KẾT QUẢ MÔ HÌNH CHUỘT BÉO PHÌ THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của dịch chiết từ cây Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum Thunb) (Trang 29)

- Định lượng HDLc.

3.1. KẾT QUẢ MÔ HÌNH CHUỘT BÉO PHÌ THỰC NGHIỆM

Chuột nhắt trắng (Muss musculus) chủng Swiss (khối lượng ban đầu là 18-20g) được chia làm 8 lô:

Lô 1: Cho ăn chế độ bình thường (thức ăn của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương).

Lô 2-8: Cho ăn thức ăn giàu lipid và cholesterol cao như bảng 2.1.

Sau 8 tuần nuôi theo chế độ trên, chúng tôi tiến hành cân trọng lượng chuột. Kết quả sự thay đổi trọng lượng của chuột thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.1.

Bảng 3.1. Trọng lượng trung bình (tính theo gam) của hai nhóm chuột nuôi bằng hai chế độ dinh dưỡng khác nhau.

Lô chuột Ban đầu

Trọng lượng trung bình của các lô chuột sau mỗi tuần Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 TB lô ăn thường 18.36 21.17 24.86 26.48 28.66 33.13 36.76 39.27 42.67 ±0.56 ±0.67 ±0.74 ±0.76 ±0.73 ±0.84 ±0.96 ±0.94 ±1.07 TB lô ăn béo 18.36 23.61 30.28 37.91 43.02 47.95 53.33 58.62 63.37 ±0.57 ±1.03 ±1.26 ±1.76 ±1.73 ±1.74 ±1.79 ±1.86 ±1.96 (**) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*)

Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn sự tăng trọng của các nhóm chuột với 2 chế độ dinh dưỡng khác nhau trong vòng 8 tuần.

Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn sự tăng trọng của các nhóm chuột với 2 chế độ dinh dưỡng khác nhau trong vòng 8 tuần.

Từ bảng 3.1 và đồ thị hình 3.1 chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chuột được nuôi theo chế độ ăn giàu lipid và cholesterol cao có khả năng tăng về trọng lượng lớn hơn rất nhiều so với chuột ăn thường và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê với trị số p < 0.05.

Cụ thể là sau 8 tuần nuôi, chuột nuôi với thức ăn thường trọng lượng cơ thể chỉ tăng thêm 24.31g ứng với 123.02% so với ban đầu, trong khi chuột nuôi với thức ăn có hàm lượng lipid và cholesterol cao trọng lượng cơ thể tăng thêm 45.01g ứng với 229.89% so với ban đầu. Như vậy, chuột ăn thức ăn có hàm lượng lipid và cholesterol cao đã tăng trọng hơn so với chuột ăn thức ăn thường là 20.7 g ứng với 88.04% hay gấp 1,93 lần.

Để đánh giá ảnh hưởng của chế độ nuôi béo đến một số chỉ số lipid trong huyết thanh của chuột vào ngày cuối cùng của thời gian nuôi béo sau khi cho nhịn đói qua đêm, chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên 10 con chuột, lấy máu tổng số

18,36 21,17 24,86 26,48 24,86 26,48 28,66 33,13 36,76 39,27 42,67 18,36 23,61 30,28 37,91 43,02 47,95 53,33 58,62 63,37 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00

Ban đầu Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8

K h i lươ n g (g )

Thời gian nuôi (tuần)

Lô ăn thường Lô ăn béo

và phân tích một số chỉ số hoá sinh. Kết quả được trình bày trong bảng 3.2 và hình 3.2 sau đây.

Bảng 3.2. So sánh một số chỉ số hóa sinh máu giữa chuột ăn thường và chuột ăn béo thực nghiệm.

Lô chuột Các chỉ số lipid (mmol/l) Glucose

(mmol/l)

TC TG HDL-c LDL-c

Lô ăn thường 4.22±0.16 1.06±0.12 1.68±0.08 2.78±0.05 5.67±0.37 Lô ăn béo 5.69±0.22 2.86±0.16 1.07±0.08 4.20±0.25 8.62±0.15 Tỉ lệ tăng, giảm các chỉ số giữa các lô thí nghiệm 1.35↑ Lần 2.69↑ Lần 0.64↓ Lần 1.51↑ Lần 1.52↑ Lần

(Số liệu thể hiện trong bảng là giá trị trung bình của các lô chuột )

4.22 5.69 5.69 1.06 2.86 1.68 1.07 2.78 4.2 5.67 8.62 0 1 2 3 4 5 6 7 8 mmol/l TC TG HDL-c LDL-c Glucose Nhãm ¨n th-êng Nhãm ¨n bÐo

Từ bảng số liệu bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy các chỉ số hóa sinh đã có sự khác biệt rất lớn giữa lô nuôi thường và lô nuôi béo. Cụ thể:

Hàm lượng LDL-c trong máu chuột ăn thức ăn béo là 4,2 mmol/l, tăng 87.19% so với nhóm nuôi thường (2,78 mmol/l) với P < 0.05. Trái lại, HDL-c lại có sụt giảm mạnh, giảm tới 44.08% so với chuột nuôi thường (1.68 mmol/l), với P < 0.05.

Hàm lượng glucose của chuột trong nhóm ăn thức ăn béo là 8.62 mmol/l, tăng 30% so với chuột thường (5.67 mmol/l).

Ở nhóm chuột cho ăn thức ăn béo trong 8 tuần, hàm lượng cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL-c trong huyết thanh đều cao hơn có ý nghĩa thống kê (p< 0.05) so với nhóm ăn bằng thức ăn thường. Hàm lượng cholesterol toàn phần/ triglycerid/ LDL-c/ Glucose trong huyết thanh của nhóm chuột nuôi béo tương ứng tăng gấp1.34; 2.69; 1.51, 1.52 lần so với nhóm chuột nuôi bằng thức ăn thường. Trong khi đó, hàm lượng HDL ở nhóm chuột nuôi bằng thức ăn béo lại giảm ( 0.64 mmol/l lần). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với quy luật thực tế và với nghiên cứu của Srinivasan và cộng sự. Điều đó chứng tỏ chuột ăn các thức ăn có hàm lượng lipid cao thời gian dài rất dễ rối loạn trao đổi lipid và glucid.

Ta có thể giải thích kết quả trên: bình thường 70% tới 75% cholesterol được tạo ra bởi gan; còn lại 20% đến 25% do các loại chất béo từ thức ăn có mỡ động vật và thực vật mang vào cơ thể nhưng khi chuột được ăn thức ăn có thành phần giàu lipid (32%) và cholesterol (1%) hay hàm lượng chất béo quá nhiều, gan không thể chuyển hóa hết được sẽ tạo ra nhiều VLDL và biến thành LDL. Và nếu không đủ HDL để mang chất mỡ xấu LDL đi thì đương nhiên hàm lượng của triglycerid và cholesterol toàn phần trong máu tăng, sự tăng ở đây chủ yếu là do thu nhận từ quá trình tiêu hoá.

Cholesterol tuy cần thiết cho cơ thể vì nó là hợp phần cấu tạo của màng tế bào, của các mô thần kinh, các hormon steroid và quá trình tổng hợp vitamin D, nhưng khi cholesterol máu tăng cao quá mức lại trở thành có hại vì khi đó nó trở thành nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như xơ vữa động mạch, bệnh lý tim mạch,…[3] là những bệnh lý thường gặp ở bệnh nhân béo phì.

TG - Triglyxerid hay mỡ trung tính là thành phần chủ yếu của dầu, mỡ động thực vật. Tế bào của mô hấp thụ triglycerid và tiêu dùng theo nhu cầu, khi dư thừa nó tích tụ trong tế bào và trở thành dạng năng lượng dự trữ trong các mô mỡ nên phần lớn chất béo trong cơ thể được dự trữ dưới dạng Triglyxerid để dùng tạo năng lượng. Trong thời gian dài chuột luôn có chế độ ăn dư thừa triglycerid nên không những trọng lượng tăng mà hàm lượng triglycerid trong máu cũng ứ đọng rất cao. TG cao là nguy cơ độc lập tự nó gây ra bệnh tim mạch, chứng viêm tụy tạng và nếu cùng lúc TG cao, LDL cao và HDL thấp thì sự nguy hiểm càng ra tăng.

Đáng chú ý là sự biến thiên hai chỉ số HDL-c và LDL-c. HDL-c và LDL- c là hai dạng lipoprotein có thành phần giàu cholesterol (lần lượt chứa 18% và ~ 70%) tham gia vào quá trình trao đổi cholesterol của cơ thể theo hai chiều ngược nhau. HDL được mệnh danh là “lipoprotein tốt” vì hoạt động chính của nó là vận chuyển cholesterol dư thừa từ tế bào ngoại vi về gan để đào thải qua đường mật. Trái lại LDL là “lipoprotein xấu” vì nó vận chuyển cholesterol đến mô để tổng hợp steroid, nó rất dễ bị oxy hoá tạo các hạt LDL với kích thước lớn và tỷ trọng thấp - tác nhân gây xơ vữa và làm tắc nghẽn động mạch ở người béo phì, dễ gây nhồi máu cơ tim và đột tử khi gây tắc mạch máu não.

Như vậy với các dẫn liệu trọng lượng cơ thể, các chỉ số mỡ máu tăng cao bất thường ở chuột cùng những hiểu biết về quá trình chuyển hoá trên, chúng tôi có thể kết luận rằng mô hình gây chuột béo phì bằng các chế độ ăn giàu chất béo đã thành công. Chuột béo phì được tiếp tục sử dụng cho những nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của dịch chiết từ cây Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum Thunb) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)