Phương pháp ép mẫu

Một phần của tài liệu Điều tra đa dạng các loài cây rau của nhân dân thành phố vinh và vùng phụ cận luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 26 - 27)

Theo phương pháp ép mẫu của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [17].

Mẫu được lấy xong xử lý ngay, loại bỏ phần dập nát, sâu, nếu mẫu có nhiều cành lá thì chỉ giữ lại những cành lá có hoa, quả đặc trưng nhất. Nên cắt mỏng quả để ép giữ lại phần quả có cuống. Sau đó đặt lên tờ báo gấp đôi lại. Khi xếp mẫu lên giấy báo thì nguyên tắc chung là:

- Khi xếp cần chú ý để một vài lá lật ngửa lên để về sau quan sát hệ gân lá. - Không để các bộ phận của cây đè lên nhau

- Các mẫu có đầy đủ hoa, quả (quả nhỏ) thì cần giữ đầy đủ hoa quả.

- Đừng xếp tất cả các mẫu ở giữa tờ báo gấp vì khi xếp mẫu như vậy mẫu sẽ quá dày dễ dập gãy.

- Sau khi đã xếp mẫu lên báo, ta cho mẫu và báo vào cặp ép và lót 2-3 tờ báo ở phía ngoài. Dùng dây buộc chặt đem phơi nắng hoặc sấy khô

Sau 8-12 h phơi hoặc sấy thì thay báo mới và buộc chặt và tiếp tục phơi.

Xác định tên loài:

+ Phân chia mẫu theo họ và chi:

Sau khi thu mẫu, phân loại sơ bộ ngay tại hiện trường, dựa vào bảng chỉ dẫn nhận dạng nhanh các họ ngoài thiên nhiên trong: “Cẩm nang tra cứu và nhận dạng nhanh các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam” của Nguyễn Tiến Bân [2] và “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng thực vật” của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [17].

+ Xác định tên khoa học: Mẫu vật được xác định tên khoa học chủ yếu dựa vào phương pháp hình thái so sánh, tên loài định tra cứu và định loại theo Cây cỏ Việt Nam ( 1999- 2000) của Phạm Hoàng Hộ vừa phân tích vừa tra khoá.

Trong quá trình tiến hành xác định tên khoa học phải tuân theo các nguyên tắc:

+ Phân tích từ tổng thể bên ngoài đến chi tiết bên trong.

+ Phân tích đi đôi với ghi chép và vẽ hình.

+ Phân tích đi đôi với việc tra khoá xác định.

+ Hoàn toàn trung thực, khách quan với mẫu thực.

+ Khi tra khoá luôn đọc từng cặp đặc điểm đối nhau cùng một lúc để dễ phân định các cặp dấu hiệu.

Các tài liệu chính dùng trong quá trình xác định tên khoa học gồm: + Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999 - 2000) [11].

+ Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997) [17].

+ Cẩm nang nghiên cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt nam (Nguyễn Tiến Bân, 1997) [2].

+ Cây rau làm thuốc (Võ Văn Chi) [3], Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi, Trần Hợp), Cây rau, trái đậu dùng để ăn và trị bệnh (Võ Văn Chi, 2005) [5], Rau – Hoa - Quả - Củ làm thuốc (Nguyễn Bá Cừ, 2005) [6], 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, (Trần Đình Lý và cộng sự, 1993) [13].

Một phần của tài liệu Điều tra đa dạng các loài cây rau của nhân dân thành phố vinh và vùng phụ cận luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w