Lão Tử chủ trương không dùng sức mạnh quân sự để “trị quốc, bình thiên hạ'. Sinh trưởng trong giai đoạn chiến tranh triền miên cho nên Lão Tử rất ghét binh lửa. Quân đội đi đến đâu thì mang đau thương đến đó, và còn gây ra nhiều hậu quả tác hại cho tương lai như nạn mất mùa. Nếu lãnh tụ quốc giả sử dụng sức mạnh đao binh thì sớm muộn gì cũng sẽ bị thất bại dưới vó ngựa của một đạo quân mạnh hơn. Không có sức mạnh quân sựnào trường cửu vĩnh viễn.
Trong thời đại ngày nay, tư tưởng này càng phát huy giá trị, các quốc gia chủ trương giải quyết các vấn đềxung đột, tranh chấp trên bàn đàm phán.
Tuy vậy, cũng theo Lão Tử, quốc gia chỉ điều động sức mạnh quân sự khi cần phải cứu người. Khi dấy quân cứu người, lãnh tụ cũng không được kiêu căng hay khoe khoang. Trong trường hợp bức bách, không thểdùng đạo để thu phục lòng người, không thể thỏa hiệp hay giải quyết vấn đề trên bàn đàm phán, ắt sẽ phải sử dụng đến vũ lực vì mục tiêu vĩ đại của dân tộc, vì nhân sinh nhân loại. Ví dụnhư cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta; hoặc việc huy động lực lượng quân sự để giải cứu người bị nạn trong các vụ bắt cóc, cướp của…sau khi đã tìm đến với các phương án như thuyết phục, thỏa hiệp mà không đi đến kết quả thì việc sử dụng vũ lực, vũ khi vũ trang là một lẽ tất yếu. Khi dụng binh, lãnh tụ không thể khinh địch bởi vì 'tai họa không gì lớn bằng
khinh địch'. Song song, lãnh tụ cũng phải biết thương dân khi điều động binh quân. Khi biết thương dân thì ít khi dấy quân gây chiến (làm chủ) mà chỉ thủ quân để bảo vệđất nước (làm khách).
Khi nắm giữ binh quân, lãnh tụ phải cẩn thận, tự chủ, không khinh xuất, không hung hăng, không giận dữ, tránh võ đoán, và luôn luôn khiêm nhường hạ mình để tôn hiền nhân thì hiền nhân sẽ tự nhiên theo mà giúp.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 27