2.6. ánh giá hi u qu kinh doanh ca NHC TH Nam. ủà
2.6.2. Chi phí:
có thay đổi lớn, các khoản mục chủ yếu gồm: Chi phí cho hoạt động kinh doanh, chi phí cho cán bộ nhân viên và chi phí quản lý.
trong tổng chi phí và thực chất là những khoản chi cho cán bộ công nhân viên, chi về tài sản... Các khoản chi khác chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
- Chi phí cho cán bộ nhân viên: Chiếm khoảng 10% trong tổng chi phí, tỷ lệ của khoản chi này khá ổn định do cơ chế tài chính của NHCT Việt Nam điều hành
2.6.2.1. Chi phí cho hoạt động kinh doanh.
Theo phân loại trong chi phí cho hoạt động ngân hàng thì mục chi này bao gồm các chi phí được coi là bắt buộc như chi trả lãi tiền gửi, tiền vay, chi phí sử dụng vốn điều hoà NHCT Việt Nam, chi kinh doanh ngoại tệ, chi trích lập quỹ dự phòng rủi ro và chi khác về hoạt động kinh doanh như chi hoa hồng dịch vụ.
Năm 2000 chi phí này giảm 28% so với năm 1999, năm 2001 tăng 43% so với năm 1999 do nguồn vốn huy động tăng, giảm tương ứng, khoản chi này phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Lãi suất huy động vốn: Lãi suất huy động vốn giảm dần qua các năm từ 1999 đến 2000, đây là thời điểm các ngân hàng không đầu tư cho vay phát triển, mở rộng tín dụng được nên hạ lãi suất cho vay nhằm thu hút khách hàng, nguồn vốn không sử dụng hết nên để đảm bảo lợi nhuận, các NHTM đều hạ lãi suất đầu vào.
- Kết cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến chi phí: Có thể giảm được một phần chi trả lãi do kết cấu nguồn vốn thay đổi (giả sử tổng nguồn vốn không đổi). Đó là tỷ trọng các loại nguồn vốn sẽ chiếm tỷ lệ cao như vốn tiền gửi trên tài khoản thanh toán.
Thực tế nguồn này qua các năm không tăng và nếu xét về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động lại giảm do tổng nguồn huy động tăng. Việc làm lãi suất huy động bình quân giảm có lợi cho kinh doanh ngân hàng, qua đó ngân hàng sẽ giảm được chi phí trả lãi so với các loại nguồn có lãi suất cao thay thế. Khó khăn để phát triển nguồn vốn này là do hầu hết các doanh nghiệp không đủ vốn cho sản xuất kinh doanh, ít có hướng đầu tư phát triển lâu dài, vì vậy không có nguồn dự trữ.
- Chi khác về hoạt động kinh doanh: Mục này ngoài chi phí trích lập quỹ dự phòng rủi ro, trích bảo hiểm tiền gửi còn có chi hoa hồng... thực tế nguồn chi này qua các năm không lớn vì NHCT Hà Nam trích theo phân bổ của NHCT Việt Nam
và điều đó không thể hiện thực chất chi cho hoạt động kinh doanh theo thực tế tại chi nhánh. Chi hoa hồng môi giới hiện nay theo quy chế của NHCT Việt Nam tỷ lệ chi quá nhỏ, ngoài ra muốn chi được còn phụ thuộc rất nhiều vào các quy định tài chính của Nhà nước.
2.6.2.2. Chi phí cho cán bộ nhân viên.
Mục này chiếm từ 8-15% tổng chi phí qua các năm. Năm 2000 có mức chi cao nhất, bình quân đầu người trên tháng đạt 1,74 triệu tăng 69,8% năm 1999 và tăng hơn năm 2001 là 40,6%, trong khi năm 2001 mọi hoạt động ngân hàng tăng hơn năm 2000.
Thực tế đó chỉ ra rằng chi phí cho cán bộ nhân viên phụ thuộc không nhiều vào sự tăng trưởng của hoạt động ngân hàng mà quỹ lương, ngoài việc tính theo lợi nhuận thực tế còn phụ thuộc nhiều vào sự điều hành của NHCT Việt Nam khống chế mức chi lương tối đa, mang tính điều hoà trong toàn hệ thống. Do vậy, quỹ tiền lương mang tính ổn định, việc trả lương mang nặng tính bình quân, chưa gắn tiền lương với quy mô và chất lượng hoạt động. Trong những năm qua, việc khống chế chi lương trên đã phần nào làm triệt tiêu động lực phấn đấu tăng năng suất lao động và hiệu quả công tác của cán bộ.
Theo cơ chế tiền lương của NHCT Việt Nam, quỹ tiền lương được chi tối đa là 1,5 lần lương cơ bản, tỷ lệ này phụ thuộc vào quỹ thu nhập tạo lập của chi nhánh song không vượt mức tối đa. Nếu chi nhánh có đầy đủ các khả năng vượt xa mức chỉ tiêu thì đây là một hạn chế không kích thích tăng trưởng, mâu thuẫn giữa lợi ích của người lao động với năng suất, cường độ lao động và hiệu quả kinh doanh của đơn vị.
2.6.2.3. Chi phí quản lý.
NHCT Việt Nam giao kế hoạch chi phí quản lý hàng năm cho các chi nhánh căn cứ trên kế hoạch kinh doanh được duyệt và có điều chỉnh vào cuối năm để các chỉ tiêu phù hợp với thực tế kinh doanh tại các chi nhánh, thể hiện tính tập trung trong quản lý chi phí của NHCT Việt Nam trong điều kiện các định mức chi phí của bộ Tài chính chưa phù hợp thực tế hoạt động kinh doanh và nhất là kinh doanh tiền tệ.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện
1. Chi mua công cụ lao động 2. Chi bảo dưỡng sửa chữa tài sản
3. Chi thuê tài sản
4. Chi vật liệu, giấy tờ in 5. Chi tuyên truyền quảng cáo 6. Chi về kho quỹ
7. Chi khác
8. Lợi nhuận hạch toán
75 16 30 110 23 20 440 2.000 102 133 23 102 13 24 345 2.369 150 230 30 130 50 460 2.500 127 245 24 114 16 19 362 4.328 140 220 15 130 70 590 1.000 60 131 16 80 24 31 350 -681
Nguồn: Cân đối kế toán tổng hợp NHCT Hà Nam (năm 1999-2001). Các chi phí quản lý do NHCT Việt Nam giao mang tính kế hoạch, bao cấp không thực tế với hoạt động kinh doanh của chi nhánh, biểu hiện thực tế là trong khi các nguồn lực, tài sản của ngân hàng tăng thì chi phí quản lý không tăng về số tương đối và kế hoạch giao chỉ còn mang tính đề phòng các chi nhánh chi quá mức chi phí quản lý được giao.
Trong quản lý về chi phí thì chi khác là mục chi phí có thể tiết kiệm được ở mức chi hợp lý, phân tích mục chi cho thấy phần chi khác chiếm tỷ trọng lớn trên 50% tổng chi phí quản lý. Theo quy luật thông thường khoản chi này giảm tương đối trong kết cấu chi mới hợp lý. Chi sửa chữa bảo dưỡng tài sản nên thực hiện theo quy định, định mức của bộ Tài chính, cần giao và quy trách nhiệm quản lý tài sản thật tốt sẽ giảm chi phí bất hợp lý.
2.6.3. Kết quả kinh doanh.
2.6.3.1. Phân tích kết quả thu nhập chi phí.
Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá kết quả kinh doanh của NHCT Hà Nam là những thu nhập theo cơ chế tài chính của NHCT Việt Nam. Kết cấu quỹ thu nhập và chi phí hạch toán nội bảng, kết quả thực hiện qua các năm như sau:
Biểu số 2.11: Phân tích thu nhập và chi phí.
Chỉ tiêu Thực hiện 1999 Thực hiện 2000 Thực hiện 2001 A. Tổng thu B. Tổng chi
- Tổng chi (chưa có lương) C. Chênh lệch (A-B)
D. Quỹ thu nhập (theo đơn giá tiền lương) E. Quỹ lương đã chi
F. Trích quỹ dự phòng tiền lương
16.304 13.935 13.097 2.369 838 780 58 16.291 11.963 11.123 4.328 1.480 1.377 103 19.723 20.405 19.850 -682 1.125 1.047 78 Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính năm 1999- 2001 NHCT Hà Nam. Quỹ lương năm 2000,2001 tăng rất lớn so với năm 1999. Thực tế bắt đầu từ năm 2000, NHCT Việt Nam thực hiện theo cơ chế tiền lương mới, cơ chế này đảm bảo mức thu nhập bình quân cho toàn hệ thống, các chi nhánh hoạt động không có hiệu quả vẫn đảm bảo mức lương kinh doanh tương đối ổn định. Năm 1999 ngoài phần lương cơ bản, chi nhánh hoạt động không có hiệu quả, được trích bình quân 550.000 đ/người; đến năm 2000 mức bình quân của chi nhánh có kết quả kinh doanh thua lỗ được trích 850.000 đ/người đã tạo điều kiện cho các chi nhánh gặp khó khăn có mức ổn định cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh và dần đưa hoạt động kinh doanh của chi nhánh có hiệu quả hơn. Thực chất đây là sự bao cấp trong phân phối tiền lương, tuy nhiên với thực tế khó khăn của một số chi nhánh như hiện tại thì việc đưa mức lương bình quân tối thiểu lại là việc cần thiết và hợp lý, tạo điều kiện cho các chi nhánh trong toàn hệ thống NHCT được ổn định và có hướng phát triển, giữ vững thế cạnh tranh trên địa bàn.
Bên cạnh chỉ tiêu quỹ thu nhập phản ánh kết quả về tài chính cuối cùng của hoạt động kinh doanh của chi nhánh, kết quả kinh doanh còn được thể hiện ở các chỉ tiêu có tính xác định đến các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Cụ thể:
Chỉ tiêu Năm
1999
Năm
1. Dư nợ bình quân/người (triệu đồng) 2. Bình quân nguồn vốn tự huy
động/người(triệu đồng)
3. Thu nhập bình quân/người (triệu đồng) 4. Chênh lệch thu chi (chưa có
lương)/người(triệu đồng) 5. Lãi suất đầu vào thực tế 6. Lãi suất đầu ra thực tế 7. Chênh lệch lãi suất
1.842 1.700 0,930 35 0.42 0.75 0.33 2.300 2.270 1,670 57 0.32 0.73 0.41 2.300 2.260 1,320 - 0.41 0.62 0.21 Thông qua các chỉ tiêu thực hiện kết quả hoạt động kinh doanh, phản ánh: - Quy mô hoạt động của NHCT Hà Nam còn hạn chế. Chỉ tiêu dư nợ bình quân đầu người ở mức trung bình, nguồn vốn bình quân đầu người thấp, hai chỉ tiêu trên có tính quyết định đến thu nhập và kết quả tài chính của chi nhánh. Theo cơ chế tài chính của NHCT Việt Nam nguồn vốn huy động trên địa bàn nếu không sử dụng hết được điều chuyển về trung tâm thanh toán và NHCT Việt Nam sẽ trả lãi gửi vốn điều hoà cho chi nhánh. Năm 2001 lãi gửi vốn VNĐ là lãi suất huy động + 0,1%/ tháng, lãi gửi vốn USD là lãi suất huy động + 0,48%/ năm, lãi điều hoà của NHCT Việt Nam luôn đảm bảo lợi nhuận cho các chi nhánh gửi vốn tại Trung ương. Do nguồn vốn ngày càng khan hiếm NHCT Việt Nam sẽ khuyến khích các chi nhánh huy động nguồn vốn bằng cách tăng lãi suất gửi vốn tại Trung ương.
Cơ chế tài chính của NHCT Việt Nam mang lại cho chi nhánh 2 nguồn thu cơ bản:
+ Thu từ hoạt động cho vay. + Thu từ nguồn vốn huy động.
- Các chỉ tiêu khác cho thấy tình hình tài chính năm 2000 không thấp hơn năm 1999, tổng thu có giảm, song tổng chi giảm lớn hơn, dẫn đến chênh lệch thu chi về quyết toán quỹ thu nhập lớn hơn năm 1999.
- Chênh lệch lãi suất hai đầu năm 2000 cao hơn năm 1999 và chênh lệch sau này càng ngày càng thấp, những năm 1999, 2000, 2001 tuy có chênh lệch cao, nhưng quy mô dư nợ bình quân/người thấp (2,2 tỷ đồng/người). So với đơn giá
tiền lương của NHCT Việt Nam để có quỹ lương tối đa, các chi nhánh phải có dư nợ an toàn là 4 tỷ/người trở lên, có chênh lệch lãi suất cao và thu đủ lãi suất cho vay, không bị ảnh hưởng nợ tồn đọng.
Các chỉ tiêu đã phản ánh chất lượng kinh doanh trong kỳ tài chính và việc quản trị kinh doanh của chi nhánh còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ, đặc biệt là tìm phương án giải bài toán về hiệu quả kinh doanh, mà mấu chốt chính là vấn đề tài chính của chi nhánh.
2.6.3.2. Đánh giá tổng quát về hiệu quả kinh doanh của NHCT Hà Nam. - Về mặt xã hội :
Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng có mối liên hệ hài hoà với lợi ích của toàn xã hội. Hiện nay các doanh nghiệp phần lớn vốn lưu động là vốn vay Ngân hàng, có những doanh nghiệp vốn vay lên tới 100%, vì vậy không thể không có tín dụng ngân hàng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tín dụng NHCT Hà Nam đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương: Vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân trong địa bàn tỉnh Hà Nam phần lớn là vốn vay ngân hàng nhất là vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn. Đến hết năm 2001 các NHTM có dư nợ cho vay đối với các thành phần kinh tế là: 1.232 tỷ, trong đó NHCT 225 tỷ (chiếm 19%). Hoạt động cho vay của NHCT Hà Nam trên địa bàn đã và đang góp phần làm chuyển dịch cơ cấu thương mại, dịch vụ, công nghiệp vật liệu xây dựng trong mô hình kinh tế- xã hội của Tỉnh. Sự hình thành khu công nghiệp vật liệu xây dựng đã khai thác tiềm năng của Tỉnh, thông qua đó thúc đẩy hoạt động kinh tế năng động và có hiệu quả hơn. Tốc độ tăng trưởng GDP của Tỉnh năm 2001 đạt 8%, năm 2000 đạt 8,1%, GDP đầu người bình quân đầu người năm 2000 đạt 2.881 ngàn đồng tăng 8,2% so với năm 1999.
- Đối với ngân hàng.
Hiệu quả kinh doanh đã phát triển tương đối toàn diện về nguồn lực, về tài chính, về con người và công nghệ.
+ Nguồn lực Ngân hàng ngày càng lớn mạnh: Có hai chỉ tiêu cơ bản nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu tài sản trong bảng tổng kết tài sản, đó là nguồn vồn và hoạt động cho vay. Đến hết năm 2001 nguồn vốn huy động của NHCT Hà
Nam đã đáp ứng được 95% yêu cầu cho vay trên địa bàn, trong đó 100% nguồn vốn huy động ngoại tệ điều chuyển về NHCT Việt Nam (nhận lại vốn VNĐ). Sự tăng trưởng tín dụng, đứng trên phương diện xã hội là thoả mãn nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế, mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng, thông qua lợi nhuận do tín dụng mang lại, tạo nguồn bù đắp các chi phí, đồng thời tạo ra thế và lực mới trong hoạt động cạnh tranh trên thị trường, cho phép ngân hàng cung cấp các dịch vụ mới, các dịch vụ có chi phí thấp hơn, đó cũng là nguồn dùng tăng cường các nguồn lực khác cho hoạt động ngân hàng như tài sản, công nghệ, thiết bị, đào tạo.
+ Khả năng tài chính và cơ sở vật chất được nâng cao: Qua các số liệu quyết toán tài chính theo cơ chế tài chính của NHCT Việt Nam, tuy NHCT Hà Nam mới có chênh lệch và quỹ thu nhập vừa đủ chi lương theo quy định (ở mức các chi nhánh có lãi), song trong kết cấu chi phí của ngân hàng đã đáp ứng được một phần cơ bản về tài sản như trụ sở giao dịch, công cụ lao động, thiết bị đủ tốt (mỗi năm lên tới hàng tỷ đồng), đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh trên cơ sở nâng cấp và hiện đại hoá.
+ Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng trong khâu thanh toán và các nghiệp vụ cơ bản: Đã trang bị đủ 90% mạng máy vi tính giao dịch trực tiếp cho toàn chi nhánh đã nối mạng máy tất cả các phòng ban trong hội sở NHCT tỉnh, hiện đại hoá thanh toán điện tử chương trình kế toán ngân hàng, quản lý dữ liệu trên máy...
+ Cán bộ ngân hàng không ngừng trưởng thành trong kinh doanh: Từ những cán bộ hoạt động trong cơ chế bao cấp, đã tự điều chỉnh để thích ứng với cơ chế thị trường, đáp ứng được yêu cầu kinh doanh hiện nay, mặc dù còn không ít tồn tại, song trình độ và kinh nghiệm quản trị điều hành và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ dần được hoàn thiện và nâng cao.
Hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thể hiện ở những điểm cơ bản đã nêu trên. Nhưng còn không ít những tồn tại khác là nhân tố làm suy giảm, triệt tiêu hiệu quả kinh doanh, đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ, phù hợp để khắc phục, nhằm đáp ứng mục tiêu Tăng trưởng - An toàn - Hiệu quả.
2.6.3.3. Những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của NHCT Hà Nam.
Tỷ lệ nợ quá hạn tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối qua các năm, đó là