Các giải pháp khác từ phía Chính phủ

Một phần của tài liệu Tài chính trong xu thế hội nhập quốc tế (Trang 27 - 31)

-Thị trường trái phiếu sẽ tập trung vào các giải pháp đẩy mạnh phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm đảm bảo nhu cầu chi đầu tư và cho an sinh xã hội từ ngân sách nhà nước,

đồng thời khuyến khích doanh nghiệp và địa phương phát hành trái phiếu huy động vốn để

tựđảm bảo nguồn vốn cho các dự án đầu tư.

-Đầu tư của nước ngoài vào TTCK Việt Nam là hình thức thu hút vốn đầu tư gián tiếp vừa tăng cường năng lực của TTTC vừa là trợ lực tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong tương lai thị trường này sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Do vậy cũng cần có chính sách thỏa đáng để thu hút đồng vốn này, bằng việc mở rộng thêm thị phần của vốn nước ngoài trong cơ cấu vốn đầu tư Chứng Khoán ở Việt Nam. Sự

khuyến khích hay hạn chế luồng vốn này trong mỗi giai đoạn tùy thuộc vào chính sách tài chính – tiền tệ của Nhà nước, trong đó chính sách thuế giữ vai trò tác động trực tiếp.

-Phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của nền kinh tế; nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động bảo hiểm;

đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

-Tái bố trí cơ cấu thu – chi của hệ thống NSQG dựa trên cơ sở thực hiện lộ trình giảm thuế phù hợp với đặc điểm kinh tế, không để Ngân Sách thâm hụt lớn do hẫng hụt đột biến làm giảm nguồn thu; đi đôi với điều chỉnh lại thuế suất hàng hóa tiêu thụ nội địa hợp lý, để

khai thác các nguồn lực, ổn định ngân sách, tiếp tục cải cách hệ thống thuế hiện hành; đồng thời điều chỉnh lại các định mức chi và phương hướng chi NS theo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả một cách thiết thực.

-Nguồn vốn từ NSNN, chủ yếu chỉ đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn, động lực và nền tảng theo hướng xác lập một cơ cấu kinh tế hiện đại. Chấm dứt đầu tư vốn NSNN dàn trải và phân phối theo cơ chế “xin cho” đang còn là một hiện tượng không lành mạnh trong quản lý NSNN. Sử dụng vốn ODA cần tập trung vào các công trình trọng điểm, đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng chủ lực nhằm tạo thế phát trtiển đồng bộ của nền kinh tế.

-Chống tham nhũng, lãng phí quyết liệt và có hiệu lực trên mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế – Xã hội và chi tiêu tuỳ tiện công quỹ nhà nước không thể không là biện pháp lành mạnh hóa NSNN trong điều kiện hiện nay.

24 -Phát huy vai trò của các hội, hiệp hội ngành nghề. Cần thống nhất nhận thức rằng đó là các hình thức tổ chức liên kết cộng đồng có tính chất tự nguyện, tự quản của doanh nghiệp, không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm phát huy tính năng động, tính tích cực xã hội của mỗi doanh nghiệp, để thực hiện các mục tiêu, quyền lợi và giá trị chung của từng cộng đồng doanh nghiệp, góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội phát triển bền vững

đất nước. Từ thực tiễn hoạt động của các hội, hiệp hội hiện nay, có hai loại vấn đề cần được quan tâm: (1) một mặt, cần tạo cho các cơ quan công quyền thói quen làm việc và lắng nghe ý kiến của các tổ chức xã hội dân sự, mạnh dạn giao bớt việc cho họ; và (2) mặt khác, cần nâng cao trình độ của các tổ chức này, để ý kiến phát biểu có căn cứ thực tiễn, thể hiện trung thực tâm tư, nguyện vọng của các thành viên, đồng thời thực hiện có hiệu quả những công việc sẽđược chuyển giao.

KT LUN

Hội nhập quốc tế là con đường tất yếu để nền kinh tế của một quốc gia tăng trưởng. Kể từ thời điểm gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam nói chung, tài chính nói riêng đã gặt hái hàng loạt những cơ hội, thời cơ phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Thị trường chứng khoán phát triển, tăng vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp kinh doanh dưới sự hỗ trợ của các gói kích cầu nền kinh tế, hàng loạt công nghệ, kỹ thuật tiên tiến mới được du nhập, ứng dụng cho việc cải tiến sản phẩm, v.v... là những lợi ích không thể chối bỏ của hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, thuận lợi luôn song hành với khó khăn, thời cơ luôn đi đôi với thách thức. Ảnh hưởng từ cơn bão khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường chứng khoán sụt giảm, doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, thị trường tiêu thụ

sản phẩm cạnh tranh ngày càng gay gắt, v.v... là thách thức không nhỏ cho nền tài chính Việt Nam.

Hội nhập quốc tế không phải chỉ năm, mười, hai mươi năm mà là cả quá trình xuyên suốt. Các giải pháp hỗ trợ tài chính không chỉ mang tính chất thời cơ mà phải có lộ trình, có chiến lược để khắc phục và tăng trưởng.

Trên cơ sở hiểu biết còn nhiều hạn hẹp, thiếu sót, tiểu luận của Nhóm 8 – Lớp Cao học K19 Đêm 1 chắc chắn có rất nhiều điều cần góp ý từ phía cô và các bạn đểđề tài càng hoàn thiện hơn.

DANH MC CÁC T VIT TT

WTO :World trade organization – Tổ chức Thương mại thế giới GDP :Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội địa

NHTM :Ngân hàng Thương mại NHNN :Ngân hàng Nhà nước TPCP :Trái phiếu chính phủ TTCK :Thị trường chứng khoán

FPI :Foreign Portfolio Invesment – Đầu tư gián tiếp nước ngoài DNNN :Doanh nghiệp nhà nước

CPI :Customer Price Index – chỉ số giá tiêu dùng NHTW :Ngân hàng Trung ương

NSNN :Ngân sách Nhà nước

NHTMCP:Ngân hàng Thương mại cổ phần TCTD :Tổ chức tín dụng

TTTC :Thị trường Tài chính NSQG :Ngân sách quốc gia

ODA :Offical Development Assistance – Hỗ trợ phát triển chính thức G20 :Diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất (tính theo GDP) và Liên minh Châu Âu

TÀI LIU THAM KHO

1. Dương Thị Bình Minh, Sử Đình Thành (2006) Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, Nxb Thống kê.

2. Đoàn Ngọc Phúc, Những hạn chế và thách thức của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Nghiên cứu kinh tế, số 337 tháng 6/2006

3. Đỗ Đức Minh (2006), Tài chính Việt Nam 2001-2010, NXB Tài chính, TP.Hồ Chí Minh.

4. Sử Đình Thành, Vũ Thị Minh Hằng (2006), Nhập môn Tài chính – Tiền tệ, Nxb ĐHQG Tp.HCM.

5. Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2008-2009: Việt Nam và thế giới

6. Một số trang web: http://www.mof.gov.vn http://www.gso.gov.vn http://vneconomy.vn http://www.saga.vn http://www.taichinh.com http://www.financeasia.com http://www.asianbanker.com ……….

Một phần của tài liệu Tài chính trong xu thế hội nhập quốc tế (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)