Bộ khung của tế bào

Một phần của tài liệu hóa sinh tế bào (động vật và thực vật) (Trang 26)

Bộ khung của tế bào ( cytoskeleton) có tác dụng giữ ổn định hình dạng tế bào, sắp xếp bào tương, tạo nên sự

chuyển động . Một số loại sợi protein nhỏ có thể quan sát bằng kính hiển vi điện tử bắt chéo nhau trong tế bào có nhân, hình thành một hệ thống mắt lưới không gian ba

chiều, cài vào nhau trong bào tương tạo nên bộ khung tế bào.

Có 3 loại sợi thường thấy là : sợi actin. Các vi ống(từ khoảng 6 –

22µm), thành phần và chức năng, nhưng tất cả tạo nên cấu trúc, sự sắp xếp bào tương và hình dạng tế bào. Các sợi actin và các vi ống cũng tạo ra sự chuyển động của các bào quan hoặc của toàn bộ tế bào.

Các sợi actin có mặt khắp nơi trong nhân tế bào

Các myosin chuyển động dọc theo các sợi actin, sử dụng năng lượng của ATP. Các sợi actin gắn vào một họ protein gọi là myosin. Các enzym sử dụng năng lượng cura sự phân hủy ATP để tự chuyển động dọc theo các sợi actin theo

cùng một hướng.

Hệ thống co cơ bao gồm actin và myosin có ở nhiều loại cơ thể khác nhau, từ các loại nấm mốc đến con người.

Các vi ống

Là các gậy rắn, rỗng, được tạo nên các tiểu đơn vị tubulin ● Các sợi trung gian tạo nên cấu trúc bào tương

Là những sợi có cấu trúc với các kích thước trung gian giữa các sợi actin và các vi ống. Chức năng của các sợi trung gian là tạo nên sự chống đỡ bên trong tế bào và giữ yên vị trí cho các bào quan trong bào tương. Các sợi trung gian bao gồm một họ protein cấu trúc là các keratin tạo nên vỏ ngoài đặc biệt của các tế bào biểu bì của động vật có xương sống.

● Các bào quan có thể được phân lập nhờ ly tâm.

Để phân lập các bào quan dưới tế bào, các mô và các tế

bào được phá vỡ bằng cách đồng thể hóa nhẹ nhàng trong môi trường sucrose. Bằng cách này màng bào tương bị phá vỡ

nhưng đã giải phóng ra hầu hết các bào quan còn nguyên vẹn. Các bào quan như nhân tế bào, ty thể và các lysosom khác nhau về kích thước do đó lắng ở các tốc độ khác nhau trong quá trình ly tâm. Chúng khác nhau về lực hút đặc biệt và chúng “nổi” trên những mức độ khác nhau của gradien tỷ trọng. Sự ly tâm theo gradien tỷ trọng tạo nên những phân đoạn thô của các bào quan trong bào tương, điều này có thể làm tinh khiết hơn nữa bởi sự ly tâm từng bậc. Trong quá trình này, các bào quan có tỷ trọng khác nhau (do sự

khác nhau về thành phần lipid và protein của mỗi loại bào quan) được tách ta trong 1 gradien tỷ trọng. Bằng cách này, người ta có thể xác định các lysosom chứa các enzym thoái hóa, ty thể chứa các enzym oxy hóa. Sự phân lập một bào quan chứa nhiều enzyme nhất định thường là bước đầu tiên để tiến hành tinh sạch enzym đó.

Đặc điểm Tế bào không nhân Tế bào có nhânKích thước - Thường nhỏ (1 - 10µm) - Thường lớn (10-100µm)Yếu tố di truyền - DNA kết hợp với protein không phải

histon, yếu tố di truyền trong chất nhân không có màng bao quanh

Một phần của tài liệu hóa sinh tế bào (động vật và thực vật) (Trang 26)