KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG MÔI TRƯỜNG E-LEARNING: 1 Tổng quan:

Một phần của tài liệu Các phương pháp kiểm tra, đánh giá phương pháp giảng dạy đại học và e learning (Trang 27)

9 Dương Thiệu Tống, Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, NXB Khoa học Xã hội,

1.3 KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG MÔI TRƯỜNG E-LEARNING: 1 Tổng quan:

1.3.1 Tổng quan:

Trong môi trường e-Learning, khi việc tổ chức học tập, tương tác, tập hợp thông tin và vai trò của người dạy và người học thay đổi, nhà giáo dục cần thiết phải điều chỉnh hình thức đánh giá một cách phù hợp. Trong khi công nghệ thông tin tạo ra nhiều cấp độ và hình thức đánh giá hơn, thì nó cũng đòi hỏi giáo viên thiết kế đánh giá sao cho có thể bù đắp việc thiếu đánh giá thông qua quan sát (vốn được thực hiện khá dễ dàng trong môi trường dạy học face-to-face). Mặt khác, vì các khóa học e-Learning được thiết kế trước khi giảng dạy, nhà giáo dục (với từ cách là người thiết kế khóa học) cần tích hợp đánh giá vào các hướng dẫn học tập, đồng thời phải xem xét các kế hoạch hướng dẫn và hoạt động học tập để đảm bảo rằng họ thu thập được các bằng chứng đáng tin cậy cho mức độ đạt được mục đích của người học.

Trường Đại học bang Pennsylvania (1998) đã xây dựng một số nguyên tắc hướng dẫn đánh giá trong e-Learning trong đó nhấn mạnh đến việc tích hợp đánh giá vào hướng dẫn học tập:

- Công cụ và hoạt động đánh giá cần tương thích với mục tiêu học tập và kỹ năng

đòi hỏi từ người học trong suốt khóa học;

- Đánh giá và chiến lược quản lý nên là những phần quan trọng trong trải nghiệm

học tập, cho phép người học tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân, khoanh vùng điều chỉnh hay xây dựng lại mục đích học tập;

- Đánh giá và chiến lược đo lường nên phù hợp với nhu cầu, đặc điểm và tình huống

của người học.

Một phần của tài liệu Các phương pháp kiểm tra, đánh giá phương pháp giảng dạy đại học và e learning (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)