Biểu hiện đặc trưng trong văn hoá quản lý trong quá trình quản lý

Một phần của tài liệu Thi quản lý xã hội chuan (Trang 33)

phát triển chung của chính trị, văn hoá xã hội.

Quản lý xã hội nói chung, quản lý một tổ chức nói riêng nhằm đạt đến sự ổn định và phát triển bền vững các quá trình xã hội, quá trình tồn tại của tổ chức đó. Phương thức thực hiện công việc này phải nhằm hiện thực hoá được lý tưởng công bằng, tiến bộ xã hội, phù hợp với lối sống, nếp sống theo các giá trị văn hoá và chuẩn mực chung mà xã hội chấp nhận. Hoạt động quản lý dược thực hiện trong từng hệ thống tổ chức cụ thủ tổ chức có cấu trúc khác nhau, vì vậy hành động giải pháp quản lý khác nhau. Dù có sự khác nhau trong biểu hiện và giải pháp quản lý, song nếu chứng bắt nguồn từ động cơ vì con người, vì chân lý thì đều mang lại lợi ích không riêng cho tổ chức mà cho cả xã hội. Quản lý mỗi một đơn vị quân đội, một nhà trường, một bệnh viện, một đoàn thủ, một đợn vị thường phải nhằm vào lý tưởng phát huy nhân cách hoá các thành viên để họ chính tâm, thành ý tận tâm, trách nhiệm, xây dựng tổ chức, xây dựng cộng đồng, xây dựng đất nước. Một sự quản lý như vậy được được bảo đảm bằng các nhân tố giá trị văn hoá.

VHQL vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh của quá trình quản lý. Bất cứ quá trình quản lý nào hướng tới sự tiến bộ, hạnh phúc cho cộng đồng và xã hội đều phải làm phong phú cho việc sáng tạo các giá trị văn hoá mới, trước hết là nâng các giá trị nhân bản của những người tham gia vào quá trình quản lý: người thủ trưởng và người chịu sự quản lý. Và để đạt dược thành quả dó, tư duy, việc làm của họ đều phải thắm đượm giá trị chân, thiện, mỹ, họ biết tôn trọng nhau, bao dung nhau, giúp đỡ nhau hoàn thành được bổn phận trách nhiệm bản thân trong phân công hợp tác lao động

II. Biểu hiện đặc trưng trong văn hoá quản lý trong quátrình quản lý trình quản lý

Quá trình quản lý thực chất là sự kế tiếp liên tục chuỗi các hoạt động chú quan của chủ thể quản lý (người thủ trưởng) vì mục đích phát triển tổ chức. Mục đích quản lý được cụ thủ hoá thành các mục tiêu trong từng giai đoạn, từng bối cảnh. Chủ thể quản lý, bằng sự mẫn cảm của bản thân và dựa vào ý kiến của người ưu tú trong tổ chức, xác lập mục đích, mục tiêu hoạt động của tổ chức và đảm nhiệm việc dẫn dắt hoạt động của tổ chức nhằm hiện thực hoá mục đích, mục tiêu đã vạch ra. Biểu hiện đặc trưng và tập trung của VHQL được cô đọng vào ba vấn đề lớn của quá trình quản lý: lý tưởng quản lý, phương thức quản lý, nhân cách người quản lý.

1. Lý tưởng quản lý quán triệt sâu sắc sắc thái VHQL là lý

tưởng quản lý trên nền tảng quan điểm thân dân, nhân chính, hướng thiện. Các mục tiêu quản lý đặt ra xét cho cùng đều phải vì hạnh phúc của con người và coi thành quả hoạt động quản lý là do con người, do các thành viên của tổ chức xây dựng nên. Lý tưởng này cũng phải đặt trên quan điểm thực hiện hài hoà lợi ích và nghĩa vụ. Quản lý phải tạo ra hiệu quả: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả chính trị, vì nếu không thì tổ chức tiêu vong. Song, cùng với cái lợi còn phải tạo ra cái nghĩa : gắn bó được các thành viên trong tổ chức với nhau, gắn bó sự tồn tại, phát triển tổ chỉ với sự tồn tại, phát triển của cộng động. Người thủ trưởng kế tục tinh thần người sáng lập tổ chức với quan điểm thân dân, nhân chính, hướng thiện phải cụ thủ hoá lý tưởng hoạt động của tổ chức trong các hoàn cảnh khác nhau, thời điểm khác nhau, làm cho tổ chức

ổn định, đổi mới và phát triển bền vững trong dộng thái phát triển chung của môi trường xã hội. Lý tưởng quản lý trên nền tảng các quan điểm thân dân, nhân chính, hướng thiện, cần được quán triệt đến từng thành viên của tổ chức. Người thủ trưởng vạch ra được triết lý hành động, cô đọng thành những thông điệp truyền cảm cho các thành viên trong tổ chức, làm cho mới thành viên đồng tình, hăng hái thực hiện lý tưởng này. Có hoài bão khi hình thành lý tưởng quản lý là điều rất thiết. Hoài bão khác với mơ mộng hão, hoài bão càng lớn càng cần có đầu óc thực tiễn cao. Người thủ trưởng có tham vọng đưa tổ chức tiến lên, nhưng không thô bạo, nóng vội trong quá trình phát triển lý tưởng quản lý vào đời sống thực tiễn. Đó chính là VHQL đích thực trong lý tưởng quản lý dối với mọi tổ chức.

2. Phương thức quản lý:

Ở Phương ĐÔNG, người ta thường nói đến hai phương thức quản lý: Đức trị và pháp trị. Đức trị đặt trên nền tảng tư tưởng của Khổng Tử, nhà triết học - chính trị Trung Hoa cổ đại (55l - 479 trước Công nguyên), coi con người có bản chất là thiện, vì vậy phương thức quản lý là sự kết hợp của “nhân - trí - dũng”. Khổng Tử cho rằng người đứng đầu một tổ chức điều hành bằng nhân đức thì không ưu sầu, bằng trí tuệ thì không bị mê hoặc, dũng cảm thì không sợ sệt (Quân tử đạo giả tam, nhấn giả bất ưu, trí giả bất hoặc, dũng giả bất cụ). Thủ trưởng phải nhìn ra được lợi ích của tổ chức mà dám làm, nếu có rủi ro phải dám gánh chịu trách nhiệm. Thủ trưởng đối mặt với nghĩa mà lủi bước là “phi nghĩa”.

Pháp trị đặt trên nền tảng tư tưởng của Hàn Phi, người sinh sau Khổng Tử 27l năm (280 - 233 trước Công nguyên), coi con người bản chất là ác, vì vậy phương thức quản lý là sự kết hợp của “pháp - thuật - thế”. Hàn Phi đề cao yếu tố pháp, “Pháp bất a quý”, coi luật lệ, quy tắc không phụ thuộc, a dua theo quý tộc trong tiến trình quản lý. Người thủ trưởng phải nắm chặt quyền trừng phạt, quyền khen thưởng; người thủ trưởng phải biết dùng “thuật”, khi dùng thuật điều khiển người dưới quyền, mưu không được lộ ra mặt, thủ trưởng phải biết dùng người thạo việc, dùng người có trí tuệ, đúng người có năng lực.

Thực tế cho thấy, những người quản lý thành công ở Phương Đông không cực đoan theo đức trị hay pháp trị mà biết kết hợp đức trị với hạt nhân hợp lý của pháp trị. Sự quản lý phải gây dựng cho con người lòng trắc ẩn (khởi đầu của nhân tính), sự ăn năn hối hạn của sự chính trực biết tôn trọng phục tùng (khởi đầu của việc biết phép tắc, lễ nghi), ý niệm được phải trái (khởi đầu của hiểu biết trí tuệ). Quản lý một tổ chức nếu biết làm cho các thành viên có được “bốn cái khởi đầu” này thì sẽ có cơ phát triển, bằng không sẽ tiêu vong.

Ở Phương Tây đa đại, người ta thường nói đến luận thuyết của Douglas Mc Gregor về con người và quan điểm quản lý X và quan điểm quản lý Y.

- Quan điểm X coi con người vốn dĩ là tiêu cực: không thích làm việc, thường tìm cách lảng tránh bất cứ lúc nào có thể lảng tránh, chờ làm việc khi có sự ép buộc, trừng phạt; thụ động, trốn tránh trách nhiệm khi trốn tránh được; ích kỷ, nghĩ về mình trước, không có hoài bão, ước vọng tiến lên. Phương thức quản lý theo quan điểm X là cần “kết hợp trừng phạt với khen thưởng”.

- Quan điểm Y coi con người bản chất là tích cực: coi việc làm là nhu cầu của cuộc sống; có ý thức tự kiểm tra, tự rèn luyện, tự diều chỉnh khi được giao việc rõ ràng; ai cũng có khả năng sáng tạo... Phương thức quản lý theo quan điểm Y là tin vào con người, khơi dậy nội lực, sự tự giác của con người

Theo A. Maslow, con người khi đã được đáp ứng nhu cầu tồn tại sinh học và bảo đảm sự an toàn bản thân, đều mong muốn được giao lưu, được làm việc có ích, dược thăng tiến.

Vì vậy, quản lý vừa phải chú ý các nhu cầu bậc thấp (sinh học, an toàn bản thân), vừa phải đáp ứng các nhu cầu bậc cao (giao lưu, khẳng đmh, thăng tiến). Có như vậy, con người mới tự nguyện hăng hái làm việc.

3. VHQL trong nhân cách người thủ trưởng

Người thủ trưởng có nhân cách đậm đà VHQL không chỉ là người có học vấn cao toàn diện và có phẩm chất tốt. Những nhân tố này mới là điều kiện cần, song chưa là điều kiện dủ. Nhân cách người thủ trưởng có VHQL là người biết tìm ra con đường phát triển tổ chức, tạo ra các.lực lượng bảo đảm mục tiêu phát triển, có năng lực và uy tín thúc đẩy sự phát triển.. Năm yếu tố sau đây phải bền vững và hài hoà trong nhân cách người thủ trưởng có VHQL : a) Là người đầu đàn của tổ chức. biết cách làm việc theo tinh thần đồng đội: Quản lý là biết thông qua người khác dể dạt được mục tiêu của mình, cũng là mục tiêu chính trị của tổ chức. Người thủ trưởng phải có vai trò người đầu đàn, biết học đồng sự, biết hởi đồng sự, biết nâng đồng sự theo tầm suy nghĩ, tầm làm việc của mình. Người thủ trưởng phải thu hút, lôi cuốn các thành viên trong tổ chức vào cuộc, thủc đẩy họ hăng hái tự giác làm việc. b) Là người có tầm nhìn rộng, có hiểu biết sâu về sứ mệnh, nhiệm vụ, hoàn cảnh của tổ chức : Biết phân tích, tổng hợp cái mạnh, cái yếu (mặt chủ quan), thuận lợi, khó khăn (mặt khách quan) của tổ chức. Muốn vậy, thủ trưởng phải là người có học vấn cơ bản và toàn diện; có năng lực tạo các mối quan hệ, năng lục phán đoán, giải quyết vấn đề. c) Là người có khả năng điều hành công việc hành chính của tổ chức : Biết dự báo quy hoạch, kế hoạch hoá phát triển đơn vị; biết cụ thể hoá chiến lược, chính sách của cấp trên vào tình hình thực tiễn của tổ chức do mình phụ trách; đề ra được quyết sách hợp lý cho sự phát triển của đơn vị, tổ chức thực hiện công việc có hiệu quả. d) Là người biết xúc tiến, ủng hộ, thủc đẩy đổi mới : Người thủ trưởng có VHQL là người biết thanh lý cái đã qua, dự đoán được cái sẽ tới. Muốn vậy, phải là người dám đổi mới, biết đổi mới, thủc đẩy cái mới, ủng hộ cái mới bằng việc cải tiến hay cải cách các mặt hoạt động khác nhau của tổ chức. đ) Là người biết phôí hợp nội lực và ngoại lực : Người thủ trưởng có VHQL là người biết tạo lập cho đơn vị không bao giờ tồn tại trong thế cô lập, biết huy dộng được sự ủng hộ của cấp trên, của các đối tác, biết phối hợp, kết hợp nội lực và ngoại lực, tạo động lực cho tổ chức phát triển không ngừng.

Một phần của tài liệu Thi quản lý xã hội chuan (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w