0
Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn Khái niệm mâu thuẫn

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT HỌC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN (Trang 26 -26 )

IV. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

a. Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn Khái niệm mâu thuẫn

Khái niệm mâu thuẫn

Quan điểm siêu hình: coi mâu thuẫn là cái đối lập phản lôgic, không có sự thống nhất, không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập.

Ngược lại, phép biện chứng quan niệm, mâu thuẫn để chỉ mối liên hệthống nhất và đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập.

Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính,những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng là

điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Ví dụ: điện tích âm và điện tích dương trong một nguyên tử, đồng hóa và dị hóa của một cơ thể sống, sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động kinh tế...

Tính chất chung của mâu thuẫn

Tính khách quan và phổ biến: bất kỳ sự vật, hiện tượng nào trong tự nhiên, xã hội và tư duy cũng tồn tại, vận động trên cơ sở

các mâu thuẫn nội tại của các mặt đối lập của nó hoặc giữa nó với các sự vật, hiện tượng khác.

Tính đa dạng, phong phú của mâu thuẫn: mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau,

biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau; giữ vị trí vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật. Đó là mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu, đối kháng và không đối kháng...Trong các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khác nhau tạo nên tính phong phú trong sựbiểu hiện của mâu thuẫn.

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT HỌC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN (Trang 26 -26 )

×