“Phương pháp hướng dẫn học sinh lập đúng phương trình hóa học” không chỉ áp dụng ttrong bài lập phương trình hóa học lớp 8 mà còn có thể áp dụng được trong việc lập phương trình hóa học ở cấp trung học cơ sở, kể cả các phương trình hóa học có trong dạng toán tính theo phương trình hóa học; nồng độ mol; nồng độ phần trăm, là tiền đề để học sinh có thể lập được phương trình hóa học ở các cấp học cao hơn.
Từng bước hướng dẫn các em học sinh lập đúng phương trình hóa học từ đơn giản đến phức tạp có trong chương trình sẽ giúp học sinh tự tin hơn trong qua trình vận dụng, lĩnh hội kiến thức về phương trình hóa học nói riêng và chủ động tự tin khi học các nội dung có liên quan đến phương trình hóa học. Từ đó góp phần làm cho học sinh thấy yêu thích bộ môn hóa học và nâng cao hiệu quả học tập của nhiều đối tượng học sinh.
Thực hiện đề tài có hiệu quả cần sự nhiệt huyết, năng lực chuyên môn và chủ động áp dụng đề tài một cách thường xuyên, liên tục của giáo viên. Điều này thực sự quan trọng, nó không chỉ giúp học sinh hình thành thói quen tư duy khoa học, đúng phương pháp mà còn hình thành kĩ năng cho học sinh ở những mức độ khác nhau. Giúp học sinh chủ động, tự tin vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết tốt các yêu cầu liên quan đến lập đúng phương trình hóa học. Việc thường xuyên hướng dẫn học sinh lập đúng phương trình hóa học theo hướng nghiên cứu của đề tài còn giúp giáo viên trau dồi kiến thức, kĩ năng, chuyên môn nghiệp vụ không chỉ ở đề tài nghiên cứu mà còn cả những nội dung khác của chương trình hóa học trung học cơ sở như: hóa trị, tính theo công thức hóa học, tính theo phương trình hóa học, nồng độ mol, nồng độ phần trăm,…
Để đạt được mục tiêu đã đặt ra, người giáo viên phải chọn lựa các phương pháp và cách thức thực hiện phù hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng tập thể học sinh và từng đối tượng học sinh. Để hướng dẫn các em lập đúng phương trình hóa học cần từng bước định hướng và rèn luyện phương pháp phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh. Ghi nhận sự tiến bộ của từng em, có biện pháp tuyên dương, khen ngợi, giúp đỡ phù hợp, tạo điều kiện để học sinh chủ động, tự tin vận dụng đúng, linh hoạt phương pháp học tập thích hợp trong việc lập đúng phương trình hóa học. Thông qua đó, học sinh thấy được yêu cầu lập đúng phương trình hóa học, yêu cầu học tập bộ môn là phù hợp với khả năng nhận thức và trình
độ của lứa tuổi các em để các em quyết tâm làm chủ từng đơn vị kiến thức hóa học bộ môn bằng những biện pháp thích hợp.
Từng bước rèn luyện cho các em học sinh thói quen tích cực suy nghĩ, chủ động chiếm lĩnh các đơn vị kiến thức hóa học và các môn học liên quan. Giúp các em suy nghĩ, hành động đúng hướng để đạt được mục tiêu học tập đã đề ra. Giáo viên bộ môn hóa học cần thực hiện linh hoạt các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học theo hướng đổi mới và tích hợp lưu ý tính phù hợp với đông đảo đối tượng học sinh và tính phân hóa.
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần làm tốt vai trò vừa là thầy, vừa là bạn luôn theo dõi giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em từng bước yêu thích, chủ động học tập và học tập tốt bộ môn hóa học. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải tôn trọng lắng nghe, luôn coi các em học sinh là trung tâm, là chủ thể của lớp học trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Giáo viên là cầu nối các em với cánh cửa tri thức rộng lớn, sẵn sàng giúp học sinh chia sẻ những thác mắc, khó khăn trong quá trình học tập. Giáo viên là người khơi gợi trong học sinh không khí thi đua học tập lành mạnh giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Áp dụng có hiệu quả đề tài không chỉ giúp giáo viên củng cố năng lực chuyên môn mà còn giúp học sinh có phương hướng học tập đúng đắn, tự tin giải quyết mọi bài toán liên quan đến lập phương trình hóa học và các dạng toán hóa học khác. Áp dụng có hiệu quả đề tài không những giúp học sinh lập đúng phương trình hóa học mà còn cung cấp cho các em học sinh kĩ năng kiểm tra nhanh, chính xác kết quả mà các em học sinh đã đạt được. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học cần hướng tới.
Đối với giáo viên dạy không đúng chuyên môn hóa học, việc vận dụng đề tài bước đầu gặp khó khăn nhất định do cách tư duy của đặc thù bộ môn. Song nếu để tâm chú ý và từng bước vận dụng một cách phù hợp vẫn
giúp được học sinh tư duy đúng đắn theo phương pháp đã đề ra. Đề tài đạt hiệu quả cao nếu cả giáo viên và học sinh đều tích cực và thường xuyên áp dụng khi có điều kiện và những mức độ phù hợp khác nhau. Đặc biệt là đối tượng học sinh khá – giỏi, đây là chìa khóa vàng giúp các em chủ động, tự tin trước mọi bài toán về lập phương trình hóa học; học sinh trung bình – yếu cũng tự mình lập đúng được các phương trình hóa học cơ bản mà không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, dạy - học là một quá trình chứ không phải là một điểm đến. Vì vậy, giáo viên – học sinh cần có ý thức luôn luôn cố gắng trong mọi hoàn cảnh, từng bước khắc phục khó khăn gặp phải để cùng nỗ lực cố gắng đạt được mục tiêu đã đề ra. Một không khí dạy – học nghiêm túc, sôi nổi khoảng cách thầy trò thật cởi mở sẽ tháo bỏ rất nhiều áp lực cho cả thầy – trò và hiệu quả dạy – học cũng đạt được những kết quả bất ngờ.
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Ngành giáo dục cần cung cấp thêm tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học được đầy đủ, kịp thời để tạo điều kiện cho giáo viên được giảng dạy tốt hơn. Với những sáng kiến kinh nghiệm hay, đạt giải cao qua các năm học, dễ vận dụng theo tôi Phòng giáo dục và Đào tạo nên có kế hoạch phổ biến tới các trường trong huyện để cho các giáo viên được học tập và vận dụng. Có như thế tay nghề và vốn kiến thức của giáo viên sẽ dần được nâng lên.
Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về thời gian cũng như có kế hoạch hướng dẫn nhân viên chuẩn bị đồ dùng thiết bị dạy học cần tích cực tự học chủ động chuẩn bị được đồ dùng thiết bị dạy học theo các thí nghiệm của sách giáo khoa và thực tế hóa chất, dụng cụ trong phòng thí nghiệm hiện có của nhà trường theo hướng dẫn của giáo viên bộ môn ở từng bài giảng chứ không chỉ dừng lại ở việc nhân viên đồ dùng thiết bị dạy học cho giáo viên mượn chìa khóa của phòng thiết bị đồ dùng như hiện nay. Việc làm này rất quan trọng, giúp cho giáo viên chúng tôi có thời gian hơn trong khâu tìm tòi, nghiên cứu soạn giảng để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giảng dạy.
Giáo viên cần phải thường xuyên nghiên cứu, học hỏi và tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để có những phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tăng cường các hoạt động của học sinh trong giờ học bằng các biện pháp hợp lí để làm cho học sinh trở thành các chủ thể hoạt động lĩnh hội tri thức mới.
Giáo viên cần phải có sự quan tâm phù hợp, đặc biệt cho từng đối tượng học sinh như đối tượng học sinh khá – giỏi, đối tượng học sinh trung bình – yếu để giúp các em học tập bộ môn Hoá học được tốt hơn, phù hợp với trình độ nhận thức của các em và đảm bảo mục tiêu đại trà, phổ cập của kiến thức bộ môn cũng như tính phân hóa đối tượng học sinh.
Học sinh cũng cần phải có hứng thú say mê, chủ động, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo theo tính đặc thù của bộ môn hóa học, chủ động tích cực chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, làm bài tập về nhà đầy đủ. Giáo viên bộ môn cần có kế hoạch và hướng dẫn cán bộ lớp thường xuyên kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của các em học sinh một cách chủ động tích cực tạo thói quen học tập có trách nhiệm cho các em học sinh.
Ủy ban nhân dân xã và các cấp chính quyền địa phương cần trang bị cho nhà trường các phòng chức năng để trường trung học cơ sở Đông Tảo sớm được dạy - học một ca, có các phòng chức năng cần thiết tối thiểu phục vụ cho hoạt động dạy – học đạt kết quả cao nhất và hướng tới trường đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình.
III. KẾT LUẬN
Trong quá trình giảng dạy bộ môn hóa học tại Trường trung học cơ sở Đông Tảo qua các năm học. Tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đề xuất đề tài
"Phương pháp hướng dẫn học sinh lập đúng phương trình hóa học” và
được hoàn thiện vào năm học 2013 – 2014. Vấn đề này tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa trong quá trình giảng dạy của mình những năm học tiếp theo. Tuy nhiên, đây là một sáng kiến, một ý tưởng mới mẻ nên
không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tôi mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các đồng chí trong Hội đồng Khoa học và Ban giám hiệu nhà trường, cùng toàn thể các đồng chí đồng nghiệp, các đồng chí giáo viên trong nhóm hóa sinh, trong tổ chuyên môn, để đề tài của tôi được tiếp tục hoàn thiện và áp dụng rộng rãi có hiệu quả ở những năm học tiếp theo.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Đây là SKKN của cá nhân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác.
Đông Tảo, ngày 15 tháng 11 năm 2014
Giáo viên thực hiện
MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU...-1- I. ĐẶT VẤN ĐỀ ... -1- II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ... -3- 1. Cơ sở lý luận: ... -3- 2. Cơ sở thực tiễn: ... -4- 3. Biện pháp tiến hành...-5- 3.1 Các biện pháp ... -5- 3.2 Thời gian tạo ra giải pháp ...
-6- B. NỘI DUNG...-6-
I. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI...-6-
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI...-6-
III. KẾT QUẢ...-22-
IV. KẾT LUẬN...-24-
C. KẾT LUẬN CHUNG...-25-
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ...
-25- II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ...
-27- III. KẾT LUẬN ...
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS ĐÔNG TẢO
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Tổng điểm:……….Xếp loại:………. TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH - HIỆU TRƯỞNG
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KHOÁI CHÂU
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Tổng điểm:……….Xếp loại:………. TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH - TRƯỞNG PHÒNG