-Hệ thống kiểm soát rò rỉ cho trung tâm dữ liệu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về máy chủ IBM và giới thiệu về trung tâm dữ liệu(data centre) (Trang 69)

2. 6 Thiết kế hệ thống mạng và thoại

2.8 -Hệ thống kiểm soát rò rỉ cho trung tâm dữ liệu

Hệ thống kiểm soát rò rỉ của hãng APC.

Sự xuất hiện của nước trong trung tâm dữ liệu là vấn đề cần đặc biệt quan tâm vì nó có thể làm ngừng sự hoạt động của một số hệ thống, gây gián đoạn hoặc hư hỏng hệ thống. Hậu quả của sự cố này làm mất nhiều thời gian để sửa chữa. Do vậy, hệ thống phát hiện nước rò rỉ được đề xuất triển khai trong toàn bộ trung tâm dữ liệu. Hệ thống này gồm m hệ thống dây cáp cảm biến và một màn hình LCD giám sát. Hệ thống dây cảm biến được theo dõi giám sát từ xa sẽ xác định và cảnh báo sớm nước bị rò rỉ trong trung tâm dữ liệu, ví dụ nước rò rỉ từ máy điều hòa, ẩm thẩm thấu... Hệ thống các dây cảm biến này được đặt tại một số vị trí nhạy cảm hoặc khó kiểm soát trong DC như: chân các vị trí tủ rack, điều hòa, dưới sàn giả, trần giả, trong khu vực kỹ thuật, các góc khuất…khi phát hiện có sự có rò rì, thông qua một màn hình điều khiển trung tâm, hệ thống điều khiển sẽ phát hiện và báo động đến khu vực đó thông qua việc kết nối và giám sát bằng địa chỉ IP chính xác.

Sơ đồ mô hình hệ thống quản lý,giám sát TTDL.

Để đáp ứng tính sẵn sàng hoạt động cao cho hệ thống, bên cạnh các yêu cầu về thiết bị phần cứng, môi trường, yêu cầu về cảnh bảo và quản trị tập trung của toàn hệ thống là rất lớn và đóng góp một phần quan trọng vào việc đảm bảo tính sẵn sàng hoạt động chung của toàn hệ thống.

Khả năng cảnh báo và quản trị của hệ thống giúp cho người quản trị dễ dàng kiểm tra hoạt động của toàn hệ thống, phát hiện sớm các sự cố có thể từ trước khi sự cố có thể thực sự xảy ra để có biên pháp xử lý kịp thời. Để làm được điều này, hệ thống quản trị TTDL cần phải có các tính năng thiết yếu sau:

 Khả năng quản trị, xử lý tập trung.  Khả năng tự kiểm tra định kỳ (self -test).  Khả năng phát hiện lỗi sớm .

 Khả năng phân tích sự cố.

 Khả năng cảnh báo và quản trị cảnh báo.  Khả năng hỗ trợ giám sát, quản trị từ xa.

 Các mức về khả năng quản trị của hệ thống bao gồm:

 Khả năng quản trị đến từng tủ Rack thiết bị, đến từng ổ cắm là rất

quan trọng, đặc biệt trong các trung tâm dữ liệu lớn với một số lượng lớn các ổ cắm, mạch nhánh và tủ rack.

 Khả năng theo dõi thuộc tính nguồn điện như dòng, áp cùng với khả năng theo dõi đặc tính môi trường như nhiệt độ, độ ẩm đến từng tủ Rack thiết bị sẽ tạo điều kiện rất tốt cho người quản trị trong viẹc phân tích sự cố, ngăn chặn sự cố.

 Phần mềm chuyên về quản trị trung tâm dữ liệu thông qua mạng, SNMP, điện thoại tạo khả năng cảnh báo thông qua âm thanh, đèn, nhắn tin, mạng máy tính....

 Quản trị từng thiết bị (Device Manager), cho phép điều khiển, theo dõi hoạt động một cách thông minh chi tiết đến từng thiết bị.

 Quản trị nhóm thiết bị (Group Manager) để có bức tranh tổng thể về các thiết bị thay cho việc phải chạy từng phần mềm quản trị cho từng thiết bị.

 Quản trị toàn bộ hệ thống (Enterprise Manager) giúp quản trị các nhóm thiết bị của các hãng khác nhau, cung cấp bức tranh tổng thể của toàn bộ hệ thống.

2.10 - Hệ thống mạng, thoại trong Trung tâm dữ liệu. 2.10.1 - Nguyên tắc chung.

Hệ thống mạng, thoại là một phần không thể tách rời với hệ thống của Trung tâm dữ liệu. Hệ thống mạng được trang bị đầy đủ thiết bị, đường truyền, băng thông... là cơ sở cho một hệ thống TTDL, đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông tin trong và ngoài TTDL. Việc thiết kế, thi công hệ thống mạng, thoại trong phòng Data Center phải đạt được những yêu cầu sau:

 Đảm bảo đủ yêu cầu kết nối máy chủ và máy trạm đặt trong TTDL với hệ thống của doanh nghiệp,ngoài ra còn đáp ứng được nhu cầu dự phòng trong tương lai của doanh nghiệp.

 Có thể triển khai kết nối vào mạng WAN nếu doanh nghiệp có nhiều chi nhánh.

 Có khả năng mở rộng thêm các tủ Rack và giá thiết bị khi hệ thống phát triển về sau.

Sơ đồ kết nối của Trung tâm dữ liệu.

TTDL sẽ bố trí hệ thống mạng cáp phục vụ cho việc kết nối các máy chủ đặt trên tủ Rack, một số nốt mạng và thoại đặt trên tường nhà phục vụ cho việc kết nối máy tính cá nhân và thông tin liên lạc giữa các bộ phận trong phòng với bên ngoài.

Hệ thống cáp mạng và thoại này được kéo theo hệ thống máng cáp và tập trung về các phiến đấu dây mạng và phiến đấu dây thoại gắn trên các tủ thiết bị.

2.10.3 - Giải pháp kết nối mạng và thoại trong phòng thiết bị. 2.10.3.1 - Sơ đồ nguyên lý cáp mạng.

Hệ thống cáp mạng dùng STP CAT6 4 đôi để kết nối các thiết bị. Một đầu cáp được bắn vào PatchPanel, đầu còn lại được bắn vào Outlet hoặc cắm thẳng vào thiết bị thông qua RJ45 Connector.

Các PatchPanel được gắn trên giá thiết bị 1. PatchPanel kết nối lên Switch thông qua dây nhảy (Patchcord).

Hệ thống cáp mạng phải kéo đến từng tủ Rack, sơ đồ dưới thể hiện vị trí đặt tủ Rack, dự kiến có 12 tủ Rack, mỗi tủ cần có 24 dây mạng để kết nối các thiết bị đặt trong tủ Rack.

Trong phòng thiết bị bố trí 4 nốt mạng ngầm ở trên tường cách sàn giả 30cm để phục vụ kết nối các máy tính cá nhân vào mạng khi đang thao tác trong phòng thiết bị.

Phòng điều hành bố trí 4 nốt mạng kép cung cấp 8 nốt mạng cho các máy tính cá nhân và các máy tính monitor hệ thống.

2.10.3.2 - Mô hình thiết kế hệ thống mạng.

Sơ đồ mô hình thiết kế hệ thống mạng.

Sử dụng hai core switch hoạt động chế độ active/stanby, sử dụng các giao thức VRRP tạo ra các IP ảo (Virtual IP-VIP) tương ứng là các địa chỉ gateway của hệ thống. Hai core switch này sẽ kết nối đến miền EVNIT, hoặc các miền khác khi đưa thêm vào trong hệ thống. hai switch chạy song song sẽ đảm bảo độ sẵn sàng, an toàn và hiệu năng cao. Từ đây các kết nối đến các server farm khác nhau hoặc khu vực dành cho bộ phận quản lý và vận hành sẽ thông qua các access switch; các switch này sẽ được trang bị khi có nhu cầu. Trong dự án lần này chúng tôi đề nghị trang bị 02 core switch và 01 switch để kết nối NOC và các node mạng phục vụ cho việc thao tác trong phòng thiết bị.

2.10.3.3 - Hệ thống máy chủ,hệ thống sao lưu dữ liệu.

1. Máy chủ Mail server.

Để phục vụ cho nhu cầu sử dụng e-mail nội bộ, cũng như nhu cầu phân phối e-mail giao dịch bên ngoài cho toàn bộ các phòng ban trong doanh nghiệp, một hệ thống email cần được thiết lập, với thiết bị và các phần mềm mạnh mẽ, có độ tin cậy và tính sẵn sàng cao. Hệ thống được thiết kế với khả năng thích ứng tốt với các máy trạm, phần mềm và tài nguyên mạng hiện tại, có đầy đủ các chức năng hỗ trợ người dùng tiên tiến cũng như khả năng mở rộng và nâng cấp để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Hệ thống máy chủ Mailserver IBM System x3650 thuộc dòng máy chủ IBM System x của hãng IBM là hệ thống máy chủ thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Máy chủ này sẽ được cài đặt phần mềm Exchange Svr Ent 2007 English OLP NL của hãng Microsoft.

Máy chủ IBM System x3650.

2. Máy chủ File server.

Nhằm thiết lập một hệ thống lưu trữ và chia sẻ thông tin ưu việt, mang tính tập trung cao, một máy chủ chuyên dụng phải được cài đặt để phục vụ việc quản lý dữ liệu, quản lý quyền truy cập dữ liệu của từng phòng ban, từng người sử dụng. Thiết bị này cần có hiệu năng xử lý cao, tốc độ đáp ứng dịch vụ tốt và dung lượng lưu trữ lớn, đủ để phục vụ cho nhu cầu hiện nay và có khả năng nâng cấp, mở rộng tốt để dự phòng cho các phát triển trong tương lai.

Máy chủ IBM System x x3650.

3 Đặc trưng của dòng máy chủ IBM System x3650.

Đây là dòng máy chủ thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng vẫn đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về kĩ thuật cũng như tính linh hoạt trong hệ thống. Với hệ thống

cung cấp nguồn có khả năng thay đổi nóng (hot-swap), các quạt làm mát có khả năng dự phòng, khả năng quản trị hệ thống cao hơn, máy chủ x3650 có các tính năng nổi bật sau:

 Hỗ trợ bus 667Mhz FSB.

 Đã có sẵn 3 quạt có khả năng trao đổi nóng và có them 3 quạt dự phòng.

 4 khe cắm PCI Express Card hoặc 2 khe cắm PCI-X và 2 khe cắm PCI Express.

 Tích hợp 2 card Ethernet tốc độ Gigabit.

 FBD DDR2 ECC DIMMs kết hợp với bộ điều khiển bộ nhớ tích hợp ECC trên khối xử lý trung tâm.

 Tích hợp hệ thống quản lý với khả năng nâng cấp lên Remote Supervisor Adapter II SlimLine.

 Hệ thống đèn tín hiệu chuẩn đoán (Light Path Diagnostics) bên trong máy chủ.

a/ Mạnh mẽ và linh hoạt đáp ứng mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp.

• Bộ vi xử lý mạnh mẽ Dual Core 3.0 GHz/667 MHz .

• 667 MHz FSB, 6GB RAM PC5300 ECC với tốc độ cao, 2 chiều xen kẽ.

• Khe cắm tốc độ cao, băng thông rộng với hai khe cắm PCI-X, hai khe cắm PCI-Express.

• 6 khe cắm ổ đĩa, tổng dung lượng đĩa có thể lên đến 1.8 TB khi sử dụng ổ đĩa 300 GB SAS hoặc lên đến 3.0 TB khi sử dụng ổ đĩa 500 GB SATA.

b/ Tính sẵn sàng cao.

• Hệ thống tích hợp, quản lý bộ nhớ và hỗ trợ RSA II SlimLine.

• Tính năng Wake on LAN.

• ECC RAM tự động kiểm tra lỗi và sửa lỗi.

c/ Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật hoàn hảo.

• ServerGuide™ và IBM Director .

• IBM Server support và Web support .

• Bảo hành tại chỗ trong vòng 3 năm .

d/ Các đặc tính tiêu chuẩn của máy chủ IBM x3650.

Form factor Rack mount

Processor (max) Dual-Core Intel® Xeon® Processor 5160 lên đến 3.0 GHz

và lên đến 1066 MHz front-side bus

Số processors (std/max) ½

L2 cache 2x2MB

Memory (std/max) 1GB/48GB Fully Buffered DIMM 667 MHz với 12 khe cắm DIMM RAM

Disk bays (total/hot-swap) 6 ổ 3.5” hoặc 8 ổ 2.5”

Maximum internal storage 1.8TB hot-swap SAS, 3TB hot-swap SATA

Network interface Integrated dual Gigabit Ethernet

Power supply (std/max) 835W ½

Các thành phần có thể trao

đổi nóng Power supply, fans và hard disk drives

RAID support Integrated RAID-0, -1, -10, (tùy chọn: RAID 5,6)

Quản trị hệ thống

IBM PowerExecutive 2.0 (included with IBM Director), Integrated Service Processor, Diagnostic LEDs, drop-down light path diagnostics panel, Automatic Server Restart, optional Remote Supervisor Adapter II SlimLine, IBM Director, ServerGuide™ and optional Remote Deployment Manager

Hỗ trợ hệ điều hành

Microsoft® Windows® Server™ 2003, Windows 2000/Advanced Server, Red Hat Linux®, SUSE Linux, Novell NetWare, VMware ESX Server 2.5

4 - Hệ thống sao lưu dữ liệu.

a/ Sự cần thiết cho một hệ thống sao lưu dự phòng.

Trong môi trường hoạt động hiện nay của các hệ thống thông tin, có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng mạnh tới khả năng vận hành của hệ thống, từ các sự cố của nguồn điện cung cấp đến các khả năng cháy nổ hoặc hỏng hóc của các thiết bị. Ngoài ra, các yếu tố an ninh về mặt logic hoặc vật lý, cũng như những hiểm họa thiên tai, hỏa hoạn, tuy có xác xuất nhỏ nhưng không thể loại trừ được. Khi có một hoặc nhiều sự cố trên đây xảy ra, các dữ liệu và thông tin của cả hệ thống đang lưu trữ trên các máy chủ có thể bị mất hoặc hỏng nặng, dẫn đến gián đoạn hoạt động nghiệp vụ.

Để đảm bảo an toàn cho các dữ liệu và thông tin nghiệp vụ của tất cả người dùng của hệ thống thông tin, một giải pháp sao lưu dự phòng cần được triển khai. Ngoài việc cung cấp một lớp bảo vệ cho dữ liệu của tổng công ty, hệ thống này đảm bảo khả năng phục hồi dữ liệu nhanh chóng và đầy đủ khi có sự cố, tối thiểu hóa thời gian gián đoạn dịch vụ và các chi phí liên quan.

b/ Thiết bị sao lưu dữ liệu.

Thiết bị sao lưu cho hệ thống cần có dung lượng đủ lớn để lưu trữ đầy đủ các dữ liệu, thông tin nghiệp vụ, nên có khả năng nén dữ liệu để tăng dung lượng sử dụng và đạt các yêu cầu về tốc độ sao lưu, tốc độ phục hồi dữ liệu. Ngoài ra, các dữ liệu cần được mã hóa để tránh thất thoát thông tin nhạy cảm.

Thiết bị sao lưu dữ liệu.

2.10.4 - Sơ đồ kết nối thoại.

Sơ đồ kết nối thoại trong TTDL.

Các nốt mạng đơn và kép đặt ở trên tường trong phòng thiết bị và phòng điều hành được thực hiện bằng việc kéo cáp STP Cat6 từ tủ switch đến vị trí các nốt mạng thông qua hệ thống máng cáp, phía đầu chờ ở tủ thiết bị nó được đấu nối vào PatchPanel, phía đầu nốt mạng, nó được đi ngầm dưới sàn kỹ thuật và được đấu nối vào các outlet.

Các nốt thoại trong phòng điều hành được thực hiện bằng cách kéo cáp thoại 2x2 từ tủ thiết bị đến vị trí nốt thoại thông qua máng cáp, phía đầu chờ ở tủ thiết bị, cáp thoại được đầu nối vào CrossConnect, đầu kia đi ngầm vào tường và được đấu nối vào outlet thoại.

Sơ đồ chi tiết nối cáp mạng vào Outlet Patchpanel.

2.10.5 - Đấu nối trên tủ thiết bị.

Toàn bộ hệ thống cáp mạng 4 đôi CAT 6 nối từ Patchpanel tại tủ Rack và các nốt mạng trên tường về Patchpanel tại tủ switch mạng tập trung, để đủ nốt mạng và dự phòng yêu cầu cần có 14x2=28 Patchpanel loại 24 port CAT 6 19” (14 patchpanel tại tủ switch tập trung) và 14 Switch loại 24 Port 100/1000.

Sơ đồ bố trí các Patchpanel và Switch lên tủ thiết bị.

Các nốt trên Patchpanel được nối lần lượt lên các Switch bằng dây cáp nhảy Cat6. Switch được nối với nhau lần lượt bằng cáp nhảy lần lượt từ dưới lên trên. Switch trên cùng là Switch có 24 port Ethernet 100/1000 đồng thời có 2 cổng kết nối cổng quang .

Chương IV : Giới thiệu về phần mềm quản lý bảo hành

Trong chương này tôi xin giới thiệu về phần mềm quản lý và bảo hành máy chủ. Phần mềm này được viết trên môi trường C#, đây là phần mềm tương đối đơn giản được viết trên môi trường Dot Net về sau có thể phát triển lên thành hệ thống SAP trên cơ sở dữ liệu SQL Server hoặc ORANCLE. Giám đốc có thể kiểm soát được toàn bộ quá trình hoạt động của toàn thể công ty từ phòng kinh doanh, phòng suất nhập khẩu, phòng triển khai dự án cho đến cuối cùng là phòng bảo hành. Phần mềm quản lý bảo hành gồm 3 phần

- Phần 1: Thông tin về khách hang - Phần 2: Thông tin về dự án - Phần 3: Thông tin về máy chủ Giao diện chính của chương trình

Phần 1 là những thông tin về khách hàng mua máy chủ gồm những thông tin về tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế..

Phần 2 là những thông tin về dự án và các hạng mục dự án đối với các thông tin về: Tên dự án, gói thầu, hạng mục, tên thiết bị, ngày triển khai

Phần 3 là những thông tin về máy chủ của dự án đó, bao gồm các thông tin: Tên máy chủ, tên dự án, loại máy chủ, số lượng HDD, số lượng RAM…

Chương trình trên chưa hoàn thiện và em đang xây dựng thêm một chức năng bảo

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về máy chủ IBM và giới thiệu về trung tâm dữ liệu(data centre) (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w