Tổ chức thực hiện nghiên cứu phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN NHÓM môn học PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN cập nhật và hiệu đính chương v (Trang 27)

III. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Tổ chức thực hiện nghiên cứu phát triển nông thôn

Tổ chức thực hiện nghiên cứu phát triển nông thôn được gắn liền và đặt trong bối cảnh của quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ. Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ, khuyến khích tạo điều kiện phát triển khoa học công nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định, của pháp luật về quyền tác giả đối với sản phẩm báo chí, xuất bản, bản quyền về sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông; quyền sở hữu trí tuệ các phát minh, sáng chế thuộc các ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ;

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ hợp pháp của nhà nước, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực quyền tác giả, bản quyền sản phẩm, sở hữu trí tuệ theo thẩm quyền;

- Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hộ trong lĩnh vực quyền tác giả, bản quyền, sở hữu trí tuệ cho các ngành, địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và công dân đối với sản phẩm, dịch vụ theo thẩm quyền.

- Cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc các ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi các giấy chứng nhận, chứng chỉ về chất lượng mạng lưới, công trình, sản phẩm và dịch vụ trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

- Quyết định các biện pháp huy động các mạng và dịch vụ, các phương tiện, thiết bị thông tin và truyền thông phục vụ các trường hợp khẩn cấp về an ninh quốc gia, thiên tai, địch họa theo ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Chỉ đạo, điều hành các mạng thông tin chuyên dùng, dùng riêng phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

- Quản lý các chương trình, đề án, dự án đầu tư trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thực hiện thống kê chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của Bộ, phối hợp với Bộ Tài chính lập, tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, tổng hợp kinh phí chi sự nghiệp ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, chi sự nghiệp thông tin (báo chí, xuất bản), của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để Chính phủ trình Quốc hội; quản lý tài sản được giao; quản lý, tổ chức thực hiện và quyết toán ngân sách nhà nước, các nguồn vốn, quỹ theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện quan hệ đối ngoại, hội nhập và hợp tác quốc tế trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

- Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công của ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.

Quá trình tổ chức nghiên cứu phát triển nông thôn cũng tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Nghị định trên. Quá trình nghiên cứu phát triển được thực hiện “dưới hình thức đề tài, dự án, chương trình khoa học và công nghệ” và “dự án khoa học và công nghệ có nội dung chủ yếu tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ; áp dụng, thử nghiệm các giải pháp, phương pháp, mô hình quản lý kinh tế-xã hội”.

Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức xác định và trình Chính phủ duyệt chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học công nghệ, các hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ ưu tiên; các nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu của Nhà nước cùng phương án phân bổ nguồn lực và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ đó.

thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan khác của Nhà nước căn cứ vào hướng khoa học và công nghệ ưu tiên, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu của Nhà nước và căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của bộ, ngành, địa phương, của cơ sở, doanh nghiệp để xác định các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ của bộ, ngành, địa phương mình.

Các tổ chức khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp căn cứ vào phương hướng ưu tiên phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước, nhu cầu xã hội, chức năng được giao và lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ của mình để xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ có thể được giao theo 2 phương thức:

(i)phương thức tuyển chọn; (ii) phương thức giao trực tiếp.

Khi nhiệm vụ nghiên cứu mà nhiều tổ chức, tập thể, cá nhân có khả năng tham gia thì phải giao theo phương thức tuyển chọn. Trong trường hợp này, cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền các cấp phải công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về các nhiệm vụ khoa học và công nghệ dự kiến thực hiện trong năm tài chính tiếp theo, điều kiện, thủ tục để mọi tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn. Sau đó, trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng tuyển chọn, sẽ công bố kết quả tuyển chọn và giao nhiệm vụ cho các tổ chức, cá nhân được tuyển chọn.

Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được giao trực tiếp là các nhiệm vụ khoa học thuộc bí mật quốc gia, đặc thù của an ninh, quốc phòng, một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bách và các nhiệm vụ khoa học và công nghệ mà nội dung chỉ có một số tổ chức khoa học và công nghệ hoặc cá nhân có đủ điều kiện về chuyên môn, trang thiết bị đề thực hiện.

Trong phạm vi nghiên cứu nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chính phủ thành lập và khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập các cơ sở chuyển giao, ứng dụng công nghệ; mở rộng mạng lưới các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, dịch vụ khoa học và công nghệ ở địa phương để cung cấp dịch vụ phù hợp với yêu cầu của nông dân; tăng cường đầu tư thực hiện dự án khoa học và công nghệ, xây dựng một số mô hình thí điểm ứng dụng khoa học và công nghệ trên địa bàn nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, chuyên gia khoa học và công nghệ trong nước và nước ngoài tổ chức ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học và công nghệ tại địa phương; tạo điều kiện về nhà ở và đất ở, phương tiện đi lại, thiết bị, cơ sở làm việc, cho cán bộ khoa học

và công nghệ công tác tại địa phương. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hỗ trợ kinh phí hoặc trợ giá một phần cho nông dân ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và đời sống.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN CHƯƠNG V

1. Vì sao phải nghiên cứu phát triển nông thôn?

2. Những đặc điểm của nghiên cứu phát triển nông thôn?

3. Bình luận về các phương pháp tiếp cận nghiên cứu phát triển nông thôn?

4. Đặc điểm tiếp cận tham dự trong nghiên cứu phát triển nông thôn?

5. Tìm hiểu và bình luận về thực trạng nghiên cứu phát triển nông thôn ở Việt Nam?

6. Chính sách của Nhà nước về nghiên cứu phát triển nông thôn?

7. Sự giống và khác nhau cơ bản của một số phương pháp nghiên cứu phát triển nông thôn đã giới thiệu trong chương và phần phụ lục (Phương pháp nghiên cứu thống kê, PRA và PLA)?

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN NHÓM môn học PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN cập nhật và hiệu đính chương v (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w