Ảnh hưởng của triết học Descartes đối với tư tưởng của các nhà triết học khác

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT học của RENÉ DESCARTES và ẢNH HƯỞNG của nó đến nền văn MINH PHƯƠNG tấy HIỆN đại (Trang 25 - 29)

riêng biệt - một thái dương hệ, một vì sao, bản thân trái đất – là một cỗ máy tự vận hành do một lực đẩy phát sinh từ chuyển động nguyên thủy do Chúa ban cho vũ trụ. Descartes thậm chí không loại trừ thể xác của động vật và con người ra khỏi mẫu thuyết cơ giới chung này. Toàn bộ thế giới tự nhiên là một. Hành vi của động vật và phản ứng cảm xúc của con người tự động tuôn trào từ kích thích bên trong ra kích thích bên ngoài. Tuy nhiên, ông khẳng định con người khác với mọi sinh vật khác ở chỗ có được khả năng lập luận. Trí tuệ không phải là một hình thức vật chất, mà là một thực thể hoàn toàn tách biệt do Chúa cấy vào cơ thể người. Trí tuệ nằm ở tuyến yên, trong vùng phía trên sọ não. Cùng với thuyết nhị nguyên trí tuệ và vật chất này, Descartes cũng tin vào các ý tưởng bẩm sinh. Ông cho rằng chân lý hiển nhiên không có mối quan hệ nào vôi kinh nghiệm nhận cảm phải mang tính cố hữu trong bản thân trí tuệ. Người ta không học chúng bằng cách sử dụng giác quan, nhưng nhận thức chúng theo bản năng vì chúng là một bộ phận trong công cụ trí tuệ từ lúc mới sinh.

2. Ảnh hưởng của triết học Descartes đối với tư tưởng của các nhà triết họckhác khác

Con đường của một chủ thuyết duy lý tân thời do Descartes vạch ra như thế, đã được các triết gia nối gót, từ Malebranche, Leibniz, Spinoza và Kant mãi cho tới chủ nghĩa duy tâm lý của Brentano và vì thế đã biến Descartes trở thành cha đẻ của nền triết học về ý thức trong thời tân đại. Điều đó cũng muốn nói lên rằng chính trong sự nổ lực phát huy một nền triết học vô chủ quan tính như chúng ta tìm gặp trong Hiện Tượng Luận của Edmund Husserl, luôn luôn lại phải tìm đến nương tựa nơi đường lối tư tưởng Descartes.

Nhưng ngay cả đến những nổ lực khác tìm cách vượt qua quan điểm duy lý của Descartes, như chủ nghĩa thực dụng hay sự chối bỏ sự nhận thức chắc chắn của Popper và Derrida cũng sẽ chỉ là một điều không tưởng nếu không có Descartes. Bởi vì vấn nạn còn để ngỏ chưa được giải đáp là trong mức độ nào hay đến điểm nào thì trong những tranh cãi hiện thời về sự phê bình lý trí hay về sự tự

quyết của con người (gợi lên bởi sự khảo cứu về thần kinh học) dưới lớp vỏ mang màu sắc của ý niệm mới như nhị nguyên luận: “Nảo bộ-tinh thần” (một điều xem ra không có gì khác với nhị nguyên luận của Descartes: “Thể xác-linh hồn”) thì không phải là sự tái xuất hiện vấn nạn cũ mà Descartes đã nêu lên hay sao? Nếu sự thật của vấn đề hoàn toàn đúng như vậy, thì bấy giờ rất đáng cho chúng ta phải suy nghĩ lại về điều đó, cả đến việc phải chấp nhận những câu giải đáp mà Descartes đã tiên đoán trước với sự trân trọng.

Ở phương Tây, cho đến nay người vẫn trung thành với định nghĩa của nhà khoa học, nhà triết học lớn Descartes về siêu hình học. Trong nhưng nguyên lý của triết học Descartes viết: "Toàn thể triết học như một cái cây mà rễ là siêu hình học, thân là hình nhi hạ học". Trước hết, đó là những sự vật như bản thể nói chung, nhất là Thượng đế, là những bản thể tinh thần được làm ra từ hình ảnh của Người (Bossuet), đó là toàn thể những tri thức do năng lực nhận thức a priori đưa lại (Kant), đó là tri thức trực giác của cái tuyệt đối và một cách ưu tiên của cái tinh thần (Bergson). Còn có thể kể tiếp nhiều ý tưởng tương tự. Tất cả các chân lý của siêu hình học, nói như Husserl, đều là cái bất biến, nói như J.P. Sartre, là cái vô bằng, nó là nguyên nhân của chính nó.

Chủ nghĩa duy lý là một chủ nghĩa rộng lớn thâm nhập vào nhiều dòng tư tưởng và trải qua nhiều thế kỷ : có chủ nghĩa duy lý Descartes, có chủ nghĩa duy lý Kant, chủ nghĩa duy lý Hegel, chủ nghĩa duy lý Marx và chủ nghĩa duy lý hiện nay. Ở đây chỉ xét chủ nghĩa duy lý trong thế kỷ XVII, ở Tây Âu (nhất là ở Pháp), trên phương diện nó nối tiếp chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng và mở đường dần cho chủ nghĩa dân chủ sau này. Chủ nghĩa duy lý (từ chữ Latinh rationalis-hợp lý, ration, lý trí) là xu hướng triết học lấy lý trí làm cơ sở cho nhận thức và ứng xử của con người. Nó đối lập với chủ nghĩa phi lý và chủ nghĩa duy cảm. Chống lại chủ nghĩa kinh viện và giáo điều tôn giáo thời Trung cổ, chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVII xuất phát từ tư tưởng về trật tự tự nhiên- chuỗi nguyên nhân khách quan chi phối toàn thế giới. Theo chủ nghĩa duy lý, sự hiểu biết khoa học (tức là khách quan, tổng quát, tất yếu) chỉ có thể đạt được nhờ lý trí. Lý trí- chứ không phải thực tiễn và kinh nghiệm, không phải thần thánh- là nguồn gốc của tri thức và tiêu chuẩn chân lý của nó. Chủ nghĩa duy lý về sau bị phê phán ở hai nhược điểm : tách

nhận thức khỏi cảm giác, tách nhận thức lý tính khỏi nhận thức cảm tính ; chưa triệt để duy vật mà quan niệm duy tâm về nguồn gốc các tư tưởng, coi tư tưởng xuất phát từ những tư tưởng bẩm sinh.

Chủ nghĩa duy lý là một trong những nguồn gốc triết học của hệ tư tưởng khai trí với những ý niệm về tự do, dân chủ, giải phóng con người.

KẾT LUẬN

Giống như Nhà triết học Martin Heidegger đã nhận xét rằng không có Descartes, “thì sẽ không thể nào có thế giới hiện đại” đặc biệt đối với nền văn minh phương Tây hiện đại. Triết học Descartes đã giải quyết hậu quả không hay cho quan hệ giữa con người với nhau do sự phát triển mạnh về văn hoá và kinh tế. Descartes đã thật sự đề cao con người và trong con người, coi trọng cái theo ông là tiêu biểu nhất, làm con người khác với cây cỏ và động vật khác, là tư duy, lý trí. Tư tưởng duy lý Descartes không chỉ tỏa sáng lúc ông đang sống mà ảnh hưởng về lâu dài đến toàn bộ triết học nước Pháp, đến triết học nói chung «Triết học Pháp bắt đầu từ Descartes bởi vì triết học nói gọn bắt đầu từ Descartes». Chủ nghĩa duy lý Descartes là xu hướng triết học lấy lý trí làm cơ sở cho nhận thức và ứng xử của con người, nó ảnh hưởng đến chủ nghĩa duy lý Kant, chủ nghĩa duy lý Hegel, chủ nghĩa duy lý Marx và chủ nghĩa duy lý hiện nay. Nó đối lập với chủ nghĩa phi lý và chủ nghĩa duy cảm. Chủ nghĩa duy lý là một trong những nguồn gốc triết học của hệ tư tưởng khai trí với những ý niệm về tự do, dân chủ, giải phóng con người. Descartes cũng là người mở đường cho phương pháp khoa học hiện đại với bốn nguyên lý của lý trí: tính hiển nhiên, rõ ràng; phân tích; tổng hợp; tính đến tất cả các yếu tố, không bỏ sót cái nào. Đối với ông, chỉ được thừa nhận là chân lý cái gì đã thật là hiển nhiên, rõ ràng, không bắt bẻ được. Mà tính hiển nhiên, rõ ràng ấy được cho ta không phải bởi kinh nghiệm, cuộc sống, nó do trời phú, do bẩm sinh. Thời nay, bốn nguyên lý này có vẻ bình thường nhưng ở thời Descartes, đó là cả «một cuộc cách mạng tư duy chấm dứt thời đại giáo điều»: người ta không còn xét tính chân lý bằng cách so nó với các kinh kệ, với lý lẽ các nhà hiền triết cổ Hy-La hay Trung cổ.

Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng do sự hạn chế về chủ quan cũng như khách quan nên chắc chắn tiểu luận này chưa thể giải quyết được mọi vấn đề như mong đợi. Tác giả xin được sự góp ý của Thầy giáo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình giảng dạy “Khái lược lịch sử triết học phương Tây” của TS. Bùi Văn Mưa;

2. Sách “Lịch sử triết học Phương tây” của tác giả Nguyễn Tiến Dũng do Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh phát hành;

3. Tài liệu về “Nền văn minh phương Tây hiện đại” đăng trên website Bách khoa tri thức (www.bachkhoatrithuc.vn);

4. Bài viết của ông Phạm Minh Tuấn đăng trên website www.vietsciencies.org; 5. Tài liệu về triết gia René Descartes trên Bách khoa toàn thư mở Kiwipedia; 6. Bài viết về “Descartes, tổ triết học nước Pháp” của ông Phạm Quỳnh đăng trên

website www.chungta.com.vn;

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT học của RENÉ DESCARTES và ẢNH HƯỞNG của nó đến nền văn MINH PHƯƠNG tấy HIỆN đại (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w