HÒA BÌNH HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Vấn đề gìn giữ và phát huy trong trang phục truyền thống của người mường ở hòa bình hiện nay (Trang 32)

2.1. Thực trạng của việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa trong trang phục truyền thống của người Mường ở Hòa Bình hiện nay

2.1.1. Thành tựu và nguyên nhân của việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa trong trang phục truyền thống của người Mường ở Hòa Bình hiện nay

* Thành tựu:

Trong báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết TW 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Tỉnh ủy Hòa Bình đã tiến hành tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh quán triệt những nội dung cơ bản của Nghị quyết. Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 11 (Khóa XII) đã đề ra kế hoạch 297-KH/TU về việc thực hiện Nghị quyết Hội

nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Bước tiếp theo là các Huyện, Thị ủy, Đảng ủy trực thuộc, các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh đã mở Hội nghị triển khai và xây dựng chương trình hành động của địa phương, đơn vị mình căn cứ vào Kế hoạch 297-KH/TU của Tỉnh ủy nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mở rộng các chuyên mục giới thiệu về văn hóa, tổ chức các đợt tuyên truyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác văn hóa; phát hiện, biểu dương những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong xây dựng văn hóa, nhất là ở những địa phương, cơ sở có cách làm hay đạt hiệu quả; đồng thời đấu tranh phê phán các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, tham nhũng, các tệ nạn xã hội đi ngược lại với thuần phong, mỹ tục của dân tộc ta…[3, tr. 3].

SVTH: Bạch Thị Hà 29 Lớp: K35 - GDCD

Trong lãnh đạo, chỉ đạo, các cấp ủy Đảng đã coi trọng công tác xây dựng mô hình, chỉ đạo điểm về xây dựng văn hóa; công tác đầu tư cho các hoạt động văn hóa – thông tin được quan tâm. Hàng năm, Tỉnh đã bố trí ngân sách hỗ trợ các địa phương để xây dựng các điển hình cụm dân cư và mô hình văn hóa tiên tiến, coi công tác chỉ đạo điểm về xây dựng văn hóa ở cơ sở là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nội dung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chình quyền, đoàn thể trong tỉnh.

Năm 2001, Tỉnh ủy Hòa Bình đã mở Hội nghị sơ kết để đánh giá kết quả 3 năm (1998 - 2001) thực hiện và đề ra phương hướng, nhiệm vụ, các giải pháp cụ thể để tiếp tục lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII).

Ngày 25-3-2003, Tỉnh ủy Hòa Bình đã ra Chỉ thị số 30-CT/TU về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa

nghệ thuật đến năm 2010 và chọn năm 2003 là “Năm văn hóa của tỉnh”.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) của Đảng và Kế hoạch số 297-KH/TU của Tỉnh ủy, về cơ bản đã đạt được một số mục tiêu đề ra. Việc triển khai và thực hiện các nội dung của Nghị quyết Trung ương 5 được gắn với các cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước, thi đua yêu nước…động viên nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát huy truyền thống đoàn kết, nghiêm chỉnh thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, Pháp luật và Nhà nước. Thông qua đó, những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống được gìn giữ, những nét mới trong văn hóa được hình thành, mang đạm tính nhân văn như: nhớ về cội nguồn, đền ơn đáp nghĩa…, các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong tỉnh có bước phát triển mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh. Công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc được quan tâm, gìn giữ. Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các địa phương trong tỉnh, giữa tỉnh Hòa Bình với các tỉnh miền núi phía Bắc có tác dụng to lớn trong việc khơi dậy và làm phong phú thêm bản sắc bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh nói riêng và làm phong phú them bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc vùng Tây Bắc nói chung. Các hoạt động

SVTH: Bạch Thị Hà 30 Lớp: K35 - GDCD

văn hóa đã trở thành nhu cầu thiết yếu của đời sống tinh thần của nhân dân trong tỉnh, nhất là cơ sở góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng và khối đại đoàn kết các dân tộc an hem trong tỉnh. Hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm đầu tư nâng cấp và xây dựng mới, đảm bảo được sự quản lý của Nhà nước, góp phần từng bước làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội, các tầng lớp dân cư, đồng thời nâng cao hiêu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa.

Là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng, là quê hương của nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng, của lễ hội cồng chiêng, của những chiếc váy đen, áo pắn truyền thống trang nhã nhiều màu sắc với một kho tang văn hóa, văn học dân gian làm phong phú, đa dạng thêm cho nền văn hóa Việt Nam. Nhân dân các dân tộc Hòa Bình luôn có ý thức coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị của văn hóa truyền thống vốn có của mình.

“Công tác bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc được các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn quan tâm chú trọng. Tính đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng và phát triển được 11 đội thông tin lưu động từ tỉnh đến huyện, thị xã; với 894 đội văn nghệ quần chúng. Hàng năm tổ chức được từ 1200 – 1500 buổi tuyên truyền, 2000 – 3000 buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng tại cơ sở, phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân, góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng trong tỉnh phát triển mạnh mẽ và thực sự rộng khắp, với nhiều hình thức giao lưu phong phú, sáng tạo giữa các huyện, các xã, các cụm dân cư. Thành tích nổi bật của tỉnh trong những năm qua là: đã tổ chức đăng cai và tham gia nhiều nhiều cuộc giao lưu văn hóa các dân tộc giữa các tỉnh Hòa Bình với các tỉnh bạn trong khu vực và cả trong nước như: ngày Hội Văn hóa – thể thao Tây Bắc (hai năm một lần), Festival văn hóa Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh, ngày Hội Văn hóa dân tộc Việt Nam, lễ hội Làng Sen, lễ hội 990 năm Thăng Long – Hà Nội; giao lưu với nhiều đoàn nước ngoài, đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa – thể thao như: lễ hội cồng chiêng du lịch, lễ hội

SVTH: Bạch Thị Hà 31 Lớp: K35 - GDCD

cồng chiêng Tết khai hạ (Tân Lạc), lễ hội tết cổ truyền của dân tộc Mông, Tết nhảy của dân tộc Dao… Thông qua việc giao lưu văn hóa là dịp để các dân tộc tiếp xúc, tìm hiểu và tiếp thu nền văn hóa phong phú và đa dạng của từng dân tộc; đồng thời khai thác tiềm năng, sức sáng tạo văn nghệ to lớn của quần chúng, tăng cường mối quan hệ, thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc trong khu vực và trong nước. Qua đó, học tập, trao đổi để cùng nhau phát triển, làm cho đời sống văn hóa của mỗi dân tộc ngày càng phong phú hơn về giá trị và bản sắc” [2, tr. 5].

Đi đôi với việc phát triển văn hóa các dân tộc, công tác bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong công cuộc xây dựng nề văn hóa Viêt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của

tỉnh theo nội dung Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) đã khẳng định: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá” những giá trị vô giá của di sản văn hóa, đó là:

Vai trò gắn kết cộng đồng dân tộc; vai trò là cốt lõi của bản sắc dân tộc; cơ sở để sáng tạo những giá trị mới; cơ sở trong giao lưu văn hóa. Bản sắc dân tộc của mỗi giai đoạn lịch sử cũng được bồi đắp them bởi nhiều yếu tố, những gí trị văn hóa bền vững, những tinh hoa kết đọng trong qua từng thời kì lịch sử dân tộc thể hiện ở các di sản văn hóa.

Nhận thức được những vấn đề trên, công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa luôn được các cấp, các ngành quan tâm, với cơ chế Nhà nước tổ chức kiểm kê, sưu tầm và vận động nhân dân cùng gìn giữ, phát huy các giá trị van hóa truyền thống. Công tác nghiên cứu sưu tầm các giá trị văn hóa dân gian được đầu tư, đã kiểm kê bước đầu 130 địa chỉ các phong tục tập quán, tín ngưỡng và lễ hội các dân tộc trong tỉnh, 4000 chiếc công chiêng còn được lưu giữ trong tỉnh, tổ chức được 2 lễ hội cổ của dân tộc Thái (Mai Châu) và 2 lễ hội của dân tộc Mường (Lạc Sơn)….

Công tác vận động nhân dân giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc còn được thực hiện qua việc chú trọng và phát triển phong trào văn hóa văn

SVTH: Bạch Thị Hà 32 Lớp: K35 - GDCD

nghệ quần chúng, xây dựng các câu lạc bộ dân ca, dân vũ.. góp phần gìn giữ và phát huy các tinh hoa văn hóa truyền thống của các dân tộc trong tỉnh.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền đã tập trung chỉ đạo thực hiện đầy đủ các chương trình mục tiêu của Bộ Văn hóa – Thông tin về đưa các chương trình

văn hóa thông tin về cơ sở. Thực hiện phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm văn hóa”, đã từng bước xã hội hóa các hoạt động văn hóa. Bộ máy tổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chức ngành văn hóa đã được sắp xếp và kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở. Chú trọng khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa hiện có; tiếp tục xúc tiến việc quy hoạch, xây dựng các thiết chế văn hóa trọng điểm ở huyện, thị xã và các xã, phường, cụm dân cư lớn với các hình thức thích hợp, thiết thực, hiệu quả, góp phần tạo nên một môi trường văn hóa lành mạnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa đa dạng và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân.

“Đã đầu tư xây dựng và sửa chữa nâng cấp nhiều thiết chế văn hóa như: Nhà văn hóa thị xã, Bảo tàng tỉnh, Cung văn hóa, Thư viện tổng hợp tỉnh…

Hoàn chỉnh một bước xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa nghệ thuật

giai đoạn 2003 – 2010 và kế hoạch thực hiện “Năm văn hóa Hòa Bình 2003”,

theo tinh thần Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 25/3/2003 của Tỉnh ủy về việc thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa – nghệ thuật đến năm 2010” [2, tr. 6].

Đi đôi với phát triển Văn hóa thông tin, việc ưu tiên đầu tư vật chất kỹ thuật để thực hiện chương trình phủ song phát thanh, truyền hình đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Đổi mới hoạt động của hệ thống thông tin đại chúng là một tất yếu trong quá trình hình thành, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc. Năm 2003 từ các nguồn vốn đã đầu tư nâng cấp và trang bị 3 Đài phát thanh sóng FM, 8 Đài truyền thanh cơ sở ở 8 xã vùng 135. Thực hiện mục tiêu của Chính phủ

“Đưa thông tin về cơ sở bằng sóng phát thanh truyền hình”.

Tiếp đến, trong Chương trình hành động thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Khóa (IX) về tiếp tục thực hiện

SVTH: Bạch Thị Hà 33 Lớp: K35 - GDCD

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” giai đoạn 2005 – 2010, Tỉnh ủy Hòa Bình đã có

kế hoạch số 297-KH/TƯ ngày 26-10-1998.

Sau hơn 5 năm thực hiện, về cơ bản đã đạt được các mục tiêu đề ra thông qua việc thực hiện có kết quả các chương trình: xây dựng nếp sống văn hóa trong gia đình và cộng đồng; xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng các thiết chế văn hóa; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của các dân tộc ít người; du lịch – văn hóa….

“Kết quả là công tác nghiên cứu, bảo tồn, phát huy và phát triển các di sản văn hóa các dân tộc được quan tâm, chú trọng; hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm, đầu tư; các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong tỉnh có bước phát triển mới…” [2, tr. 7]. Bên cạnh đó, các cấp ủy Đảng,

chính quyền đã tăng cường đầu tư cho các công tác nghiên cứu và sưu tầm các giá trị văn hóa như: phong tục, tập quán, tiếng nói, chữ viết, lễ hội, trang phục, ẩm thực…, các dân tộc thiểu số, bảo tồn làng bản, nhà sàn truyền thống, bảo vệ và trùng tu, khai thác các di tích, danh lam thắng cảnh gắn với việc quảng bá để phát huy tiềm năng du lịch của tỉnh. Đi đôi với việc bài trừ các hủ tục lạc hậu như lên đồng, bói toán, mê tín dị đoan, rượu chè…; xây dựng các chương trình, tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc.

Trong báo cáo Tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình hành động số 341- CTr/TU của Tỉnh ủy (Khóa XIII) thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 10

(Khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 5 (Khóa VIII) về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Tỉnh ủy đã xây dựng

kế hoạch chỉ đạo và tổ chức triển khai, quán triệt đến toàn bộ các cán bộ, chủ thể của các Ban, Ngành, các cấp lãnh đạo. Tỉnh ủy đã xây dựng Chương trình hành động số 341-CTr/TU ngày 1/9/2004 thực hiện Kết luận Hội nghị TW 10

(Khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 5 (Khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (gọi tắt

SVTH: Bạch Thị Hà 34 Lớp: K35 - GDCD

Thông qua việc quán triệt triển khai Kết luận Hội nghị Trung ương 10 đã làm cho các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở nhận thức được rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa, coi xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao là chủ trương lớn, là trách nhiệm của toàn xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa có vai trò quan trọng trong việc xây dựng con người mới phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Gắn chặt nhiệm vụ xây dựng văn hóa với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, công tác xây dựng Đảng là then chốt, bảo đảm hoạt động văn hóa được tiến hành đồng bộ với hoạt động kinh tế. Tạo ra sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng trong Đảng và trong toàn xã hội, góp phần nâng cao chất lượng xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, thú đẩy quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế, bảo vệ bản sắc dân tộc.

Cấp ủy, chính quyền các cấp đã tích cực triển khai, cụ thể hóa Chỉ thị số 27-CT/TU của Bộ Chính trị (Khóa VIII) và Chỉ thị số 14/1998-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ thành các chương trình hành động, kế hoạch triển khai tới từng vùng cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, các cấp, các ngành đã gắn việc triển khai, thực hiện Chỉ thị 27 với việc triển khai thực hiện Chương trình 341, Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội theo Quyêt định số 308/2005/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 20/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Một phần của tài liệu Vấn đề gìn giữ và phát huy trong trang phục truyền thống của người mường ở hòa bình hiện nay (Trang 32)