2. Rừng nhiệt đới và biến đổi khí hậu
BẠN CÓ THỂ LÀM GÌ Ở NHÀ ĐỂ CÓ THỂ GIÚP ĐỠ MÔI TRƯỜNG
Có rất nhiều việc bạn có thể làm ở nhà để giúp giảm những tác động xấu tới môi trường.
• Ăn ít thị bò và thịt lợn. Cá và gia cầm có ít tác động với môi trường hơn, trong khi những nguồn đạm như các loại hạt và đậu nành tự nhiên còn có ít tác động xấu hơn đến trái đất.
• Nghĩ về việc đóng gói của sản phẩm trước khi bạn mua nó. Kẹo được gói đơn lẻ thường tạo ra rất nhiều rác thải, trong khi hoa quả và rau có lợi cho sức khỏe nhiều hơn và ít rác thải hơn. • Tắt đèn mỗi khi bạn không cần chúng. Khi bóng đèn bị cháy, thay chúng bằng bóng đèn tiết kiệm
điện.
• Đừng lãng phí nước. • Tái chế.
• Nói với bố mẹ bạn rằng họ nên lái xe tiết kiệm xăng và không để điều hòa quá mức trong nhà. • Đừng để thú nuôi trong nhà rời khỏi nhà nếu bạn không muốn chúng nữa. Trước khi mua thú
nuôi, bạn cần phải biết chắc rằng mình sẵn sàng nuôi chúng. Nuôi thú cũng là một trách nhiệm. Những điều bạn có thể làm để cứu lấy rừng nhiệt đới:
• Đừng mua những sản phẩm làm từ da động vật hoang dã
• Đừng mua những thú nuôi kỳ lạ đã bị bắt từ rừng hoang dã. Bạn có thể hỏi người bán thú nuôi rằng những động vật bạn định mua được bắt ở hoang dã hay được sinh ra trong môi trường nuôi nhốt. Thú được sinh ra trong môi trường nuôi nhốt có lợi hơn cho môi trường tự nhiên. • Mua giấy đã được tái chế.
• Đừng mua những sản phẩm gỗ từ Indonesia, Malaysia, Brazil, và châu Phi trừ khi bạn biết rằng chúng đến từ những nhà cung cấp quan tâm đến môi trường. Một trong những cách tốt để biết rằng sản phẩm không ảnh hưởng đến rừng nhiệt đới là những tem chứng nhận trên sản phẩm. Một ví dụ là tem chứng nhận “FSC-certified”. Sản phẩm có tem này đến từ những khu rừng được quản lý bền vững.
• Tìm hiểu thêm về rừng nhiệt đới và thực vật và động vật sống trong rừng. Nói với các bạn và bố mẹ của bạn tại sao rừng nhiệt đới lại quan trọng
Nạn phá rừng
Các hệ sinh thái trên cạn đóng một vai trò quan trọng trong chu trình carbon toàn cầu. Các thành phần carbon trong tổng lượng đất đến 2300 GTC (gigaton
carbon). Đó là cao hơn đáng kể so với lượng carbon trong khí quyển, đó là
khoảng 750 GTC. Có một cuộc trao đổi hàng năm của 120 GTC giữa đất và không khí, thông qua quá trình hô hấp, quang hợp và phân rã. Thêm lượng khí thải CO2 đã được gây ra bởi con người là 8 GTC. Điều đó có vẻ một là một số lượng tương đối nhỏ, nhưng kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp đã dẫn đến sự gia tăng trong tổng số 165 GTC trong khí quyển,thì nó đã là 28%. Trong những năm 1990, lượng khí thải carbon như là một kết quả của sự thay đổi sử dụng đất (chủ yếu là phá rừng) lên tới 1,6 GTC mỗi năm. Tổng cộng khoảng 17% lượng khí thải trên toàn thế giới do con người gây ra khí nhà kính do phá rừng và suy thoái rừng. Đó là một tỷ lệ rất cao, để so sánh: lượng khí thải gây ra bởi hàng không là 2 - 3%. Đó là một thực tế rất có ý nghĩa mà In-đô-nê-xi-a là quốc gia số
ba có lượng phát lớn nhất toàn cầu của các loại khí gây hiệu ứng nhà kính do phá rừng trong nước cao và thoát nước của các vùng đất than bùn. Chống lại nạn phá rừng bằng cách giảm lượng carbon được lưu trữ được xem là một cách tiếp cận hiệu quả về chi phí để giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu.
Phá rừng vẫn đang tiếp diễn và đang làm thay đổi khí hậu và địa lý.
Phá rừng là một nhân tố đóng góp cho sự nóng lên của trái đất, và được coi là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Rừng nhiệt đới bị phá hủy là tác nhân của 20% lượng khí nhà kính. Theo Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi Khí hậu, việc phá rừng, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, đóng góp 1/3 lượng khí thải carbon dioxit do con người gây ra. Các tính toán gần đây cho thấy lượng carbon dioxit thải ra môi trương do phá rừng và suy thoái rừng chiếm 20% lượng khí thải carbon dioxit gây ra bởi con người. Cây và các loại thực vật hấp thụ carbon trong quá trình quang hợp và nhả lại ôxy vào không khí. Sự phân hủy và đốt gỗ làm lượng carbon tích trữ trong cây bị thải lại vào không khí. Để rừng có thể hấp thụ carbon, gỗ phải được thu hoạch và biến thành các sản phẩm tiêu thụ và cây phải được trồng lại. Phá rừng làm lượng carbon trong đất thoát trở lại không khí. Ở các khu vực bị phá rừng, đất tăng nhiệt nhanh hơn và thời tiết trở nên nóng hơn, điều này kích thích quá trình bốc hơi nước của đất, từ đó hình thành các đám mây và dẫn đến lượng mưa sẽ gia tăng.
Giảm lượng khí thải từ việc phá rừng ở các nước đang phát triển đang nổi lên như một phương thức bổ sung cho các chính sách khí hậu. Ý tưởng trong đó bao gồm việc cung cấp tài chính nhằm giảm lượng khí nhà kính từ phá rừng và suy thoái rừng.
Rừng mưa nhiệt đới được cho là đóng góp một lượng lớn oxy của thế giới. Mặc dù vậy, hiện nay các nhà khoa học cho rằng rừng mưa chỉ đóng góp một lượng oxy nhỏ vào không khí và phá rừng không có ảnh hưởng gì tới mức độ oxy của bầu khí quyển. Tuy nhiên việc đốt rừng thải ra một lượng lớn CO2, làm gia tăng sự ấm lên của trái đất. Các nhà khoa học cũng cho biết, phá rừng nhiệt đới làm 1,5 tỉ tấn carbon được thải vào không khí mỗi năm.
Phá rừng là một trong những nguyên nhân gây ra nạn ô nhiễm môi sinh, hiện tượng trái đất ấm dần lên, nạn đói kém, lụt lội, nạn voi bỏ rừng về buôn làng giết hại con người, phá hoại tài sản... cũng như hủy hoại những lâm sản dưới tán rừng đã gây nên sự mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, dẫn đến sự biến đổi khí hậu thất thường, bão lụt, lũ quét, lở đất và phát sinh nhiều loại dịch bệnh.
Trên thế giới, nạn phá rừng gây thiệt hại tới 45 tỷ USD/năm. Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Môi trường Mỹ, mỗi năm bình quân trên thế giới có khoảng 33 triệu ha rừng bị phá vì nhiều mục đích khác nhau đã tạo ra hơn 1,5 tỷ tấn CO2 vào môi trường, chiếm đến 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất nóng lên. Người ta ước tính với nạn phá rừng như hiện nay thì tới năm 2050, có tới hai tỷ người, tức 20% dân số thế giới sẽ bị thiếu nước.
Hầu hết số người chịu cảnh thiếu nước này sống tại các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra nguồn thực phẩm cũng có nguy cơ bị đe dọa vì nước dùng để tưới tiêu cũng trở nên khan hiếm.
Tác hại của nạn phá rừng đầu nguồn ở Việt Nam
Theo các nhà khoa học, Việt Nam là một trong 10 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu. Các vùng duyên hải, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long sẽ là nơi bị tác động nặng nề nhất. Biến đổi khí hậu dẫn đến sự gia tăng của mực nước biển và nhiệt độ của trái đất do đó ảnh hưởng trực tiếp tới các hệ sinh thái ven biển của Việt Nam. Theo dự đoán, số lượng một số loài sẽ giảm dần và thậm chí có loài sẽ phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng và chính sự thay đổi hay mất đi của một số loài như vậy sẽ có tác động lớn đến những loài khác trong hệ sinh thái và với cuộc sống của con người
Báo cáo mới nhất của Chương trình Lương thực Thế giới (FAO), Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thiên tai, đặc biệt là mưa bão và lũ lụt. Mưa bão xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam ngày càng tăng cả về tần
suất và sự nguy hại, đang trở thành mối đe dọa thực sự đối với cuộc sống của con người và sự phát triển của nền kinh tế.
Bên cạnh những nguyên nhân như đặc điểm địa lý, biến đổi khí hậu khiến tình trạng mưa lũ ở Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt, còn có nguyên nhân trực tiếp của con người. Nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện… làm thảm thực vật trên lưu vực ngày càng giảm dẫn đến khả năng cản dòng chảy kém, lũ tập trung nhanh hơn.
3. Biện pháp bảo vệ và phát triển rừng
Rừng nói chung và Rừng nhiệt đới nói riêng đều có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu thế giới bằng cách hấp thụ cácbon điô xít từ khí quyển. Các bon đi ô xít thừa từ khí quyển được cho là nguyền nhân dẫn để biến đổi khí hậu và làm trái đất nóng lên. Vì vậy, rừng nhiệt đới có vai trò quan trọng trong việc giải quyết trái đất nóng lên. Rừng nhiệt đới cũng có ảnh hưởng đến khí hậu địa phương bởi nó góp phần tạo ra mưa và điều hòa nhiệt độ. Do vậy, việc bảo vệ và phát triển rừng là vô cùng quan trọng và cần thiết ở bất kì quốc gia, châu lục nào. Một số giải pháp được đưa ra như sau:
Ngăn chặn càng sớm càng tốt nạn phá rừng, nhất là rừng nhiệt đới.
Đẩy mạnh công tác giáo dục cho mọi người dân về vai trò của rừng cũng như hậu quả của việc khai thác rừng bừa bãi.
Sử dụng phương pháp Nông -lâm kết hợp và lâm-nông kết hợp.