CHƯƠNG 3 GIAO TIẾP RS

Một phần của tài liệu Đồ án CNTT GIAO TIẾP MÁY TÍNH VỚI VI XỬ LÝ PIC 16F877A HIỂN THỊ NHIỆT ĐỘ (Trang 29)

3.1. Thuộc tính cổng Com

 Tốc độ baud: là tốc độ truyền nhận dữ liệu hay còn gọi là tốc độ bit (tốc độ bit là số bit truyền được trong 1s). Tốc độ này phải được thiết lập giữa bên phát và bên nhận là giống nhau (tốc độ giữa vi điều khiển và máy tính phải chung nhau một tốc độ truyền bit). Tốc độ baud liên quan đến tốc độ mà phần tử mã hóa dữ liệu được sử dụng để diễn tả bit được truyền, còn tốc độ bit thì phản ánh tốc độ thực tế mà các bit được truyền.  PortOpen: thiết lập và trả lại tính trạng của cổng (đóng hoặc mở).

 RthresHold: object.Rthreshold [ = value] value kiểu số nguyên. Thiết lập số ký tự nhận được trước khi gay lean sự kiện comEvReceive. Mặc định =0 tức là không có sự kiện OnComm khi nhận được dữ liệu. Thiết lập =1 tức là sự kiện OnComm xảy ra khi bất kỳ ký tự nào bị thay thế trong bộ đệm nhận.

 Setting: object.setting [ = value] thiết lập hoặc trả lại các thông số tần số band, bit dữ liệu, bit chẵn lẻ, bit stop. Nếu value không có giá trị khi mở sẽ gây ra lỗi.

• Value có dạng “BBBB,P,D,S”. trong đó: BBBB là tần số bus, P: thiết lập bit đồng bộ, D: số bit dữ liệu, S: số bit Stop.

• Mặc định của nó là: “9600,N,8.1”

• Các tần số bus 110, 300, 600, 1200, 2400, 4800, 9600 (mặc định), 1400, 19200, 28800, 38400, 56000,115200, 128000, 256000. • Các giá trị của P: E(event), M(mark), N(none), O(old), S(Space). • Các giá trị của D: có giá trị từ 4 – 8(mặc định).

S: số bit Stop có giá trị 1, 1.5, 2  Truyền nhận dữ liệu:

• ComEvent: Trả lại phần lớn sự kiện giao tiếp hoặc có lỗi. • Input: nhận và xóa dữ liệu trong bộ nhận.

• Output: ghi dữ liệu vào bộ đệm truyền. Có thể là kiểu text hoặc nhị phân. Nếu truyền bằng kiểu text thì cho một biến variant = kiểu String, nếu truyền kiểu nhị phân thì cho output = variant = một mảng kiểu byte.

• Break: thiết lập hoặc xóa tín hiệu. Object.break [ = value] value = true hoặc false. Khi set value = true thì thông số break này sẽ gửi một tín hiệu break. Tín hiệu break trì hoãn việc truyền dữ liệu và đưa đường truyền vào trạng thái break tới khi mà value = false.

 Cổng nối tiếp RS232 là một chuan giao tiếp dùng định dạng không đồng bộ. Kết nối nhiều nhất là 2 thiết bị, chiều dài kết nối lớn nhất cho phép để đảm bảo dữ liệu là 12.5m - 25.4m. Tốc độ 20 kbps và đôi khi là 115 kbps với một số thiết bị đặc biệt.

 Ưu điểm của giao tiếp RS232:

• Khả năng chống nhiễu của các cổng nối tiếp cao.

• Thiết bị ngoại vi có thể tháo lắp ngay cả khi máy tính được cấp điện. • Các mạch điện đơn giản có thể nhận được điện áp nguồn nuôi qua

cổng nối tiếp.

 Những điểm cần lưu ý trong chuẩn RS232:

• Mức giới hạn trên và dưới (logic 0 và 1) là +12V, -12V

• Mức logic 1 có điện áp nằm trong khoảng -3V đến -12V. Mức logic 0

• Các lối vào phải có điện dung nhỏ hơn 2500pF.

• Độ dài của cáp nối giữa máy tính và thiết bị ngoại vi ghép nối qua cổng nối tiếp RS232 không vượt quá 15m nếu không sử dung model.  Chức năng các chân của cổng Com 9 chân:

• Chân 1: phát tín hiệu mang dữ liệu. • Chân 2: nhận dữ liệu.

• Chân 3: truyền dữ liệu.

• Chân 4: đầu cuối dữ liệu sẵn sàng được kích hoạt bởi bộ phận khi muốn truyền dữ liệu.

• Chân 5: Mass của tín hiệu.

• Chân 6: dữ liệu sẵn sàng, được kích hoạt bởi bộ truyền khi nó sẵn sàng nhận dữ liệu.

• Chân 7: yêu cầu gửi. • Chân 8: xóa để gửi.

• Chân 9: báo chuông cho biết là bộ nhận đang nhận tín hiệu rung chuông.

Một phần của tài liệu Đồ án CNTT GIAO TIẾP MÁY TÍNH VỚI VI XỬ LÝ PIC 16F877A HIỂN THỊ NHIỆT ĐỘ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w