Tiếp cận và kiểm soát nguồn lực hộ gia đình của phụ nữ Raglai.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ của PHỤ nữ TRONG KINH tế hộ GIA ĐÌNH của NGƯỜI dân RAGLAI (Trang 28 - 31)

của dân tộc Raglai tại huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa.

Để nêu được thực trạng vai trò của phụ nữ đối với phát triển kinh tế hộ gia đình của người dân tộc Raglai tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa tôi tập trung đi vào mô tả, phân tích, lý giải về sự tham gia của phụ nữ trong các phương diện: Phân công lao động trong gia đình của người dân Raglai, tiếp cận và kiểm soát nguồn lực hộ của phụ nữ Raglai và quyền quyết định của phụ nữ Raglai trong sản xuất hộ gia đình. Từ đó cho thấy những đóng góp của phụ nữ đối với sự phát triển kinh tế của hộ.

2.3.1. Tiếp cận và kiểm soát nguồn lực hộ gia đình của phụ nữRaglai. Raglai.

Người dân Raglai theo chế độ mẫu hệ tuy nhiên ngày nay, có nhiều thay đổi trong quan niệm cũng như các sinh hoạt đời sống hàng ngày của người dân.

Trong các hộ nghiên cứu giới tính chủ hộ là nam chiếm 60,4%, số hộ có chủ hộ là nữ chiếm 39,6%. Trong gia đình theo chế độ mẫu hệ trước kia người phụ nữ có vai trò và quyền quyết định đối với các công việc trong gia đình rất quan trọng. Người vợ, người mẹ là người có quyền và có tiếng nói trong gia đình. Tuy nhiên, qua những hộ được nghiên cứu, cho thấy vai trò chủ hộ trong gia đình có nhiều thay đổi. Đây chỉ là vai trò trên danh nghĩa nhưng cũng phần nào cho thấy sự thay đổi về vai trò trong gia đình của người dân Raglai.

Bảng 2.6. :Giới tính chủ hộ

Số lựa chọn Tỉ lệ (%)

Nam 110 60,4

Nữ 72 39,6

Tổng 182 100

Nguồn: Bộ dữ liệu đề tài “Tình hình đời sống người Raglai Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH”.

Từ bảng số liệu trên cho thấy chủ hộ là nam chiếm tỷ lệ là 60,4%, đây là tỷ lệ khá cao, gấp 1,5 lần số chủ hộ là nữ ( chủ hộ là nữ chiếm tỷ lệ 39,6%). Có sự chênh lệch khá lớn về vai trò chủ hộ trong gia đình. Tuy nhiên, so với các nghiên cứu chung khác như báo cáo “Điều tra, đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ 2010 – 2011”7

thì chênh lệch giữa tỷ lệ chủ hộ là 2,81 lần ( chủ hộ là nam chiếm73,8%; chủ hộ là nữ chiếm 26,2%), so với tỷ lệ chung thì tỷ lệ nữ làm chủ hộ ở dân tộc Raglai vẫn ở mức cao. Vậy có sự khác biệt này có liên quan gì tới việc kiểm soát nguồn lực trong gia đình của các hộ nghiên cứu không? Dựa vào dữ liệu về người đứng tên trong sổ đỏ sẽ cho thấy mối liên quan này.

Quyền sở hữu:

Biểu đồ 2.2: Người đứng tên trong sổ đỏ.

Nguồn: Bộ dữ liệu đề tài “Tình hình đời sống người Raglai Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH”.

Như bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ người chồng đứng tên trong sổ đỏ chiếm tỷ lệ là 56,6%, gấp 1,53 lần tỷ lệ người vợ đứng tên trên sổ đỏ. Tỷ lệ này tương 7 “Điều tra, đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ 2010 – 2011” – Tổng cục thống kê, Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc, Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, năm 2011.

Người đứng tên trong sổ đỏ

0.5%2.7% 2.7% 56.6% 36.8% 3.3% 0 10 20 30 40 50 60 Ông ngoại Bà ngọai Chồng Vợ Khác

đương với tỷ lệ chênh lệch giữa chủ hộ và nam hay nữ. Tuy nhiên về vai trò quyết định hay tính đại diện của chủ hộ có nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng đứng tên là chủ hộ chỉ mang tính chất đại diện pháp luật, nhưng có ý kiến lại cho rằng người đứng tên chủ hộ là người có tiếng nói và có quyền kiểm soát mọi công việc trong gia đình. Nghiên cứu của viện Khoa học Xã hội Việt Nam cho thấy, có tới 2/3 người được hỏi cho rằng “chủ hộ là người ra các quyết định quan trọng trong hộ gia đình”. Phương án thứ hai có tỷ lệ trả lời chiếm tới 46% là “chủ hộ là người đăng ký là chủ hộ trong sổ hộ tịch”8. Đối với các hộ gia đình Raglai qua dữ liệu phỏng vấn sâu thu được thì phần lớn người dân có quan niệm chủ hộ là người quyết định các công việc trong gia đình. Chị S nói “Mình là chủ hộ mà, mình mua cái gì, mình làm cái gì mình quyết chứ”, còn theo ý kiến chú Cao Th (chủ hộ đông con) “Nam quyết định chứ, nam chủ hộ mà, người dân tộc Raglai thế đó quyết định là do người đàn ông quyết định, người phụ nữ không quyết định. Ví dụ như mình thích làm nhà thì nam là người quyết định nhiều hơn chứ…” (Nguồn: Bộ dữ liệu nghiên cứu “Tình hình đời sống người Raglai Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH”.). Trong quan niệm của người dân Raglai thì chủ hộ là người có quyền quyết định các công việc trong gia đình, không phân biệt giữa phụ nữ và nam giới. Điều này cũng lý giải được phần nào về việc nam giới là chủ hộ chiếm tỷ lệ cao hơn, tương ứng với việc nam giới đứng tên trong sổ đỏ hay đứng tên sở hữu nhà.

Bảng 2.7: Người đứng tên sở hữu nhà.

8

Bài viết “ Không nên lấy giới tính chủ hộ làm tiêu chuẩn hỗ trợ” – Tác giả Kiều Trinh ngày 31/04/2012 trên Báomới.com.

Số lựa chọn Tỉ lệ (%)Ông nội 1 0.5

Một phần của tài liệu VAI TRÒ của PHỤ nữ TRONG KINH tế hộ GIA ĐÌNH của NGƯỜI dân RAGLAI (Trang 28 - 31)