Turbocharger
Trước đây Turbo tăng áp thường được lắp trong các động cơ diesel, đặc biệt là các động cơ cỡ lớn để tăng cường khả năng gia tốc cho các động cơ này, tuy nhiên với những ưu việt của nó thì giờ đây chúng ta có thể bắt gặp turbo tăng áp ngay cả trên các động cơ xăng cỡ nhỏ. Một turbo tăng áp có thể giúp làm tăng đáng kể công suất, giúp tiết kiệm nhiên liệu của một động cơ mà không cần phải tăng trọng lượng bản thân động cơ đó. Đây chính ưu điểm to lớn mà các turbo tăng áp mang lạiTurbocharger giúp tăng công suất mà không cần tăng kích thước động cơ
Các turbo tăng áp là một kiểu hệ thống sinh áp lực một cách cưỡng bức. Chúng nén khí vào bên trong các động cơ. Lợi ích của việc nén không khí đó là không khí được nén ép vào trong xilanh nhiều hơn. Nhiều không khí hơn được nén vào trong xilanh đồng nghĩa với việc nhiên liệu được đưa vào động cơ nhiều hơn. Bởi vậy, mỗi kỳ nổ ở xilanh lại sinh ra nhiều công suất hơn. Một động cơ có trang bị turbo tăng áp sẽ sản sinh ra nhiều công suất hơn so với động cơ cùng kích cỡ nhưng không có turbo tăng áp, nó cũng cải thiện một cách đáng kể tỷ lệ công suất sinh ra trên một đơn vị trọng lượng không khí nén vào động cơ.
Để tăng khả năng nạp khí, các turbo tăng áp sử dụng dòng lưu lượng khí xả từ động cơ để làm quay cánh turbin, các cánh tuabin của turbo tăng áp quay ở tốc độ lên tới 150.000 vòng/p, như vậy có thể cao hơn gấp 30 lần so với hầu hết các động cơ xe có thể làm được.
Hệ thống nạp điều khiển điện tử Ti-VCT (Twin Independent Variable Camshaft Timing)
Hệ thống sử dụng trục cam kép DOHC với một trục dẫn động các xupap nạp và trục còn lại dẫn động các xupap xả, Thông thường, trục cam chỉ có thể mở các xupap tại một điểm cố định được xác định trong quá trình thiết kế và sản xuất động cơ. "Ti-VCT" giúp tối ưu hóa thời điểm đóng mở xupap nạp và xupap xả
Ti-VCT trang bị một bộ điều khiển điện tử để điều khiển để điều khiển van điện từ nhằm tác động vào dòng dầu với áp suất cao để làm xoay puli của xích cam từ đó thay đổi thời điểm đóng, mở các xupap nạp và thải giúp các trục cam có thể xoay một góc nhỏ so với vị trí ban đầu của nó để cho phép các xupap có thể đóng, mở sớm hay trễ hơn một chút. Hai trục cam này có thể được điều khiển một cách độc lập giúp tối ưu hóa thời điểm đóng mở của các xupap xả cũng như xupap nạp. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả làm việc của động cơ, giảm được mức tiêu thụ nhiên liệu và lượng khí thải độc hại ra môi trường.