Hoàn thiện quy trình xử lý tài sản đảm bảo, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ để ngân hàng thu hồi nợ sớm

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG và rủi RO tín DỤNG của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 25 - 26)

để ngân hàng thu hồi nợ sớm

Mặc dù luật và các văn bản có liên quan của Việt Nam quy định ngân hàng thương mại có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay của khách hàng khi khách hàng không trả được nợ, tuy nhiên cơ chế pháp lý chưa rõ ràng, đặc biệt là quyền sử dụng đất theo Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của chính phủ tại điểm 4, điều 34 cho phép tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản đảm bảo nói chung và tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất nói riêng nếu không đạt được sự thỏa thuận giữa các bên, bên cạnh đó Thông tư liên tịch số 3/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC giữa liên bộ Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư Pháp, Bộ Công An, Bộ Tài Chính, Tổng cục địa chính ngày 29/04/2001 (sau đây gọi tắt là thông tư 03) lại quy định tổ chức tín dụng không được trực tiếp bán hay trực tiếp nhận quyền sử dụng đất để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được đảm bảo, và theo khoản 2 mục 3 của thông tư này nếu không đạt được sự thỏa thuận của các bên thì tổ chức tín dụng phải đưa tài sản đảm kiện ra tòa hoặc bán đấu giá “ Trường hợp tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất không xử lý được theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng thì tổ chức tín dụng đưa tài sản ra bán đấu giá để thu hồi nợ hoặc khởi kiện ra tòa án.” Việc này gây cản trở cho các ngân hàng thương mại khi xử lý tài sản thế chấp trong thực tế, việc xử lý nợ còn mất nhiều thời gian, qua nhiều bước do:

• Ngân hàng chuyển hồ sơ tài sản đảm bảo sang trung tâm bán đấu giá chuyên trách thuộc Sở tư pháp để xử lý, tuy nhiên tiến độ xử lý thường khá chậm, mất nhiều thời gian, thậm chí có một số hồ sơ tồn động không xử lý được. Việc này phát sinh do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân không thể không nói đến đó là các trung tâm bán đấu giá hoạt động kém hiệu quả. Trong khi một số ngân hàng có thể phối hợp với người có tài sản đảm bảo để tự xử lý được, nhưng khi

tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất cho người mua thì các cơ quan chức năng từ chối thực hiện việc công chứng, đăng bộ...với lý do quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất lúc này không thông qua trung tâm bán đấu giá chuyên trách theo quy định.

• Quy trình bán đấu giá mất nhiều thời gian và thủ tục rườm rà, 15 ngày xin cơ quan chức năng có thẩm quyền được phép bán đấu giá, 15 ngày cho việc thực hiện đăng ký bán đấu giá tài sản, 30 ngày niêm yết tài sản bán đấu giá, 60 ngày cho thời gian cấp giấy chứng nhận cho người mua tài sản.

• Công tác thi hành án còn chậm, trong thực tế có nhiều bản án quyết định của tòa đã có hiệu lực thi hành và đã có yêu cầu thi hành án của ngân hàng. Nhưng cơ quan thi hành án vẫn chưa thi hành án với nhiều lý do khác nhau, thời gian chờ đợi thường kéo dài hàng tháng thậm chí là nửa năm ngân hàng mới nhận được văn bản trả lời của cơ quan thi hành án.

Trong tình hình kinh tế thị trường như ngày nay đi đôi với việc sinh sôi của các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thì cũng có hàng loạt các doanh nghiệp hoạt động yếu kém dẫn đến thua lỗ, đào thải trong cạnh tranh kinh doanh là quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của doanh nghiệp. Ngân hàng thương mại với chức năng trung gian tài chính, luôn phải gánh những món nợ tồn động là điều không thể tránh khỏi. Để việc xử lý thu hồi nợ được nhanh chóng và giảm thiểu chi phí, Chính phủ cần hoàn thiện quy trình xử lý tài sản đảm bảo từ khâu đấu giá đến khâu thi hành án, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cũng như khuyến khích giao dịch thỏa thuận đúng luật nhằm giúp các ngân hàng nhanh chóng thu hồi được nợ từ tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG và rủi RO tín DỤNG của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w