3.2.CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI VIỆT NAM PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH

Một phần của tài liệu Thị trường hối đoái việt nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế (Trang 26 - 34)

3.2.CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI VIỆT NAM PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH

• Nâng cao vai trò mua bán cuối cùng và giám sát thị trường của NHNN trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Một hạn chế nổi bật của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam là mất cân đối trong giao dịch. Vì vậy, để có thể điều tiết thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhằm can thiệp hữu hiệu vào tỷ giá, trước hết, NHNN phải sẵn sàng thỏa mãn mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý của thị trường; ngược lại, theo tác động hai chiều của giao dịch, NHNN có thể thu gom ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại. Hiển nhiên, yêu cầu này chỉ có thể thực hiện tốt khi và chỉ khi NHNN quản lý tốt tài khoản ngoại tệ, gia tăng dự trữ ngoại hối và xây dựng cơ chế tỷ giá phù hợp.

• Tăng cường vai trò trung gian của hệ thống ngân hàng trong việc huy động ngoại tệ đối với khu vực dư thừa và đáp ứng nhu cầu chi ngoại tệ đối với khu vực thiếu hụt. Hoàn thiện công tác thống kê giao dịch ngoại hối về cả mặt phương pháp luận và kỹ thuật thực hiện bằng việc hoàn chỉnh hệ thống biểu mẫu báo cáo tại cả NHNN và NHTM.

• Phát triển các công cụ hiện đại trên thị trường ngoại hối. Thực hiện quy định trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ đối với cá nhân và doanh nghiệp; đồng thời, nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ. Xác định tỷ giá phù hợp với cơ cấu thương mại quốc tế của Việt Nam với các đối tác thương mại chính liên quan đến tự do hóa thương mại theo các cam kết đa phương mà Việt Nam tham gia.

• Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và các cơ quan liên quan thành lập tổ công tác liên ngành để kiểm tra, giám sát chặt chẽ luồng ngoại tệ cho vay và thanh toán theo danh mục do Bộ Công thương đề xuất. Báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xem xét cụ thể đối với ngân hàng thương mại được bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài về mức tỷ lệ cụ thể so với vốn điều lệ.

• NHNN với vai trò là NHTW, tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với tư cách vừa là thành viên vừa là người tổ chức, quản lý điều hành hoạt động của thị trường này. Để can thiệp của NHNN trên thị trường ngoại hối đạt được hiệu quả thì cần phải có hệ thống giải pháp hoàn thiện thị trường tiền tệ, để NHNN có điều kiện can thiệp khi cần bơm thêm hoặc hút bớt tiền ra khỏi lưu thông, giảm áp lực lên tỷ lệ lạm phát khi cung cầu ngoại tệ căng thẳng.

• NHNN: bỏ tư duy phân phối. Trong mô ̣t nền kinh tế thi ̣ trường, giá cả cần phải bình đẳng cho mo ̣i đối tượng và mu ̣c đích sử du ̣ng. Nếu Nhà nước muốn hỗ trợ đối tươ ̣ng nào hãy sử du ̣ng chính sách tài khoá. Trong thi ̣ trường ngoa ̣i hối, mo ̣i mu ̣c đích sử du ̣ng ngoa ̣i tê ̣ như xăng dầu hay mỹ phẩm cần được đối xử bình đẳng. Các đối tượng này sẽ đều phải mua ngoa ̣i tê ̣ với tỷ giá như nhau, phản ánh cung – cầu ngoa ̣i tê ̣ của toàn bô ̣ nền kinh tế. Nếu Nhà nước muốn trợ giá cho xăng dầu hay ha ̣n chế viê ̣c mua mỹ phẩm, hãy áp du ̣ng các biê ̣n pháp thuế quan. Chỉ với tư duy này NHNN mới thực sự đóng vai trò là người ta ̣o lâ ̣p và điều tiết thi ̣ trường ngoa ̣i hối. Là mô ̣t tay chơi nắm thông tin rõ ràng nhất và có vốn lớn nhất, NHNN chắc chắn sẽ nhanh chóng làm giàu được quỹ dự trữ ngoa ̣i hối quốc gia tương tự như các nước và vùng lãnh thổ.

3.2.2. Đối với hệ thống ngân hàng Thương mại

• Tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn về kiến thức, kinh nghiệm và các hoạt động ngoại hối cũng như cách thức quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ cho các doanh nghiệp và cá nhân.

• Chuẩn hóa cơ cấu hoạt động theo hướng, mỗi NHTM có một phòng kinh doanh ngoại tệ với quy mô thích hợp và có đủ điều kiện, thẩm quyền để thực hiện các giao dịch ngoại hối tức thời.

• Trang bị công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc thu thập thông tin về ngoại hối để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh ngoại hối được thông suốt và hiệu quả. Nâng

cao trình độ cho đội ngũ nhân viên phụ trách bằng việc thường xuyên đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn nhằm đảm bảo nguồn nhân lực ưu tú để hoàn thành tốt công việc.

3.2.3. Đối với Doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay a. Sử dụng các phương pháp dự báo tỷ giá

Trên thị trường tài chính nói chung và TTHĐ nói riêng các chuyên gia thường dùng 2 cách phân tích sau đây để dự báo giá: phân tích kỹ thuật (Technical analysis) và phân tích cơ bản (Fundamental analysis).

- Phân tích cơ bản (Fundamental analysis) là phương pháp phân tích tập trung vào việc nghiên cứu các lý do hoặc nguyên nhân làm cho giá tăng lên hoặc giảm xuống. Nó chú ý đến các lực lượng tác động đến cung cầu tiền tệ trên thị trường: lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, đầu tư… Ý tưởng của phương pháp này là tiến đến một giá trị dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường để xác định xem thị trường được đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực. Phần khó nhất của phương pháp này là quyết định xem thông tin nào và bao nhiêu tiền đã được tính vào cơ cấu giá hiện hành. Các lý thuyết chính của phân tích cơ bản là: Lý thuyết đồng giá sức mua (PPP), lý thuyết ngang giá lãi suất (IRP), mô hình cán cân thanh toán quốc tế, mô hình thị trường vốn,…

- Phân tích kỹ thuật (Technical analysis) đơn giản là một phương pháp dự báo dựa vào nghiên cứu về quá khứ, tâm lý và quy luật xác suất. Phân tích kỹ thuật chủ yếu là dựa vào đồ thị tỉ giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán khuynh hướng của tỉ giá trong tương lai. Phân tích kỹ thuật có tính linh hoạt, dễ sử dụng và nhanh chóng, những nhà kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn được tự do chọn lựa. Điều lưu ý là phân tích kỹ thuật có thể là công cụ giúp ta dự báo xu hướng đúng, nhưng nó phải được sử dụng theo nguyên tắc đã được tính toán chứ không phải theo cảm tính. Thời gian lập biểu đồ phân tích là do mỗi nhà kinh doanh lựa chọn có thể sử dụng phân tích kỹ thuật trong ngày (các dạng 5 phút, 30 phút hay mỗi giờ), trong tuần hoặc trong tháng. Các lý thuyết chính của phân tích kỹ thuật là: lý thuyết Dow, lý thuyết Fibonacci, lý thuyết Elliott Wave… Trong phân tích kỹ thuật có các

giả định: thị trường phản ứng trước mọi sự kiện xảy ra, giá cả biến động theo một khuynh hướng nhất định, sự biến động giá cả thường

b. Lựa chọn ngoại tệ thanh toán

Sự biến động tỷ giá của từng loại ngoại tệ khác nhau, phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia. Như vậy mức độ rủi ro tỷ giá phát sinh với mỗi loại ngoại tệ cũng không giống nhau. Việc lựa chọn loại ngoại tệ có giá trị tương đối ổn định sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu tác động của biến thiên tỷ giá.

Theo dự báo của các chuyên gia tiền tệ, xu hướng đồng đôla giảm giá so với các ngoại tệ mạnh khác, trong đó có euro sẽ còn kéo dài ít nhất là đến hết năm nay. Bởi trên thực tế, Mỹ vẫn đang lún sâu vào tình trạng thâm hụt kép (thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai). Để cải hiện tình hình này, Washington sẽ phải duy trì đồng đôla yếu trong một thời gian nữa. Do đó, các doanh nghiệp cần thận trọng dự báo xu hướng giá của đồng tiền mình lựa chọn, nên đa dạng hóa các loại tiền thanh toán để giảm bớt rủi ro về tỷ giá. Tuy nhiên để có thể giành lợi thế trong đàm phán, ký kết hợp đồng (lựa chọn ngoại tệ) thì sức cạnh tranh hàng hóa của doanh nghiệp phải đủ lớn.

c. Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành

Đây là phương pháp tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá đơn giản bằng cách tiến hành song hành cùng một lúc cả hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu có giá trị và thời hạn tương đương nhau. Bằng cách này, nếu USD lên giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lãi do biến động tỷ giá từ hợp đồng xuất khẩu để bù đắp phần tổn thất do biến động tỷ giá của hợp động nhập khẩu. Ngược lại, nếu USD giảm giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lợi do biến động tỷ giá từ hợp đồng nhập khẩu để bù đắp thiệt hại do biến động tỷ giá của hợp đồng xuất khẩu. Kết quả là dù USD lên giá hay xuống giá rủi ro tỷ giá luôn được trung hoà.

Cách này đơn giản, hữu hiệu, dễ thực hiện và ít tốn kém nếu như công ty có thể hoạt động đa dạng hoá cả xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, vấn đề của phương pháp này là khả năng có thể kiếm được cùng một lúc cả hai hợp đồng có thời hạn và giá trị tương đương nhau hay không.

Theo phương pháp này, khi nào kiếm được phần lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá thuận lợi công ty sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá. Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến công ty bị tổn thất, thì sử dụng quỹ này để bù đắp, trên cơ sở đó hạn chế tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh.

Cách này cũng khá đơn giản và chẳng tốn kém chi phí khi thực hiện. Vấn đề là thủ tục kế toán và công tác quản lý quỹ dự phòng sao cho quỹ này không bi lạm dụng vào việc khác.

e. Sử dụng thị trường tiền tệ

Sử dụng thị trường tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá là cách thức vận dụng kết hợp các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối với các giao dịch vay và cho cho vay trên thị trường tiền tệ để cố định các khoản phải thu hoặc phải trả sao cho chúng khỏi lệ thuộc vào sự biến động tỷ giá.

Với dự báo là tỷ giá giảm tại thời điểm thanh toán, nên sẽ có lợi hơn khi bán USD ngay bây giờ. DN tìm hiểu lãi suất thị trường rồi vay ngân hàng một số tiền USD với thời hạn 6 tháng. Số tiền vay bằng USD này được tính sao cho khi đáo hạn, tổng thanh toán cả nợ và lãi trả cho ngân hàng bằng giá trị hợp đồng đã ký kết. Số tiền này có thể được coi chính là doanh thu của doanh nghiệp. DN chuyển toàn bộ số USD thành VND để sử dụng cho mục đích kinh doanh hoặc đơn giản là gửi ngân hàng lấy lãi suất tiết kiệm. Khi kết thúc hợp đồng, tiền thu được sẽ dùng để trả cho ngân hàng. Như vậy bằng các giao dịch vay mượn và mua bán trên thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối, DN biết chắc được mình sẽ thu được bao nhiêu VND từ hợp đồng xuất khẩu, do đó, tránh được rủi ro sự biến động của tỷ giá. Tuy nhiên, hiệu quả của công cụ này phụ thuộc nhiều vào khả năng chi trả đúng hạn của khách hàng.

Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể lựa chọn các công cụ phái sinh do các ngân hàng cung cấp để thực hiện bảo hiểm tỷ giá, phòng tránh rủi ro có thể xảy ra. Việc sử dụng các công cụ phái sinh này ở Việt Nam hiện nay còn hạn chế do trình độ kinh doanh quốc tế, cán bộ quản trị tài chính hiện đại của doanh nghiệp trong nước, nhất là khu vực vừa và nhỏ còn yếu kém. Và bản thân các nhà cung cấp (ngân hàng) còn chưa tìm được cách thức giúp khách hàng tiếp cận nhanh chóng những nghiệp vụ này.

a. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chỉ đạo thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc cấp đăng ký kinh doanh ngoại tệ; đồng thời xử lý nghiêm, kể cả việc thu hồi giấy phép đối với những trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý ngoại tệ.

b. Phát triển thị trường giao dịch bán lẻ thông qua quản lý thích hợp tài khoản tiền gửi ngoại tệ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với các tổ chức xã hội là người cư trú:

Không thay đổi về nghĩa vụ bán ngoại tệ cho ngân hàng, nghĩa là, các tổ chức này buộc phải bán 100% số ngoại tệ thu được trong giao dịch quốc tế cho ngân hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ.

Đối với các tổ chức kinh tế là người cư trú:

Thứ 1, để thu hút ngoại tệ từ các tổ chức này, trước hết, Chính phủ phải đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho nền kinh tế, cũng là thỏa mãn nhu cầu của bản thân họ. Có như vậy, các tổ chức này mới an tâm bán ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, Chính phủ cần tạo điều kiện, phổ biến cho các tổ chức kinh tế sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá một cách hiệu quả.

Thứ ba, NHNN phải kết hợp giữa việc quản lý tài khoản ngoại tệ với hoạt động cho vay ngoại tệ của ngân hàng. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp có số dư tài khoản ngoại tệ cao nhưng khi cần vốn kinh doanh họ không chuyển số ngoại tệ này thành VND mà đề nghị ngân hàng thương mại cấp tín dụng bằng VND. Biện pháp này giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro tỷ giá nhưng bất lợi của nó là gây khan hiếm tiền tệ một cách giả tạo. Để giải quyết vấn đề này, NHNN nên xây dựng các quy định khắt khe trong việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp có số dư tài khoản ngoại tệ cao nhằm hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ của đơn vị và cân bằng cung cầu tiền tệ của quốc gia.

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với chính phủ

• Sửa đổi các văn bản và quản lý chặt chẽ việc niêm yết hàng hóa trong nước bằng VNĐ, chẳng hạn ban hành một pháp lệnh.

• Thực hiện chính sách kiều hối để khuyến khích, thu hút ngoại tệ về nước thông qua hệ thống ngân hàng. Chính phủ cần có giải pháp thu hút triệt để ngoại tệ từ các doanh nghiệp, cá nhân, người Việt Nam ở nước ngoài khi mang ngoại tệ vào Việt Nam; khuyến khích tăng tỉ lệ quy đổi sang VNĐ với số lượng USD lớn.

+ Đối với cá nhân là người cư trú:

Trong bối cảnh nền kinh tế “ngầm” còn tồn tại, nạn buôn lậu phát triển mạnh, hệ thống quản lý tài sản cá nhân hoạt động kém hiệu quả…thì Chính phủ nên tiếp tục cho phép các ngân hàng thương mại thu hút nguồn ngoại tệ của các cá nhân là người cư trú dưới hình thức tài khoản tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu… ngoại tệ song song với tài khoản bằng bản tệ. Khi cần điều chỉnh số dư tài khoản ngoại tệ của cá nhân là người cư trú, NHNN sử dụng công cụ lãi suất, tỷ giá để điều tiết thay cho các ép buộc mang tính hành chính (như cấm mở tài khoản ngoại tệ, bắt buộc kết hối…).

+ Đối với các tổ chức, cá nhân là người không cư trú:

NHNN chỉ cho phép các đối tượng này mở tài khoản ngoại tệ để hạch toán các nguồn thu ngoại tệ từ nước ngoài được chuyển vào chi tiêu tại Việt Nam. Nguồn ngoại tệ này chỉ được sử dụng tại những nơi được phép thu ngoại tệ. Nếu phát sinh các nhu cầu chi tiêu khác tại Việt Nam, chủ tài khoản phải đổi ngoại tệ thành đồng tiền Việt Nam tại các ngân hàng thương mại để sử dụng.

3.3.2. Cơ quan Bộ tài chính

Hiện nay, việc quản lý dự trữ ngoại hối là do hai cơ quan: Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính quản lý. Thực chất, Bộ Tài chính chỉ đóng vai trò như một bộ phận kế

Một phần của tài liệu Thị trường hối đoái việt nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế (Trang 26 - 34)