Chính sách đối với lĩnh vực tài chính khác

Một phần của tài liệu Tổng Quan FDI và FDI công nghiệp tại Việt Nam (Trang 42)

- Dự án Cty TNHH Regina Miracle International ViệtNam tại Hải Phòng điều chỉnh tăng vốn đầu tư 90 triệu USD dự án này do nhà đầu tư Hồng Kông

6.1.3. Chính sách đối với lĩnh vực tài chính khác

Những năm đầu đổi mới để thu hút các nhà ĐTNN vào Việt Nam tham gia thực hiện đầu tư sản xuất, kinh doanh, pháp luật về đầu tư, về thuế và tài chính khác có quy định chính sách ưu đãi riêng biệt đối với từng khu vực có vốn ĐTNN và khu vực có vốn đầu tư trong nước.

Tuy nhiên, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nhanh và bền vững khi Việt Nam gia nhập WTO, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát sinh ngày càng nhiều khó khăn và thách thức, ngành Tài chính đã nỗ lực triển khai thực hiện các cam kết quốc tế và cam kết tài chính nói riêng nhằm đảm bảo việc tuân thủ nghĩa vụ của nước thành viên, góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, ban hành kịp thời các cơ chế chính sách tài chính phù hợp, đồng bộ để đảm bảo hiệu lực thực thi và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đề xuất các giải pháp cấp thiết nhằm giảm thiểu rủi ro và bất cập trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo đó, cùng với các chính sách thuế quan trọng như thuế TNDN, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nêu trên, tại các văn bản thuế, tài chính khác cũng đảm bảo nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đảm bảo không có sự phân biệt đối xử giữa DN có vốn ĐTNN với DN trong nước.

Điều này đã và đang liên tục củng cố lòng tin cho các DN trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các nhà đầu tư tiềm năng, là dấu hiệu tích cực đối với việc cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, nhằm đạt được mục tiêu thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước tập trung cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội.

6.2. Một số chính sách FDI công nghiệp.

- Chính sách về chuyển giao công nghệ.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 120/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.

Cụ thể, theo quy định tại Nghị định số 133/2008/NĐ-CP thì có 11 công nghệ bị hạn chế chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và trong lãnh thổ Việt Nam. Nhưng theo quy định mới thì có tới 23 công nghệ bị hạn chế chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và trong lãnh thổ Việt Nam

Trong đó có công nghệ sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng Amiăng trắng; công nghệ sản xuất bột ôxit titan có sử dụng axit sulfuric; …

Nghị định mới cũng sửa đổi, bổ sung Danh mục công nghệ cấm chuyển giao. Theo đó có 30 công nghệ bị cấm chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và trong lãnh thổ Việt Nam. Trong đó có công nghệ vô hiệu hóa thiết bị đo, đếm, tính lượng điện năng sử dụng; công nghệ sản xuất xi măng lò đứng; công nghệ sản xuất thuốc bảo quản lâm sản chứa Pentachlorophenol (PCP), DDT...

Phần 3: Một số kiến nghị để thu hút FDI vào các khu công nghiệp.

4. Một số hạn chế.

Tác động lan tỏa của FDI đến các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế.

Một số ý kiến cho rằng, các các doanh nghiệp FDI lấn át các doanh nghiệp trong nước. Họ chỉ ra rằng, các kênh truyền dẫn theo chiều ngan và theo chiều dọc

tại Việt Nam đều chưa hiệu quả. Chủ yếu các doanh nghiệp FDI vẫn tìm đến nước ta vì nguồn lao động giá rẻ và thị trường tiêu thụ sản phẩm do đó khiến cho mục tiêu nâng cao trình độ công nghệ của nước ta gặp khó khăn.

- Hạn chế trong thúc đẩy chuyển giao công nghệ.

Các nhà đầu tư ít hoặc không muốn chia sẻ công nghệ cho nước khác. Nhưng bản thân Việt Nam khi tiếp nhận từ những nhà đầu tư muốn chia sẻ thì cũng gặp phải vấn đề đó là khả năng hấp thụ công nghệ đó. Khi mà trình độ năng lực công nghệ và lao động ở nước ta vẫn chưa cao thì việc tiếp nhận công nghệ hiện đại, tiên tiến theo kịp với thế giới là vô cùng khó khăn.

- Giá trị gia tăng tạo ra được thấp.

Đa phần các doanh nghiệp FDI vẫn phải nhập các thành phần cấu thành sản phẩm từ nước ngoài vào Việt Nam. Thực tế, nước ta chỉ đóng vai trò là nơi lắp ráp, hoàn thiện chứ chưa thực sự đóng vai trò là nơi chế tạo, sản xuất ra sản phẩm. Chình vì vậy, chưa tạo ra được giá trị gia tăng cao.

5. Định hướng chung về thu hút FDI đến năm 2020.

Đề án FDI đến năm 2020 đã có thay đổi nhất định trong so với chỉ thị 1617. Mấu chốt thay đổi cơ bản chính là định hướng về thu hút đầu tư của nước ta. Trong giai đoạn trước đây, nước ta quan tâm nhiều đến việc tạo công ăn việc làm mà không chú ý đến công nghệ, dẫn đến việc chuyển giao công nghệ đạt tỷ lệ rất thấp, thì nay chúng ta sẽ tập trung thu hút các dự án mang hàm lượng công nghệ cao, chứ không “vơ bèo vạt tép” để trở thành “bãi rác” của thế giới. Hơn nữa, về quy mô, sẽ ưu tiên thu hút các dự án có quy mô lớn, với hướng tập trung vào các tập đoàn có công nghệ nguồn. Thời gian tới, Việt Nam cũng hướng mở ra hình thức và lĩnh vực đầu tư mới thay vì hình thức truyền thống, như thu hút vốn FDI theo hình thức đầu tư công –tư (PPP) vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

Đứng trên góc độ đấy, nhà nước khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, viễn thông, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xây dựng KCN trở thành lực lượng, cộng nghiệp mạnh, có hiệu quả và sức cạnh tranh, phát triển theo hướng ngoại, nâng cao tay nghề công nhân, năm bắt và vận dụng được nhiều thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, thực hiện bảo vệ môi trường sản xuất, kinh doanh thị trường ngoài KCN. Tiếp tục thu hút FDI vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò động lực của các địa bàn đó. Tập trung thu hút FDI vào các KCN tập trung đã hình thành theo quy hoạch được phê duyệt. Từ này đến năm 2020 phấn đấu đưa KCN đạt một nữa tổng giá trị sản lượng công nghiệp cả nước đảm bảo tốc độ bình quân hàng năm từ 15% đến 18%. Chuyển dần từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế biến các nguyên liệu trong nước có sẵn và công nghiệp chế tạo nhằm nâng cao giá trị hàm lượng quốc gia của sản phẩm, hạn chế thua thiệt như hội nhập thị trường quốc tế và khu vực. Khuyến khích các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng lớn về tài chính và nắm bắt công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển, tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu vực. Có kế hoạch vận động các tập đoàn, công ty lớn đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời, chú ý đến các công ty có quy mô vừa và nhỏ, nhưng công nghệ hiện đại, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước.

6. Một số kiến nghị.

Tuy nhiên, những quan điểm như vậy có lẽ vẫn là chưa đủ. Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã từng thẳng thắn thừa nhận rằng: “Nếu môi trường đầu tư không được cải thiện thì không thể thu hút FDI. Chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật đó”.

Đúng vậy, điều quan trọng nhất đối với chúng ta vẫn là tạo một môi trường đầu tư hấp dẫn, đáng để đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Vậy ta phải làm thế nào? Qua tìm hiểu, nhóm mình có tìm được một số giải pháp xoay quanh việc cải thiện môi trường đầu tư như sau:

3.1. Về luật pháp chính sách.

Theo cục trưởng Đỗ Nhất Hoàng, để triển khai thành công đề án thu hút FDI cần phải thực hiện các giải pháp sau:

- Luật pháp rõ ràng, đồng bộ;

- Tính thực thi cao;

- Ưu đãi phải đủ sức cạnh tranh với các quốc gia đối thủ khác;

- Đột phá phải thực sự là đột phá.

Các ý tưởng này được đưa ra đều dựa trên cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, có một thực tế rằng đa phần các doanh nghiệp nước ngoài ngại hay không muốn đầu tư vào nước ta vì thủ tục hành chính rườm à, chưa có nhiều ưu đãi lớn … Các vấn đề đấy buộc phải điều chỉnh một khi chúng ta muốn thu hút thêm FDI. Cụ thể, chúng ta cần rà soát luật pháp, chính sách để sửa đổi, loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết và phải đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư. Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Về phía quyền lợi cho nhà đầu tư, ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư và người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, đảm bảo sự phù hợp với luật pháp hiện hành. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, chính sách, hành lang pháp lý rõ ràng, dễ hiểu và phổ biến rộng rãi giúp các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với các dự án và ra quyết định đầu tư.

3.2. Cải thiện cơ sở hạ tầng.

Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển cơ cấu hạ tầng, tận dụng triệt để và hiệu quả đồng vốn ODA nhằm nâng cấp kết câu hạ tầng kỹ thuật; giao

thông; năng lượng điện, nước; dịch vụ ngân hàng, tín dụng… vừa tạo môi trường thuận lợi để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vừa tránh phát sinh gánh nặng nợ cho tương lai. Về giao thông, cần đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện các công trình giao thông như đường xá, cầu cống, các tuyến đường sắt đô thị… nhằm phù hợp với các hoạt động giao lưu, trao đổi giữa các nhà đầu tư. Ví dụ như việc nước ta vừa khánh thành cầu Nhật Tân được xây dựng bởi nguồn vốn ODA sẽ giải quyết được một số vấn đề giao thông đô thị. Về năng lượng, vừa phát triển năng lượng chạy bằng sức gió, sức nước vừa tập trung nghiên cứu triển khai các nguồn năng lượng mới đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng, một ví dụ gần đây đó là nghiên cứu triển khai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Thành quả nữa của việc nâng cao phát triển năng lượng chính là hiện nay tình trạng mất điện luân phiên đã giảm thiểu đáng kể so với hồi 2009, một thành tựu hết sức đáng nể. Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông trong nước tham gia phát triển công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông nhằm tập trung được nguồn lực phát triển các dịch vụ mới và hạ tầng mạng. Điển hình như Viettel của Bộ Quốc Phòng đã vươn mình trở thành mạng di động được sử dụng nhiều nhất tại nước ta, với mạng lưới phủ song tại tất cả các địa bàn trên cả nước từ vùng núi xa xôi đến miền biên giới hải đảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi thúc đẩy cho hoạt động đầu tư phát triển.

3.3. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trong mọi dự án, con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định tất cả sự thành công hay thất bại. Như chúng ta đã biết, các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào nước ta họ đều đòi hỏi những yếu tố có sẵn đối với họ, ở đây tức là các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật ví dụ như giao thông có thuận tiện không? Thị trường có lớn mạnh không? Và cả cơ sở chính sách có minh bạch không? Thủ tục pháp lý ra sao? Quan trọng nhất họ luôn đặt câu hỏi: Nếu đầu tư vào đây thì lao động sẽ từ đâu? Chất lượng ra sao? Câu hỏi thứ nhất họ sẽ tìm ngay ra câu trả lời, tất nhiên lao

động từ nước mà họ đầu tư sẽ có chi phi thấp nhất đối với họ rồi, nhưng còn câu hỏi về chất lượng ra sao thì không phải nước nào tiếp nhận đầu tư cũng có câu trả lời thỏa đáng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến năm 2011 dân số Việt Nam gần đạt ngưỡng 88 triệu người (ước tính khoảng 87,84 triệu người). Với lượng dân số này, hiện nay Việt Nam đang đứng thứ 13 trên thế giới về dân số và thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Về lực lượng lao động , tính đến 1/7/2011, cả nước có 51,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chiếm 58,5% tổng dân số. Trong đó lực lượng lao động của khu vực nông thôn chiếm 70,3%. Đáp ứng được về số lượng tuy nhiên vẫn chưa thỏa mãn được nhu cầu của các doanh nghiệp. Trong tổng số 51,4 triệu lao động, chỉ có gần 7,8 triệu người được qua đào tạo, chiếm 15,4%. Sự chênh lệch xảy ra chủ yếu giữa khu vực nông thôn và thành thị, khi mà 30,9% lao động thành thị có đào tạo thì con số này ở nông thôn chỉ là 9%. Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước cùng các cơ quan ban ngành đã đưa ra các giải pháp như: Tích cực tổ chức các trường đào tạo ngắn hạn cho người lao động nhằm trau dồi, nâng cao kiến thức thực tế và kỹ năng nghề nghiệp. Ví dụ như để trong tương lai có thể vận hành và đưa vào sử dụng nhà máy điện hạt nhân, nước ta đã đầu tư cho 200 sinh viên Việt Nam qua Nga học tập. Đồng thời cần quan tâm tới việc chăm sóc cuộc sống của người lao động, tuyên truyền, khuyến khích, động viên người lao động có ý thức trong việc học tập, nâng cao kiến thức, tay nghề cho bản thân. Đây là vấn đề vừa giúp người lao động tìm được nhiều cơ hội việc làm cho chính mình, và dần khắc phục được tình trạng yếu kém trong chất lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay. Tuy vậy, câu trả lời vẫn là năm ở trong chính người lao động, ví dụ như sinh viên đại học chúng ta khi ra trường sao vẫn kêu thất nghiệp? Câu trả lời không hẳn là nằm trong hệ thống giáo dục mà nằm trong chính chúng ta, hiện trạng sinh viên chỉ tiếp thu thụ động, không chú trọng thực hành chỉ

là một ví dụ nhỏ cho vấn đề lớn ở nước ta khi muốn cải thiện chất lượng lao động trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tổng Quan FDI và FDI công nghiệp tại Việt Nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w