Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về tác hại của

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phòng chống ma tuý trong học sinh trường THPT xuân hoà, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 35)

của ma túy và cách phòng chống

3.1.1. Nội dung tuyên truyền

- Luật phòng chống ma túy được Quốc hội thông qua ngày 09/12/2000. Nghị quyết 06/CP ngày 29/1/1993 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy, Chỉ thị số 10/CT ngày 30/6/1995 của Bộ giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác phòng chống tệ nạn ma túy ở các trường học.

- Nâng cao nhận thức của học sinh về tác hại của ma túy: Công tác tuyên truyền, phổ biến tác hại của ma túy là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phải được tiến hành thường xuyên liên tục, mục đích của công tác tuyên truyền là giáo dục cho học sinh và các bậc cha mẹ, thầy cô giáo biết về tác hại của ma túy cũng như các phương thức thủ đoạn hoạt động lôi kéo của bọn tội phạm ma túy, làm dấy lên phong trào đấu tranh, phòng chống ma túy mạnh mẽ, rộng khắp. Công tác tuyên truyền giáo dục về ma túy phải được truyền đạt đến từng học sinh, từng phụ huynh học sinh để chuyển mạnh từ việc giáo viên trực tiếp giáo dục học sinh thành cơ chế học sinh tự giáo dục, rèn luyện.

3.1.2.Hình thức tuyên truyền

Để công tác tuyên truyền giáo dục có hiệu quả, cần thực hiện bằng những phương pháp như sau:

31

3.1.2.1. Tuyên truyền cổ động sách báo, tranh ảnh, chiếu phim…

Coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh sống và làm việc theo pháp luật, tạo cho học sinh có thói quen chờ đón luật pháp, tìm hiểu luật pháp và làm theo luật pháp.

Để hoạt động tuyên truyền có hiệu quả trường THPT Xuân Hòa có thể tổ chức tuyên truyền về phòng chống ma túy bằng các hình thức sau:

- Xây dựng góc tuyên truyền về phòng chống ma túy và phát động từng học sinh tìm chọn những bài viết, tranh ảnh mang nội dung về phòng ngừa đấu tranh với ma túy, để bổ sung vào góc tuyên truyền của trường, kể, vẽ nhiều khẩu hiệu panô áp phích có nội dung về phòng chống ma túy...

-Tổ chức thi sáng tác, biểu diễn các tiểu phẩm có nội dung phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội do học sinh thiết kế dàn dựng nhằm nâng cao nhận thức và ý thức phòng ngừa tệ nạn ma túy cho các em học sinh. Từ các cuộc thi đó sẽ giúp các em có hiểu biết đầy đủ và sâu sắc hơn về tác hại cũng như cách phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác.Tổ chức cho các khối, các lớp ký kết giao ước thi đua giao lưu với nội dung về phòng chống ma túy. Xây dựng mục tiêu “ vì mái trường không có ma túy”.

- Nhà trường nên phối hợp với công ty điện ảnh băng hình – Sở văn hóa thông tin tỉnh tổ chức in băng hình các kịch bản, tiểu phẩm có nội dungvề phòng chống ma túy cho nhà trường để nhà trường tổ chức chiếu cho học sinh xem.

- Đoàn trường nên phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức các đợt ra quân có sự tham gia của học sinh cùng với các băng cờ khẩu hiệu bài trừ ma túy tỏa đi các đường phố, tuyên truyền rầm rộ, kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân tham gia góp sức đấu ttranh phòng chống ma túy trong trường học...

Như vậy công tác tuyên truyền có ý nghĩa rất lớn đối với việc phòng chống ma túy trong trường học. Học sinh là những người đang tham gia học

32

tập họ rất nhạy cảm, hiểu biết nhanh và sâu sắc, khi họ được giác ngộ từ công tác tuyên truyền họ sẽ nhận thức tác hại của ma túy, họ sẽ có ý thức phòng chống ma túy. Để hoạt động có hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy trong trường học cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, phải có nội dung và hình thức đa dạng phong phú, tạo dư luận mạnh mẽ lên án ma túy, nội dung tuyên truyền phải đi vào thực tế không chỉ chung chung ở khẩu hiệu, phải làm sao cho học sinh thấy rõ được tác hại của ma túy để họ rút ra được kinh nghiệm cho chính mình.

3.1.2.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động tập

thể nhằm thu hút học sinh vào các hoạt động có ích, tránh dẫn đến tệ nạn ma túy.

Tiếp tục tổ chức hoạt động ngoại khóa “Vì bạn, vì tôi, vì một mái trường không ma túy”. Với mục đích nhằm tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể học sinh trong nhà trường có những hiểu biết cơ bản về tác hại của ma túy và các chất gây nghiện, hình thành ý thức phòng, chống ma túy, rèn luyện kỹ năng sống lành mạnh, thân thiện; khả năng ứng xử, biết đối phó và bảo vệ bản thân trong các tình huống bất thường.

Hoạt động ngoại khóa này sẽ được tổ chức thông qua các vòng thi như sau: Mỗi đội sẽ giới thiệu về đội của mình và nêu được ý nghĩa tên của đội; Trả lời 10 câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm; Thể hiện tiểu phẩm về nội dung phòng, chống ma túy. Và cuối cùng là rút thăm và giải quyết một tình huống. Với sự chuẩn bị tốt kiến thức về ma tuý, các em sẽ hoàn thành tốt các vòng thi. Thông qua những buổi ngoại khoá như vậy các em học sinh sẽ được trang bị thêm nhiều kiến thức pháp luật về phòng, chống ma túy, tác hại của ma tuý. Từ đó, các em sẽ có ý thức đúng đắn hơn trong việc phòng, chống ma túy cho bản thân, gia đình và xã hội. Góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, không tệ nạn xã hội.

33

(Ví dụ: Một tiểu phẩm phòng chống ma túy)

Đưa giáo dục phòng chống ma túy vào các chương trình chính khóa, tích hợp nội dung phòng chống ma túy vào một số môn học có liên quan đến nội dung giáo dục phòng chống ma túy như các môn: Sinh học, Địa lý, Ngữ văn, Kỹ thuật nông nghiệp, giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng – an ninh. Hình thức này có tác dụng nâng cao sự hiểu biết của học sinh về những vấn đề có liên quan đến ma túy, từ đó làm cơ sở cho việc hình thành thái độ và chi phối hành động của học sinh. Khi dạy một nội dung môn học cần liên hệ đến khía cạnh này hay khía cạnh khác của việc giáo dục phòng chống ma túy như: khi dạy bài Hạnh phúc trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10, cần để cập đến tác hại của ma túy có ảnh hưởng như thế nào tới hạnh phúc gia đình.

Tổ chức xây dựng “Hội tuyên truyền thanh niên” với tổ chức Đoàn thanh niên làm nòng cốt, kết hợp với lực lượng tổ chức Đoàn trong lực lượng công an cơ sở, tổ chức Đoàn phường, xã tham gia vào câu lạc bộ, thu thập tin tức, tài liệu xây dựng thành các “Bản tin 5 phút” được đọc trên loa phát thanh của trường vào giờ ra chơi trong ngày học cuối tuần, bản tin có nội dung về các văn bản pháp luật về phòng chống ma túy, tin tức có liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống ma túy ở địa phương. Đồng thời qua đó kêu gọi

34

học sinh tham gia vào Hội, tham gia phát hiện, tố giác những hành vi có liên quan đến ma túy trong trường, hội viên được tập huấn trang bị kiến thức về phòng chống ma túy, xây dựng thành các nhân tố tích cực của công tác phòng chống ma túy trong trường và là tuyên truyền viên cho bạn bè, gia đình... Hội sinh hoạt định kỳ hàng tuần, tổng kết rút kinh nghiệm đề ra các phương hướng hoạt động có mục tiêu cụ thể, phân công trách nhiệm tuyên truyền giúp đỡ những học sinh cá biệt có biểu hiện nghi vấn, nêu cao trách nhiệm của hội viên với công tác phòng chống ma túy, từ đó nhân rộng ra cho các em khác trong trường.

Ngoài những biện pháp tuyên truyền do chính nhà trường chủ động thực hiện thì nhà trường còn phải phối hợp với lực lượng xã hội khác để tuyên truyền như: Phối hợp với Công an địa phương, lực lượng Công an chuyên trách tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về ma túy. Thường xuyên thông báo cho Nhà trường biết về các âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm ma túy, thông báo tình hình tệ nạn ma túy ở địa phương, từ đó học sinh cũng như các giáo viên chủ động nắm được tình hình và có biện pháp phòng ngừa có hiệu quả, kêu gọi các em giúp đỡ bạn bè với tinh thần “Phát hiện là giúp bạn, giúp gia đình bạn cũng chính là giúp mình”. Hoạt động này cần được tổ chức thường xuyên, liên tục và nghiêm túc vào tuần thứ hai hàng tháng nhằm nâng cao nhận thức và ý thức phòng ngừa tệ nạn ma túy cho học sinh.

Như vậy công tác tuyên truyền có ý nghĩa rất lớn đối với việc phòng chống ma túy trong trường học. Học sinh là những người đang tham gia học tập họ rất nhạy cảm, hiểu biết nhanh và sâu sắc, khi họ được giác ngộ từ công tác tuyên truyền họ sẽ nhận thức tác hại của ma túy, họ sẽ có ý thức phòng chống ma túy. Để hoạt động có hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy trong trường học cần phải được tiến hành thường xuyên,

35

liên tục, phải có nội dung và hình thức đa dạng phong phú, tạo dư luận mạnh mẽ lên án ma túy. Nhà trường cần tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung chương trình, tài liệu về phòng chống ma túy với nội dung thiết thực hơn, dễ hiểu, dễ thực hiện hơn, nội dung tuyên truyền phải đi vào thực tế không chỉ chung chung ở khẩu hiệu, phải làm sao cho học sinh thấy rõ được tác hại của ma túy để họ rút ra được kinh nghiệm cho chính mình.

3.2. Phối hợp với các cơ quan chức năng làm trong sạch môi trƣờng trong và xung quanh trƣờng học, ngăn chặn nguồn ma túy xâm nhập vào trƣờng học

Xây dựng môi trường trong và xung quanh trường học không có ma túy có ý nghĩa rất quan trọng, là nhân tố quyết định đến công tác phòng chống ma túy trong trường học. Sự phối hối chặt chẽ giữa cấp công an cơ sở với các ngành chức năng, nhà trường và chính quyền địa phương xung quanh trường học trong công tác phòng chống ma túy trong trường học đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên liên tục đi vào chiều sâu. Nhằm quản lý chặt chẽ học sinh trong và ngoài thời gian ở trường, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi buôn bán, cung cấp, lôi kéo học sinh tham gia vào những hoạt động có liên quan tới hoạt động ma túy. Để đạt được mục đích như vậy thì nhà trường nên chủ động phối hợp thực hiện với tổ chức, lực lượng như:

3.2.1. Phối hợp với lực lượng công an ở khu vực phường Đồng Xuân, Xuân Hòa và xã Cao Minh

Ngoài chức năng trực tiếp đấu trang phòng chống tội phạm ma túy, thì lực lượng công an mà nòng cốt là lực lượng công an cấp cơ sở và lực lượng chuyên trách chống ma túy còn có nhiệm vụ phối hợp với nhà trường, với các cơ quan chức năng tổ chức phòng ngừa có hiệu quả làm trong sạch mội trường trong và xung quanh trường học không có ma túy. Nhà trường nên phối hợp với lực lượng công phường Xuân Hòa, Đồng Xuân, Cao Minh, Ngọc Thanh triển khai thực hiện các công việc như sau:

36

- Phối hợp với công an phường, xã tiến hành điều tra, khảo sát khu vực dân cư, tổ dân phố xung quanh trường học để nắm tình hình có liên quan đến ma túy, đặc biệt phải xác định tụ điểm ổ nhóm, đối tượng có hành vi buôn bán tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy. Trên cơ sở tài liệu đã xác định, các lực lượng cần phối hợp với các đơn vị chức năng trinh sát, điều tra, lập hồ sơ bắt giữ bọn buôn bán ma túy và dụ dỗ lôi kéo học sinh sử dụng ma túy. Đối với các đối tượng sử dụng ma túy phải gọi lên giáo dục răn đe, yêu cầu cam kết không được rủ rê học sinh vào con đường sử dụng ma túy. Đảm bảo địa bàn quanh trường học thật sự trong sạch không có ma túy.

- Phối hợp với công an địa phương cùng Trường THPT Xuân Hòa triển khai thực hiện tốt việc quản lý học sinh trên địa bàn.

+ Tập trung theo dõi, quảm lý chặt chẽ học sinh trong trường, phát hiện số học sinh có quan hệ với các đối tượng bên ngoài có liên quan đến ma túy đặc biệt là các tụ điểm, ổ nhóm tiêm chích, buôn bán lẻ ma túy ở đường phố, hàng quán tại các địa bàn dân cư xung quanh khu vực trường học.

+ Công an phường, xã phối hợp với chính quyền địa phương, nhà trường thường xuyên nắm chắc địa chỉ các hộ gia đình có học sinh, sinh viên ở trọ, yêu cầu các hộ gia đình này phải chấp hành đúng quy định về đăng ký hộ khẩu tạm trú đối với học sinh, sinh viên ở tại nhà mình; đồng thời cam kết có trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với công an phường, chính quyền, tổ dân phố, cụm dân cư về tình hình học sinh, sinh viên cư trú tại gia đình mình, đặc biệt là các đối tượng nghi vấn có liên quan tới vấn đề ma túy.

+ Nhà trường trên cơ sở tài liệu thu thập được, phân loại những học sinh cá biệt, những em có nguy cơ tiếp xúc cao với ma túy, từ đó phân công từng chi đoàn, đoàn viên vận động quản lý, giúp đỡ những học sinh đó tránh xa tệ nạn ma túy.

- Phối hợp với các ngành, đoàn thể, cơ sở kiến nghị UBND phường chỉ đạo kiên quyết xóa bằng được các quầy buôn bán nước giải khát, quán ăn

37

xung quanh trường; điều tra, xử lý nghiêm khắc đối với những người trộn ma túy vào đồ ăn, thức uống, những người rủ rê, lôi kéo và tổ chức cho học sinh sử dụng trái phép các chất ma túy. Đối với các hiệu thuốc tân dược và những hàng quán ở xa khu vực trường học nhưng các em tới mua thuốc, ăn uống các chủ hàng quán phải ký cam kết không được bán ma túy và các chất gây nghiện cho học sinh.

- Tổ chức ký cam kết thi đua phấn đấu không có ma túy trong trường học góp phần làm trong sạch môi trường học đường.

3.2.2. Phối hợp với UBND xã, phường Xuân Hòa, Đồng Xuân, xã Cao Minh

- Phối hợp với UBND xã, phường Xuân Hòa, Đồng Xuân, xã Cao Minh tập trung tuyên truyền luật phòng chống ma túy, tác hại của ma túy, cách nhận biết người nghiện và cách phòng chống nghiện ma túy đến từng gia đình học sinh để mọi người có hiểu biết về ma túy và có cách phòng ngừa.

- Nhà trường cần phối hợp với UBND xã, phường vận động nhân dân không hàng quán bán, không tổ chức các điểm vui chơi, giải trí trong và xung quanh trường học, không để nơi bán hàng này trở thành địa điểm tụ tập của học sinh trốn học, bỏ giờ đến cắm nợ, ăn quà, tạo thói hư cho các em.

3.2.3. Phối hợp với tổ chức đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Trên cơ sở phân loại những học sinh cá biệt, những em có nguy cơ tiếp xúc với ma túy cao từ đó phân công từng chi đoàn, đoàn viên động viên quản lý, giúp đỡ kịp thời.

- Tổ chức phát động những đoàn viên, thanh nuên trong chi đoàn phát hiện và tố giác với nhà trường về những hành vi liên quan đến ma túy trong trường, xung quanh trường và nơi ở, lập hòm thư xanh trong trường học để tạo điều kiện cho đoàn viên thanh niên tố giác.

- Thành lập các đội “thanh niên xung kích”, “cờ đỏ”.. Phối hợp với bảo vệ trường, chính quyền địa phương xung quanh trường học tổ chức kiểm tra,

38

phát hiện ghi tên những học sinh bỏ giờ, vi phạm nội quy trường, la cà hàng quán báo cho nhà trường để tổ chức răn đe kịp thời.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phòng chống ma tuý trong học sinh trường THPT xuân hoà, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)