Tổn thất công suất trong lướ

Một phần của tài liệu tóm tắt PHÂN TÍCH, TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ CỦA LƯỚI PHÂN PHỐI VÀ GIẢI BÀI TOÁN BÙ TỐI ƯU (Trang 27)

Kết quả tính toán bằng chương trình cho phép nhận được tổn thất công suất trên mọi nhánh của sơ đồ, kể cả nhánh tổn thất không tải trong của MBA. Ngoài ra, chương trình còn tổng hợp trị số tổn thất công suất tác dụng trong lưới.

Kết quả từ chương trình:

* CONG SUAT YEU CAU 4.390 MW . * TON THAT TRONG LUOI 0.174 MW . * TAN SO TRONG LUOI 50.00 HZ .

Như vậy tỉ lệ tổn thất công suất trong lưới là: (0,174/4,390).100% = 3,96% ;

Đây là một lưới có tỉ lệ tổn thất tương đối nhỏ.Phụ tải tăng thêm 10% nhưng đa số các MBA vẫn non tải nên tỉ lệ tổn thất trong lưới nhỏ cũng là điều dễ hiểu.

3.5.3. Đánh giá nhu cầu đầu tư lắp đặt thiết bị bù kinh tế của LĐPP a. Cài đặt các thông số tính toán cho bài toán bù kinh tế a. Cài đặt các thông số tính toán cho bài toán bù kinh tế

Các thông số đặt cho chương trình được cấp từ Điện lực sông công coi như không thay đổi :

- Thời gian tổn thất công suất: τ = 4000 ( h)

- Giá thiết bị bù cấp 10 kV: k0 = 300 000 (đồng/kVAr) - Giá thiết bị bù cấp 0.4 kV: k0 = 400 000 (đồng/kVAr)

b. Đánh giá hiệu quả bù thông qua tính toán suất giảm chi phí tổn thất và thời gian thu hồi vốn đầu tư thiết bị bù gian thu hồi vốn đầu tư thiết bị bù

Nhận xét:

-Trong số những nút bù thì hiệu quả bù được đánh giá trên những nút có thời gian thu hồi vốn thấp. Trong hình 3.11 là các nút phía cao áp của các trạm phân phối hiệu quả đặt bù cao với thời gian thu hồi vốn dưới 2 năm.

3.8. Xác định dung lượng bù tối ưu cho các nút của LĐPP3.8.1 .Kết quả tính sơ bộ cho mọi nút có khả năng đặt bù 3.8.1 .Kết quả tính sơ bộ cho mọi nút có khả năng đặt bù

3.8.2. Kết quả tính toán với số nút bù đã được giảm bớt

Giảm bớt số nút theo lựa chọn trong mục trên ta tính lại dung lượng bù tối ưu. Kết quả nhận được như bảng 3.19.

Hình 3.13. Kết quả bù tối ưu phương án hạn chế số nút(tải tăng 10%)

Kết quả nhận được với dung lượng bù tập trung vào 3 nút (30;60;74) với tổng công suất bù là 780 kVar. Tổn thất điện năng giảm không nhiều so với phương án bù dàn trải (73.600 MWh/năm so với 83.600 MWh/năm),mức giảm tổn thất công suất sau bù cũng ít hơn (0.156 MWh so với 0.154 MWh).Tuy nhiên phương án bù với các nút hạn chế có lợi thế tổng vốn đầu tư giảm (234 triệu đồng so với 270 triệu đồng) và thời gian thu hồi vốn ít hơn (1.99 năm so với 2.02 năm).

KẾT LUẬN CHUNG

1- Lưới điện phân phối có tỉ lệ tổn thất lớn lại phân bố khắp mọi khu vực, việc áp dụng các biện pháp giảm tổn thất trong LĐPP có ý nghĩa kinh tế cao.

2- Việc nghiên cứu phương pháp tính toán bù tối ưu nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trong LĐPP là rất cấp thiết. Phương pháp cần đơn giản, thể hiện rõ ràng các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật. Phương pháp tính toán dựa trên khái niệm suất giảm chi phí tổn thất khi đặt bù vào các nút có nhiều ưu điểm và dễ áp dụng vào thực tế.

3- Kết quả tính toán phân tích hiệu quả bù kinh tế cho lưới điện Sông Công cho thấy tuy hiệu quả chưa thực sự cao nhưng tỉ lệ giảm tổn thất và thời gian thu hồi vốn nằm trong khoảng chấp nhận được.

4- So sánh hiệu quả bù kinh tế cho lưới điện Sông Công thời điểm hiện tại và tại thời điểm giả sử tương lai tải tăng 10%,ta nhận thấy việc đặt thiết bị bù cần phải linh hoạt hơn để phù hợp với sự phát triển của tải trong tương lai.Giải pháp là ta có thể đặt các tụ bù có khả năng thay đổi được dung lượng theo ý muốn.

Một phần của tài liệu tóm tắt PHÂN TÍCH, TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ CỦA LƯỚI PHÂN PHỐI VÀ GIẢI BÀI TOÁN BÙ TỐI ƯU (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w