Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu BT môn đường lối (Trang 31)

- Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị

+ Xác định rõ “Đảgn cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”

+ Về phương thức lãnh đạo: Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên …”.

+ Về vị trí, vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị, Cương lĩnh năm 1991 xác định: “Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ

thống ấy. Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hành động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

+ Trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị là đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các bộ phận cấu thành hệ thống.

+ Trong quá trình đổi mới Đảng ta luôn luôn coi trọng việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị.

- Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Nhà nước pháp quyền XHCN được xây dựng với các đặc trưng sau:

+ Là nhà nước của dân, do dân, và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

+ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

+ Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và đảm bảo cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

+ Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước với công dân, thực hành dân chủ, nâng cao kỷ cương kỷ luật.

+ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do một đảng duy nhất lãnh đạo, có sự giám sát của nhân dân, có sự phản biện của xã hội.

Các biện pháp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN:

+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật.

+ Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội.

+ Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ theo hướng xây dựng cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại.

+ Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, văn minh, bảo vệ công lý, quyền con người.

+ Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.

- Xây dựng Mặt trân tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trọ hệ thống chính trị.

Câu 17:

Xây dựng và phát triển nền văn hóa trong thời kỳ đổi mới a.Phân tích quan điểm chỉ đạo

b.phân tích chủ trương

c.Liên hệ chủ trương trên với việc xây dựng nền văn hóa ở nước ta hiện nay Trả lời:

a.Quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển nền văn hoá

- Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội

+Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội +Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển +Văn hóa là 1 mục tiêu của phát triển

- Nền văn hoá mà ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc.

- Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

- Văn hoá là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.

- Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu.

b.Chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hoá

- Phát triển văn hoá gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội.

- Làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, mở rộng giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

- Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ.

- Xây dựng và hoàn thiện các giá trị mới và nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

c.Liên hệ

văn hóa là 1 lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội,muốn xã hội phát triển toàn diện thì phát triển nền văn hóa cũng là 1 yếu tố quan trọng.Phát triển văn hóa phải phát triển trước hết ở tư duy và nhận thức của mỗi thế hệ,đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lợi nhất cho thế hệ tương lai.phải tiếp thu và vận dụng linh hoạt tinh hoa văn hóa của nhân loại,phải hòa nhập chứ không được hòa tan,nền văn hóa của VN giờ bị ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa của phương tây và các nước khác trên thế giới.Bản sắc văn hóa dân tộc đang bị mai một dần,và nhà nước đã có rất nhiều biện pháp,hình thức để khắc phục vấn đề này,đặc biệt rất nhiều các lê hội được khắp nơi mở ra để con cháu có cơ hội nhớ về nguồn cội.Xây dựng nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc nhưng cũng vẫn thể hiện sự năng đốngáng tạo của thể hệ trẻ là điều mà tuổi trẻ VN đang làm rất tốt

Câu 18:

Giai quyết các vấn đề xã hội trong thời kỳ đổi mới

a.Qúa trình đổi mới nhận thức về giải quyết các vấn đề xã hội b.Trình bày quan điểm

c.Trình bày chủ trương

d.Liên hệ chủ trương với việc giải quyết các vấn đề xã hội ở nước ta hiện nay Trả lời:

Một phần của tài liệu BT môn đường lối (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w