Từ bản vẽ cốt thép ta lập được bảng thống kê cốt thép thi công đoạn kênh 12 như sau:
Hình 3.5 Bảng thống kê cốt thép cho đoạn kênh 12 Kí hiệu than h thép Đường kính, loại thép Hình dạng Chiều dài (mm) Số than h Tổng chiều dài (m) Trọng lượng 1m dài (kg/m) Khối lượng (kg) (1) Ø16,AI I 50 15830 50 15930 166 2644,4 1,579 4175,5 (2) Ø18,AI I 50 15830 50 15930 134 2134,6 1,988 4243,6 (3) Ø18,AI I 50 11700 50 11800 133 1569,4 1,988 3120,0 (4) Ø10,AI I 50 33200 50 33300 64 2131,2 0,617 1314,9 (5) Ø12,AI 260 38 0 260 900 24 21,6 0,879 19,0 (6) Ø12,AI I 172 4020 10 0 10 0 4023 8415 268 2255,2 0,888 2002,6 (7) Ø20,AI I 234 2450 10 0 10 0 2452 5336 266 1419,4 2,47 3505,9 (8) Ø10,AI I 50 33200 50 33300 52 1731,6 0,617 1068,4 (9) Ø10,AI I 50 33200 50 33300 20 666 0,617 410,9 (10) Ø8,AI 50 300 50 50 50 500 133 66,5 0,395 26,3
• Tổng hợp khối lượng thép các loại trong công tác thi công đoạn kênh 12: - Khối lượng thép Ø8, AI là : 26,3 kg
- Khối lượng thép Ø10, AII là : 2794,2 kg - Khối lượng thép Ø12, AI là : 19,0 kg - Khối lượng thép Ø12, AII là : 2002,6 kg - Khối lượng thép Ø16, AII là : 4175,5 kg - Khối lượng thép Ø18, AII là : 7363,6 kg - Khối lượng thép Ø20, AII là : 3505,9 kg
CHƯƠNG 4 : TIẾN ĐỘ THI CÔNG KÊNH
4.1. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG 4.1.1. Mục đích
Kế hoạch tiến độ thi công là một bộ phận trọng yếu trong thiết kế tổ chức thi công. Nó nêu lên khối lượng công tác từng thời kỳ thực hiện các yêu cầu về mặt thời gian cũng như nguồn vật tư kỹ thuật. Nó quyết định đến tốc độ và trình tự thi công toàn bộ công trình. Bất kỳ thời hạn của một bộ phận công trình nào mà không đạt được kế hoạch tiến độ đều dẫn đến sự thay đổi về cường độ và thời gian thi công các hạng mục khác. Mục đích của lập tiến độ thi công như:
- Đảm bảo công trình hoàn thành đúng thời hạn.
- Công trình thi công được cân bằng, liên tục và nhịp nhàng, thi công thuận lợi quyết định quy mô toàn bộ công trình.
- Sử dụng hợp lý tiền vốn, vật liệu máy móc.
- Xác định được các mốc thời gian để chỉ đạo thi công công trình đúng kế hoạch và hoàn thành các hạng mục, phần việc của công trình đơn vị dẫn đến hoàn thành toàn bộ công trình đúng thời hạn quy định đưa công trình vào sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Đảm bảo công trình đạt kỹ thuật, mỹ thuật cao.
- Đảm bảo an toàn trong thời gian thi công, giảm bớt sự tiêu hao về nhân lực.
4.1.2. Ý nghĩa của việc lập tiến độ
Kế hoạch tiến độ thi công có ý nghĩa quyết định đến tốc độ, trình tự và thời gian thi công toàn bộ công trình. Trên cơ sở của kế hoạch tiến độ mà người ta lập các biểu đồ như nhu cầu về nguyên liệu, nhân lực, máy móc, trang thiết bị. Các loại biểu đồ này cùng với kế hoạch tiến độ là những tài liệu cơ bản phục vụ cho kế hoạch xây dựng của mỗi dự án.
Kế hoạch tiến độ được nghiên cứu đầy đủ, cụ thể, được sắp xếp một cách hợp lý không những làm cho công trình được tiến hành thuận lợi, quá trình thi công phát triển bình thường, đảm bảo chất lượng công trình và an toàn lao động mà còn giảm
thấp sự tiêu hao nhân lực, đảm bảo cho công trình hoàn thành đúng thời hạn quy định trong phạm vi vốn xây dựng không vượt quá chỉ tiêu dự toán.
4.1.3. Các nguyên tắc của việc lập tiến độ
Muốn cho tiến độ thi công được hợp lý thì phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: - Tuyệt đối tuân thủ theo thời hạn thi công quy định, chỉ được phép hoàn thành
sớm trước thời hạn.
- Phân rõ hạng mục chủ yếu, thứ yếu để tập trung hoàn thành những công việc trọng điểm quyết định đến hoàn thành đúng thời hạn thi công công trình
- Tiến độ phát triển xây dựng công trình theo thời gian và trong không gian phải được ràng buộc một cách chặt chẽ với các điều kiện khí tượng, thuỷ văn, địa chất thuỷ văn, thể hiện được sự lợi dụng trong những điều kiện khách quan có lợi cho quá trình thi công công trình .
- Tốc độ thi công và trình tự thi công đã quy định trong kế hoạch tiến độ đều phải thích ứng với điều kiện thi công và phương pháp thi công đã chọn .
- Khi chọn phương án sắp xếp kế hoạch tiến độ cần tiến hành xem xét các mặt, giảm thấp phí tổn công trình tạm, và ngăn ngừa sự ứ đọng vốn xây dựng để đảm bảo việc sử dụng hợp lý vốn đầu tư xây dựng công trình
- Trong thời kỳ chủ yếu thi công công trình cần phải giữ vững sự cân đối về cung ứng nhân lực ,vật liệu , động lực và sự hoạt động của máy móc, xí nghiệp phụ.
- Khi sắp xếp kế hoạch tiến độ cần dựa vào điều kiện tự nhiên và tình hình thi công cụ thể mà tiến hành nghiên cứu đảm bảo trong quá trình thi công công trình được an toàn.
4.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG
Tiến độ thi công thực chất là kế hoạch sản xuất, được thực hiện theo thời gian định trước, trong đó từng công việc đã được tính toán và sắp xếp. Công cụ để lập kế hoạch tiến độ thường là hai sơ đồ:
1. Sơ đồ ngang (sơ đồ Gant). 2. Sơ đồ mạng ( PERT, ).
Nội dung của phương pháp này là dùng các đường thẳng tỉ lệ để biểu thị công việc có kèm theo các yếu tố kỹ thuật, nhân lực, máy móc thi công.
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ lập, tính toán không phức tạp, việc chỉ đạo đơn giản.
- Nhược điểm: Không thể hiện được mối quan hệ giữa các công việc với nhau, không thể hiện được tính căng thẳng trong sơ đồ, đôi khi bỏ sót công việc.
4.2.2. Phương pháp sơ đồ mạng lưới.
Nội dung của phương pháp là dùng mũi tên để biểu thị mối liên quan giữa các công việc.
• Ưu điểm:
+ Cơ sở của phương pháp là bài toán lý thuyết đồ thị do đó mức độ chính xác và tính logíc toán cao.
+ Thể hiện rõ ràng mối quan hệ giữa các công việc và sự kiện.
+ Xác định được đường găng công việc, giúp cho người quản lý biết tập trung chỉ đạo một cách có trọng điểm.
+ Có thể tiến hành lập, điều khiển tiến độ thi công trên máy tính điện tử. • Nhược điểm:
Phức tạp, khó khăn.
4.2.3. Lựa chọn phương pháp lập tiến độ tổ chức thi công
Qua phân tích ưu nhược điểm của hai phương pháp trên, lựa chọn phương pháp lập tiến độ theo sơ đồ đường thẳng, nhằm thuận tiện cho quản lý các công việc được thuận tiện, đơn giản. Thấy rõ được tiến độ thi công đập qua các thời kỳ thi công
4.3. KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG KÊNH THẢI NƯỚC TUẦN HOÀN4.2.1. Tài liệu phục vụ cho lập tiến độ 4.2.1. Tài liệu phục vụ cho lập tiến độ
-Thời hạn thi công hạng mục công trình: Thời hạn thi công hạng mục kênh thải nước tuần hoàn là 470 ngày kể từ ngày 1 tháng 12 năm 2006
-Thiết kế tổ chức thi công kênh thải nước tuần hoàn đã làm trong chương 3. -Khả năng cung cấp vật tư, thiết bị máy móc
-Hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình
4.2.2. Nội dung và tính toán
- Kê khai các phần việc tính toán khối lượng. Quá trình thi công kênh thải nước tuần hoàn gồm các phần việc : Đào móng, xử lý nền, đổ bê tông kênh, đắp đất nền đường hai bên kênh
* Khối lượng đào móng đã tính trong chương 2
* Khối lượng đắp cát xử lý nền: Do quá trình thi công đào móng và đổ bê tông kênh tiến hành theo 10 đợt, 3 đợt đầu thi công mỗi đợt 10 phân đoạn kênh, 7 đợt cuối mỗi đợt thi công đào móng, đổ bê tông 9 phân đoạn kênh, khối lượng đắp cát xử lý nền ta tính riêng cho các đợt.
+ Khối lượng các đợt 1, 2, 3 (10 phân đoạn kênh) là 16.0,5.33,33.10 = 2667 m3 + Khối lượng các đợt 4, 5, 6, 7, 9, 10 là: 16.0,5.33,33.9 = 2400 m3
+ Khối lượng đợt 8 là 16.0,5.(33,33.7 + 44,34.2) = 2575,92 m3
* Khối lượng thi công bê tông kênh bao gồm bê tông lót và bê tông chính đã tính trong chương 3
* Khối lượng đắp cát nền đường: Theo thết kế trước khi đắp đất thì nền đường được đắp 1 lớp cát dày 0,5 cm nhằm tăng cường thoát nước làm cho quá trình lún của đường diễn ra nhanh hơn chiều rộng bình quân đắp cát nền đường hai bên kênh là 28m khối lượng đắp cát nền đường là: 28.0,5.3122 = 43708 m3 (chiều dài tuyến đường là 3122m).
* Khối lượng đắp đất nền đường : Nền đường được đắp đến cao trình +3.14m. Trong đồ án em tính toán sơ bộ với một mặt cắt đại diện có diện tích đắp đất là 43,2m2 từ đó tính được tổng khối lượng đắp đất nền đường là 43,2.3122 = 134870,4 m3
- Tra định mức kỹ thuật
Định mức nhân công, ca máy các công việc được tra trong định mức dự toán xây dựng cơ bản ban hành kèm quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 19 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Từ định mức, khối lượng và số ngày thi công ta tính ra được tổng số nhân công, số nhân công 1 ngày và số máy móc cần thiết cho các thời đoạn thi công
4.2.3. Kiểm tra biểu đồ nhân lực
Để kiểm tra tính hợp lý của biểu đồ nhân lực người ta dùng hệ số không cân đối: K ) 6 , 1 ~ 3 , 1 ( A A tb max ≤ = Trong đó:
Amax Trị số lớn nhất của số lượng công nhân biểu thị trên biểu đồ cung ứng nhân lực Amax = 218 (người/ngày).
Atb – Trị số trung bình của số lượng công nhân trong suốt quá trình thi công công trình. = = ∑ T t. a A i i tb 184 (người/ngày). Với : ai - Số lượng công nhân làm việc trong ngày.
ti – Thời đoạn thi công cần cung ứng số lượng công nhân trong mỗi ngày là ai.
T – Tổng thời gian thi công T = 470 ngày. Ta tính được K = 249
204 = 1,22 < 1,6
Như vậy, biểu đồ cung ứng nhân lực đạt yêu cầu về sự cân bằng tổng hợp. Vì thế, kế hoạch tiến độ lập trên đây là hợp lý.
CHƯƠNG 5 : BỐ TRÍ MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG
5.1. CƠ SỞ LẬP MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG
Bố trí mặt bằng công trường là bố trí và quy hoạch các công trình lâu dài và tạm thời, các cơ sở phục vụ, đường giao thông, mạng lưới dẫn điện, đường nước… trên mặt bằng và trên các cao trình trên hiện trường thi công.
Nhiệm vụ chủ yếu của bố trí mặt bằng công trường là giải quyết một cách chính xác vấn đề không gian trong khu vực xây dựng để hoàn thành một cách thuận lợi việc xây dựng toàn bộ công trình trong thời gian đã quy định mà dùng nhân lực, vật lực là ít nhất. Vì vậy việc bố trí mặt bằng công trường có được chính xác hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành công trình, tốc độ thi công và mức độ an toàn trong quá trình thi công.
• Bố trí mặt bằng công trường cần phải tuân theo một số quy tắc sau:
- Việc bố trí tất cả công trình tạm đều không được làm cản trở đến việc thi công và vận hành công trình chính.
- Cố gắng giảm bớt chi phí vận chuyển, đảm bảo vận chuyển tiện lợi.
- Cố gắng giảm bớt khối lượng công trình làm cho phí tổn công trình tạm được rẻ nhất.
- Để thuận tiện cho việc sản suất và sinh hoạt những xí nghiệp và công trình có liên quan mật thiết với nhau về quy trình công nghệ cũng như quản lý khai thác
- Việc bố trí công trường phải phù hợp với yêu cầu bảo an phòng hỏa và vệ sinh sản suất.
• Nội dung của thiết kế mặt bằng công trình bao gồm các vấn đề sau:
- Xác định vị trí cụ thể của công trình đã được quy hoạch trên khu đất được đề cập để xây dựng.
- Bố trí cần trục máy móc, thiết bị xây dựng.
- Thiết kế hệ thống giao thông phục vụ cho công trường. - Thiết kế kho bãi vật liệu, thiết bị xây dựng.
- Thiết kế các xưởng sản suất và phục trợ. - Thiết kế nhà tạm trên công trường.
- Thiết kế hệ thống cung cấp nước, thoát nước cho công trường. - Thiết kế hệ thống điện phục vụ công trình.
• Đối với công trình kênh thải nước tuần hoàn nhận thấy tuyến kênh dài nên ta bố trí mặt bằng thi công kênh theo tuyến dài; các trạm trộn, kho bãi vật liệu, lán trại…được bố trí dọc theo tuyến kênh để tiện cho thi công. Trong giới hạn đồ án ta chỉ tính toán bố trí quy hoặch kho bãi, thiết kế hệ thống cung cấp điện nước cho công trình. Việc thiết kế nhà tạm ta sẽ không tính toán mà có thể thuê trọ nhà dân do khu vực thi công là vùng đồng bằng có dân cư đông đúc.
5.2. TÍNH TOÁN BỐ TRÍ QUY HOẠCH KHO BÃI
Để đảm bảo tốt các loại vật liệu, thiết bị, máy móc và thỏa mãn nhu cầu cung cấp vật tư kịp thời cho công trường thì cần phải tổ chức công tác kho bãi một cách chính xác. Để tính diện tích kho bãi một cách hợp lý và tiết kiệm cần phải xác định được lượng vật liệu dự trữ mà kho bãi cần phải cất chứa trên công trường. Lượng dự trữ này đảm bảo cung cấp liên tục cho thi công không xảy ra thiếu vật liệu, hoặc cung cấp không đồng bộ, không đúng kỳ hạn ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Nhưng cũng không được quá lớn đòi hỏi quá nhiều diện tích kho bãi, mặt khác dự trữ quá lớn sẽ làm cho vốn lưu động bị ứ đọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của công trường.
5.2.1. Xác định lượng vật liệu cất giữ trong kho
Tại công trường coi vật liệu được nhập liên tục theo yêu cầu của tiến độ. Lúc này lượng vật liệu dự trữ được tính theo công thức:
q = qmax .t Trong đó :
q : khối lượng vật liệu phải dự trữ, (m3, T).
qmax : khối lượng vật liệu dùng cao nhất trong ngày (m3, T / ngày).
t - tiêu chuẩn số ngày dự trữ vật liệu (lấy theo bảng 26.5 - giáo trình thi công tập 2).
Theo kết quả tính toán phân đợt, phân khoảnh trong chương 3 ta có đợt đổ bê tông có khối lượng lớn nhất là V = 1370,3 m3 với thời gian đổ là 6 ca (2 ngày). lượng vật liệu yêu cầu là: xi măng : cát : đá = 512,49(T) : 650,89 (m3) : 1088,02(m3).
Từ đó ta có lượng vật liệu dùng cao nhất trong ngày qmax của các loại vật liệu như sau:
+) Xi măng : 256,25 Tấn +) Cát : 325,45 m3 +) Đá : 544,01 m3
Từ khối lượng dùng cao nhất trong ngày tương ứng với tiêu chuẩn số ngày dự trữ ta tính được khối lượng dự trữ trong kho, và được thể hiện trong bảng sau :
Bảng 5.1: Khối lượng vật liệu dự trữ trong kho để thi công kênh
TT Loại vật liệu Đơn vị Khối lượng qmax
Tiêu chuẩn số ngày dự trữ ( ngày ) Khối lượng dự trữ (T) 1 Xi măng T/ngày 256,25 8 2050 2 Cát T/ngày 325,45 6 1952,7 3 Đá T/ngày 544,01 6 3264,06
5.2.2. Xác định diện tích kho bãi
Diện tích có ích của kho tính toán theo công thức 26.13 và 26.14 - Giáo trình thi công tập 2:
F = p q ; Fo = α F ⇒ Fo = αq.p
p - Lượng chứa đựng vật liệu của mỗi m2 diện tích có ích của kho
(T/m2 hoặc m3/m2). p được lấy theo bảng 26.6 - giáo trình thi