3.1.1. Vài nét về trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cho phát triển giáo dục, kinh tế, văn hoá của đất nước và hội nhập quốc tế. ở trường sinh viên được tiếp thu tri thức
Nội dung
Khảo sát hệ thống
Phân tích hệ thống
Mô hình thực thể liên
khoa học tiên tiến, được rèn luyện trong môi trường sư phạm và được chuẩn bị kỹ năng nghề nghiệp đạt chuẩn quốc gia và khu vực, sẵn sàng thích ứng với sự phát triển của xã hội.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành. 40 năm là cả một chặng đường dài cho sự phát triển đi lên của một mái trường. Đó là thời gian đủ để khẳng định những nét đẹp truyền thống mà bao thế hệ thầy và trò của nhà trường đã tạo dựng, phát triển để trở thành một điểm sáng trên bức tranh GD – ĐT của đất nước.
Nhìn lại chặng đường lịch sử hơn 40 năm xây dựng và phát triển cùng với những kết quả đã đạt được chúng ta vui mừng phấn khởi và tự hào vì sự phát triển đi lên đó. Nhà trường liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc, Chi bộ Đảng được thành uỷ tặng giấy khen chi bộ đạt danh hiệu ”trong sạch, vững mạnh”, công đoàn được nhận bằng khen của công đoàn giáo dục Việt Nam.
3.1.2. Khảo sát hiện trạng
Trước đây khi ngành CNTT còn chưa phát triển, công việc quản lý điểm sinh viên trong nhà trường gặp rất nhiều khó khăn. Đa phần công việc quản lý còn làm thủ công trên giấy tờ nên việc truy cập tìm kiếm sinh viên phải mất nhiều thời gian.
Ngày nay khi Công nghệ thông tin đã phát triển, việc đưa các ứng dụng của nó vào thực tiễn là điều hiển nhiên. Với một trường Đại học có số lượng sinh viên lớn như trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 thì lại càng cần thiết. Qua tìm hiểu thực tế em thấy công việc quản lý điểm sinh viên là tương đối phức tạp. Công việc quản lý chia làm nhiều mục, mỗi mục lại có các mục nhỏ hơn. Như mục nhập dữ liệu cho sinh viên ngoài việc nhập dữ liệu thông thường như tên, tuổi, giới tính, địa chỉ còn rất nhiều mục cần phải nhập để quản lý sinh viên như nhập lớp, nhập điểm, nhập khoá,… Ngoài ra mỗi phần
nhập như nhập điểm lại phân chia ra làm nhiều mức như vậy công việc là tương đối nhiều và phức tạp.
Với một khối lượng công việc lớn như vậy mà công việc lại được thực hiện thủ công viết bằng tay thì quả thật là khó khăn. Để tìm hiểu, cập nhật tìm kiếm một sinh viên bất kỳ thì người tìm hiểu phải dò tìm trong danh sách mà với một số lượng sinh viên đông như vậy thì quả là không thuận tiện và tối ưu về thời gian. Khi giáo vụ khoa muốn đưa ra một dánh sách những sinh viên được học bổng để đưa lên phòng đào tạo thì họ phải xét duyệt rất nhiều vấn đề liên quan như điểm của sinh viên có đạt không, như vậy giáo vụ sẽ phải bỏ nhiều thời gian tra cứu làm việc qua giấy tờ như vậy là rất phức tạp và không tối ưu. Việc xét duyệt sẽ mất nhiêu thời gian và không thuận lợi.
Qua thời gian tìm hiểu hệ thống quản lý điểm sinh viên tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 em đã thu được những thông tin sau đây để phục vụ cho hệ thống mà chúng em xây dựng:
- Với mỗi khoá học mới giáo vụ khoa sau khi thu đầy đủ học bạ và các giấy tờ cần thiết có nhiệm vụ nhập thông tin về hồ sơ của những sinh viên mới.
- Sau mỗi kì thi sau khi có điểm của các môn thi, giáo vụ có nhiệm vụ vào điểm của từng môn học.
Cách tính điểm kiểm tra, điểm thi, điểm trung bình trung và xếp loại kết quả học tập:
- Điểm đánh giá bộ phận và điểm học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến phần nguyên. và được tính như sau:
A = A1*0.1 + A2*0.2 + A3*0.7 Trong đó:
A2: là điểm bài kiểm tra giữa học phần. A3: là điểm bài thi học phần.
A: là điểm môn học - Điểm trung bình chung học tập: ĐTB = i* i i A n n Trong đó:
ĐTB: là điểm trung bình chung học tập hoặc điểm trung bình chung các học phần tính từ đầu khoá học.
Ai: Điểm của môn học thứ i ni: là số ĐVHT của môn học thứ i
Điểm trung bình chung học tập của mỗi kỳ, mỗi năm học, mỗi khoá học và điểm trung bình chung tất cả các học phần tính từ đầu khoá học được tính đến hai chữ số thập phân. - Xếp loại kết quả học tập: o Loại đạt: từ 9 đến 10: Xuất sắc Từ 8 đến cận 9: Giỏi Từ 7 đến cận 8: Khá Từ 6 đến cận 7: Trung bình khá Từ 5 đến cận 6: Trung bình o Loại không đạt: Từ 4 đến cận 5: yếu
Dưới 4: kém