Đây là quá trình sạc với dòng không đổi, trong giai đoạn này dung lượng sạc nằm trong khoảng 0,1-0,5C (trong đó, C là dung lượng [Ah] của pin). Tăng dòng sạc không đẩy nhanh trạng thái sạc đầy nhiều. Mặc dù pin đạt đến đỉnh điện áp nhanh hơn với sạc nhanh nhưng sạc bão hòa sẽ mất nhiều thời gian cho phù hợp. Mức dòng sạc áp dụng chỉ đơn giản là thay đổi thời gian cần thiết cho từng giai đoạn; Giai đoạn 1 sẽ ngắn hơn nhưng giai đoạn bão hòa 2 sẽ mất nhiều thời gian. Sạc dòng cao sẽ nhanh chóng đáp ứng pin đến khoảng 70%.
Dòng điện sạc càng lớn thì sẽ làm tăng nhiệt độ pin. Trong quá trình sạc cần theo dõi nhiệt độ sát sao vì nhiệt độ quá cao sẽ có thể làm cho pin bốc cháy hoặc phát nổ. Thông thường, nhiệt độ không nên vượt quá 45oC. Một số pin Li-ion sử dụng công nghệ Lithium-Ferro-Phophat (LiFePO4) có thể đẩy nhiệt độ khi sạc lên đến 60oC. Một số bộ sạc nhanh (quick charge) chỉ thực hiện bơm dòng ổn định vào pin (sạc ổn dòng) do đó, giới hạn về nhiệt độ lớn hơn đồng nghĩa với việc dòng điện sạc lớn hơn hay thời gian sạc sẽ ngắn hơn.
Trong quá trình sạc ổn dòng, điện áp trên 2 đầu cực pin tăng dần. Khi điện áp đạt bằng sức điện động của pin lúc đầy, bộ sạc kết thúc quá trình sạc ổn dòng và chuyển sạc chế độ sạc ổn áp. Toàn bộ thời gian sạc ổn dòng thường kéo dài tối đa khoảng 1h (tùy thuộc vào dung lượng còn lại ban đầu của pin). Kết thúc quá trình sạc ổn dòng, dung lượng pin đã phục hồi được khoảng 70%. Trong nhiều trường hợp (quick-charge) người ta có thể đem sử dụng ngay (phương pháp “charge-and-run”). Điều này mặc dù làm giảm bớt thời gian sạc đồng thời làm cho thiết kế của bộ sạc đơn giản hơn rất nhiều nhưng mặt khác sẽ làm giảm tuổi thọ pin. Để đảm bảo tuổi thọ của pin theo
đúng thông số nhà sản xuất đưa ra, người ta thường phải tiến hành cả giai đoạn 2: sạc ổn áp - thường mất thời gian hơn rất nhiều so với giai đoạn sạc ổn dòng.