Mô hình được làm từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau Thân máy được làm từ chiếc lồng chim cũ và được bồi giấy màu Các chi tiết khác được

Một phần của tài liệu TẬP HUẤN Ý TƯỞNG TRẺ THƠ (Trang 45)

- Có thể giúp trẻ hướng nghiệp Các bạn nhỏ thích thú khi gặp

Mô hình được làm từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau Thân máy được làm từ chiếc lồng chim cũ và được bồi giấy màu Các chi tiết khác được

làm từ chiếc lồng chim cũ và được bồi giấy màu. Các chi tiết khác được làm từ giấy, bìa, ống hút, que kem, vỏ hộp sữa, dây đồng, đĩa CD hỏng vv...

Vòng 1: Thiết kế - Vẽ tranh

Cầu chống kẹt xe

Đánh giá: Ý tưởng mang tính thực tế rất cao về một vấn đề đang bức xúc tại các thành phố lớn. Tranh vẽ rất đẹp, màu sắc hài hòa, chú thích rõ ràng, bố cục hợp lý.

Ước mơ: Ước mơ về “Cây cầu chống kẹt xe” có bánh xe, chong chóng giúp giải quyết ách tắc giao thông kịp thời để không lãng phí xăng dầu, thời gian, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Cơ chế chuyển động: Cầu có bánh xe, chong chóng nên có thể di chuyển được trên mọi địa hình đến những điểm tắc đường. Tại đó dòng xe cộ sẽ vượt qua điểm ùn tắc bằng cách chạy lên cầu. Ngoài ra các cánh tay linh hoạt của chiếc cầu sẽ vươn ra nâng các xe bị hư, bị tai nạn lên mặt cầu để các xe cứu hộ kéo đi. Các đường dẫn lên cầu có thể nâng lên, hạ xuống rất linh hoạt.

Giải Nhất năm 2009 Phạm Bá Duy

Vòng 2: Thực hiện mô hình – Thuyết trình lần 1

Cầu chống kẹt xe

Nguyên vật liệu sử dụng:

Bạn làm mô hình với nhiều vật liệu tái chế khác nhau: thành cầu được làm bằng vòng mây, thân cầu được làm từ bìa cứng, cánh tay được gấp bằng giấy….Bạn còn khéo léo trang trí, tô mầu cho mô hình thêm sinh động.

Vòng 1: Thiết kế - Vẽ tranh

Máy điện thoại công cộng quyên góp tiền giúp đỡ người nghèo

Ước mơ: Giúp đỡ những người nghèo để trên trái đất này không còn người nghèo, bệnh tật, không còn trẻ em lang thang.

Cơ chế chuyển động: Hệ thống điện thoại ngoài việc giúp mọi người liên lạc còn có thêm chức năng quyên góp tiền. Máy được đặt trên các hè phố, người có lòng hảo tâm sẽ bỏ tiền vào khe, máy sẽ lưu giữ tiền dưới lòng đất và sản xuất thẻ rút tiền tự động để người nghèo đến nhận tiền hàng tháng. Máy hoạt động bằng

năng lượng mặt trời.

Đánh giá: Ý tưởng thể hiện tấm lòng “Lá lành đùm lá rách”, sự quan tâm của các bạn nhỏ đến những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

Giải Nhì năm 2009 Nguyễn Mai Trân

Vòng 2: Thực hiện mô hình – Thuyết trình lần 1

Máy điện thoại giúp đỡ người nghèo

Nguyên vật liệu sử dụng

Bạn sử dụng nguyên vật liệu chủ yếu là xốp và giấy màu, sau đó bạn cắt và vẽ tạo nên những hình thù như mong muốn và dán vào.

Vòng 1: Thiết kế - Vẽ tranh

Máy phát điện hoạt động nhờ hoạt động vui chơi của các bạn học sinh

Ước mơ: Biến sự hoạt động vui chơi của các bạn thành nguồn năng lượng làm hoạt động máy phát điện đặt dưới sân trường tạo ra dòng điện thắp sáng cho trường học.

Cơ chế chuyển động: Khi các bạn vui chơi, hoạt động sẽ tác động lên mặt sân trường, làm cho mặt sân trường chuyển động lên xuống kéo theo thanh răng cưa (được gắn dưới sân trường) chuyển động lên xuống ăn theo khớp vào bánh răng làm cho bánh răng chuyển động, truyền chuyển động qua dây đai đến bánh xe răng của máy phát điện làm máy phát điện hoạt động tạo ra dòng điện. 1 viên pin được lắp đặt để dự trữ năng lượng điện. Khi các bạn ngừng hoạt động. Nhờ viên pin tích trữ năng lượng điện, nên ánh đèn ko bị tắt mà vẫn sáng.

Đánh giá: Ý tưởng độc đáo, có óc quan sát xuất phát từ thực tiễn trường học.

Giải Ba năm 2009

Nguyễn Đoàn Quỳnh Ngọc Lớp 5, TH Võ Thị Sáu, Đắc Lắc

Vòng 2: Thực hiện mô hình – Thuyết trình lần 1

Máy phát điện hoạt động nhờ hoạt động của các bạn học sinh

Nguyên vật liệu sử dụng:

Bạn sử dụng tấm xốp, giấy màu, bóng điện, vỏ bút bi, 4 cái lò xo, tấm kính khung ảnh cũ, bánh xe và các trục lấy trong bộ lắp ghép mô hình kính khung ảnh cũ, bánh xe và các trục lấy trong bộ lắp ghép mô hình lớp 5, bánh răng và thanh răng cưa. Năng lượng để máy phát điện hoạt động là năng lượng hoạt động vui chơi của các bạn.

Một phần của tài liệu TẬP HUẤN Ý TƯỞNG TRẺ THƠ (Trang 45)