Đối với các doanh nghiệp: người lãnh đạo (giám đốc, phó giám đốc hầu
hết là do chế độ bổ nhiệm mà có, do vậy khi chuyển sang công ty cổ phần dễ
gì giữ được chức vụ đó trước đại hội cổ đông. Sau khi cổ phần thì những
quyền lực quan trọng nhất thuộc về đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị công ty. Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước trước đây giả sử có tái cử làm giám đốc điều hành thì chỉ đóng vai trò thực thi của hai tổ chức nói trên mà thôi. Hội đồng của giám đốc có sự giám sát chặt chẽ của ban kiểm soát (như đã nên ở trương một), của Hội đồng quản trị của công ty. Lẽ đương nhiên thu nhập của giám đốc sẽ bị giảm xuống, không còn hẫp dẫn, quyền hành lại bị hạn chế.
Chắc chắn trước ngưỡng cửa cổ phần hoá, các vị giám đốc quốc doanh ít
nhiều đều có tâm tư mắc mớ, ít nhiệt tình đối với phương án cổ phần hoá. Còn với khả năng xấu hơn, vị trí công tác của giám đốc có thể bị thay đổi, thậm chí
có thể bị mất việc thì hậu quả còn tồi tệ hơn.
Chính vì lẽ đó giám đốc các doanh nghiệp nhà nước thường có tâm lý
không muốn cổ phần hoá, chuyển đổi sở hữu, mặc dù đã nhận thức được khó khăn trong cạnh tranh thị trường, và biết rằng doanh nghiệp có thể nguy cơ
suy sụp trong cuộc cạnh tranh thị trường ngày một gay gắt. Tâm lý chung của
các vị giám đốc doanh nghiệp nhà nước là “còn nước còn tát”, tát được ngày
nào hay ngày đó.
Còn về phía người lao động, họ sau khi cổ phần hoá có thể bị mất việc,
hoặc quyền lợi không được đảm bảo, đặc biệt là vấn đề mua, mua chịu và
được cấp cổ phiếu. Thế là từ trên xuống dưới kết thành những mảng trong
nhận thức và hành động. Để đảm bảo an toàn và giữ được “ghế”, tránh được nguy cơ “đi chệch hướng XHCH”, thượng sách là không sắn tay vào công tác
Làm thế nào để giải toả những vướng mắc về tư tưởng quan điểm và nhận thức trên đây?
Trước hết, phải tạo sự thống nhất trong nhận thức về chủ trương cổ phần
hoá doanh nghiệp nhà nước.
Một là, cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước không dẫn đến nguy cơ chệch hướng XHCN và làm suy yếu kinh tế nhà nước, bởi lẽ:
Trong cơ cấu kinh tế quốc dân, nhà nước vẫn nắm giữ các doanh nghiệp nhà nước thuộc các ngành then chốt, trọng yếu tạo nền tảng cho nền kinh tế
quốc dân và sức mạnh của nhà nước XHCN.
Xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tài sản nhà nước không bị
suy giảm mà còn có khả năng tăng nhờ lợi tức cổ phần của nhà nước và sự đóng góp của các công ty cổ phần làm ăn có hiệu quả vào ngân sách nhà nước.
Quá trình cổ phần hoá được tiến hành dưới sự lãnh đạo tập trung của Đảng và sự chỉ đạo chặt chẽ của nhà nước XHCN.
Hai là, cổ phần hoá không làm ảnh hưởng đến quyền lợi và vị trí của mỗi người trong doanh nghiệp nếu họ thực sự có khả năng và có đóng góp tích cực
vào hoạt động của doanh nghiệp. Đó là một trong những mục tiêu cổ phần hoá
mà chúng ta thực hiện.
Để có thể đưa những nhận thức đúng đắn trên đây đến tất cả các cơ quan
lãnh đạo các ngành, các cấp, đến từng doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động làm việc trong doanh nghiệp, Nhà nước cần đẩy mạnh hơn
nữa việc tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, mục tiêu, quan điểm cũng như lợi ích về sự cần thiết của cổ phần hoá
trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường.