0
Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Phân cấp cung ứng dịch vụ công

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CÔNG (Trang 32 -33 )

II- QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG

2. Phân cấp cung ứng dịch vụ công

Nếu xem xét hoạt động của Nhà nước bao gồm việc quản lý nhà nước và việc cung ứng dịch vụ công, có thể thấy phân chia hai chức năng này giữa các cấp được thể hiện trong mô hình sau:

Mô hình phân bổ chức năng trong bộ máy nhà nước

Theo mô hình trên, việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước tập trung nhiều ở cấp quản lý cao hơn, trong khi đó chức năng cung ứng dịch vụ công lại càng xuống cấp dưới càng tăng lên. Trên thực tế, đa số các dịch vụ công phù hợp với các cấp địa phương, bao gồm cả giáo dục tiểu học, y tế công cộng, đường phố, cấp và thoát nước, phòng cứu hoả, công an và các dịch vụ vệ sinh khác. Hiệu quả kinh tế đã khẳng định ưu thế của việc chuyển giao trách nhiệm cung ứng dịch vụ công cho cấp chính quyền địa phương, nhằm làm cho dịch vụ đó gần với người dân hơn, đồng thời tăng trách nhiệm giải trình và tính năng động của chính quyền địa phương. Điều đó, cũng cho thấy nguồn lực tài chính cho hoạt động của bộ máy Nhà nước ở địa phương sẽ phục vụ chủ yếu việc cung ứng dịch vụ công.

Việc xác định một dịch vụ công nào đó thuộc phạm vi cung ứng của trung ương hay địa phương căn cứ vào các yếu tố sau:

Thứ nhất, dịch vụ đó là có lợi chủ yếu cho quốc gia hay cho địa phương? Nếu như lợi ích này thuộc địa phương và không có tác động lan truyền nào khác, thì việc cung ứng chúng có thể chuyển giao cho cấp chính quyền địa phương để đạt hiệu quả tốt nhất. Về nguyên tắc, các dịch vụ cần được cung ứng bởi các đơn vị nhỏ nhất gắn trực tiếp với người hưởng lợi, để tăng hiệu quả phân bổ (bằng cách chuyển việc

Cung ứng DVC Chức năng QLNN Cung ứng DVC

ra quyết định gần với những người dân bị tác động bởi quyết định này), để khuyến khích sự sáng tạo (bằng việc tăng số người ra quyết định) và làm tăng ý định đóng thuế của người nộp thuế (bởi vì các dịch vụ này phản ánh trực tiếp hơn sự lựa chọn của người dân).

Tuy nhiên, cần cân nhắc đến sự công bằng giữa các khu vực có thể khiến cho chính quyền trung ương vẫn duy trì vai trò của mình trong việc cung ứng các dịch vụ công có tính địa phương, ví dụ như giáo dục tiểu học, y tế cộng đồng và an sinh xã hội để đảm bảo tối thiểu việc cung ứng trong điều kiện địa phương. Chẳng hạn, chính quyền trung ương vẫn duy trì quyền quyết định về chương trình nội dung học tập, quyết định tỷ lệ ngân sách cho giáo dục, nhưng chuyển giao việc cung ứng trực tiếp dịch vụ giáo dục phổ thông cho chính quyền địa phương.

Thứ hai, dịch vụ công được cung ứng bằng nguồn tài chính địa phương. Việc chuyển giao việc ra quyết định và quyền quản lý cho các chính quyền địa phương được coi là phù hợp một khi các dịch vụ này được cấp phát tài chính từ các nguồn lực địa phương, và do vậy Chính phủ không có lý do can thiệp vào các quyết định của địa phương. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi quy mô hiệu quả tối thiếu để cung cấp dịch vụ có thể vượt ra khỏi phạm vi của một cấp chính quyền địa phương thì việc cung ứng dịch vụ nào đó có thể giao cho cấp chính quyền cao hơn hoặc thành lập các tổ chức đặc thù để cung ứng dịch vụ cho một số địa phương. Chẳng hạn, việc cấp nước, cung cấp điện và tổ chức các trường trung học phổ thông sẽ kém hiệu quả nếu mỗi xã tự thực hiện, trong trường hợp đó có cấp huyện đứng ra tổ chức cung ứng chung các dịch vụ nói trên cho các xã trên địa bàn huyện mình.

Việc cung ứng các dịch vụ công tại địa phương có thể từ các nguồn kinh phí sau:

- Bằng nguồn kinh phí do địa phương tự bảo đảm từ các khoản thu độc lập của địa phương.

- Bằng kinh phí do chính quyền trung ương chuyển giao: Chẳng hạn việc Chính phủ cấp kinh phí bổ sung có mục tiêu, hoặc các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai thực hiện tại địa phương.

Chính quyền địa phương cũng có thể cung cấp dịch vụ bằng cách thu phí của người sử dụng.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CÔNG (Trang 32 -33 )

×