khách ngang sông... Tổ chức rà soát việc phân luồng giao thông, phân làn phương tiện nhất định không để xảy ra ùn tắc giao thông đô thị, đặc biệt ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, kiên quyết đình chỉ lưu hành các loại ôtô hết niên hạn sử dụng và phương tiện cơ giới tự chế không đủ điều kiện tham gia giao thông.

Mong rằng các lực lượng chức năng phải làm liên tục, quyết liệt thì TNGT mới mong giảm thực sự.

Một phần của tài liệu Bộ câu hỏi Tuyên truyền viên giỏi về ATGT năm 2011 (Trang 39 - 41)