Chiến lược xúc tiến hỗn hợp:

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà xuất bản Giao thông vận tải (Trang 42 - 44)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP MAKETING HỖN HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ XUẤT BẢN.

4.Chiến lược xúc tiến hỗn hợp:

Chiến lược này bao gồm các hoạt động như quảng cáo, khuyến khích xúc tiến bán, maketing trực tiếp.

Nhà xuất bản giao thông vận tải là một đơn vị sản xuất kinh doanh sách và xuất bản phẩm, trải qua bao năm hoạt động đến nay, hoạt động quảng cáo cũng như tuyên truyền của Công ty còn yếu và mờ nhạt, hoạt động này chưa được trú trọng và định hình trong công ty. Có nhiều khách hàng có nhu cầu nhưng còn chưa được biết đến tiếng tăm của doanh nghiệp và có thể nhằm đạt hiệu qủa kinh doanh cao của công ty cần trú trọng rất nhiều và đặc biệt nhấn mạnh hệ thống xúc tiến hỗn hợp.

Mấy năm gần đây công ty đã từng bước đổi mới và đạt được một số thành tích đáng khen ngợi, tuy nhiên các sản phẩm và thị phần của Công ty trên thị trường là rất hạn chế, chưa có quy mô lớn, là một đơn vị kinh doanh cũng như các hãng, các nhà xuất bản khác mà vị thế của mình luôn bị lép vế so với các đối thủ cạnh tranh. Nếu tình trạng này kéo dài thì sản phẩm của công ty sẽ không tiêu thụ được và không đạt được mục tiêu doanh số và lợi nhuận, trong khi đó đối thủ cạnh tranh sớm hiểu ra tác dụng của công tác hoạt động maketing như thế naò và họ đã áp dụng triệt để những khả năng và lợi thế có thể có để tung ra sản phẩm của mình ra thị trường ngày càng nhiều và mức độ tiêu thụ ngày càng cao. trong tình hình như vậy nếu công ty không có những chính sách cụ thể tung sản phẩm của mình ra thị trường ngày càng nhiều và mức độ tiêu thụ ngày càng cao. Trong tình hình như vậy nếu công ty không có những chính sách cụ thể để khắc phục bớt những khó khăn và tồn tại thì vị thế của mình và có thể cạnh tranh được với các đối thủ.

Vì vậy công ty cần đưa ra những biện pháp tối ưu về các chính sách đặc biệt là chính sách hoạt động maketing để tránh tình trạng tụt hậu của công ty.

Một trong những chính sách chiến lược quan trọng đó là chiến lược xúc tiến hỗn hợp: đấy là một trong 4 công cụ chủ yếu của maketing - mix.Muốn gây dựng uy tín và tiếng tăm của mình trên thị trường thì cần phải tiến hành các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền, khuyến mãi, xúc tiến bán.

Quảng cáo: Công ty có thể trích ra một phần kinh phí dành cho việc quảng cáo bằng các phương tiện quảng cáo đa dạng, công ty có thể kết hợp phát triển quảng cáo giới thiệu về Công ty trong những ấn phẩm ở các cửa hàng. Công ty có thể tham gia các hội chợ triển lãm về sách để tìm kiếm thêm khách hàng.,

Tổ chức các hoạt động khác xúc tiến bán trong các hội chợ triển lãm sách nhằm tăng thêm sự chú ý của khách hay như giảm giá, quà tặng kèm theo ... để kích thích tiêu thụ sản phẩm.

Tổ chức các chương trình khuyến mãi đặc biệt và tổ chức hoạt động dịch vụ như giao sách tận nhà, tìm kiếm các loại sách của nhà xuất bản, theo yêu cầu của khách hàng đơn lẻ.

Thường xuyên tổ chức phân tích các yếu tố từ thị trường và môi trường maketing.

Như vậy hoạt động xúc tiễn hỗn hợp sẽ giúp cho công ty mở rộng thị trường và có nhiều khách hàng được biết đến như một điều tất yếu và sẽ giúp cho công ty có khả năng cạnh tranh với các đối thủ để nhằm mục tiêu doanh số và lợi nhuận thị trường và khách hàng.

Nói tóm lại, qua sự đánh giá và phân tích đưa ra các giải pháp về maketing - mix, ta nhận thấy hoạt động maketing - mix là yếu tố sống còn của doanh nghiệp khi họ đang có nguy cơ bị tụt hậu và có khả năng bị đào thải ra khỏi nền kinh tế thị trường, thực hiện các giải pháp trên là việc làm sáng suốt và có mục đích nhằm phát triển công ty ngày một mạnh hơn, và có khả năng nhạy cảm, thích ứng với thị trường một cách nhanh chóng để

làm tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ và trở thành một trong các đơn vị kinh doanh với quy mô lớn và có vị thế trên thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà xuất bản Giao thông vận tải (Trang 42 - 44)